Chuyện nợ của bầu Đức

10/11/2016 20:47
10-11-2016 20:47:38+07:00

Chuyện nợ của bầu Đức

Mười năm về trước, Đoàn Nguyên Đức đã trở thành một hình mẫu mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện công ty của ông đang gặp rất nhiều khó khăn để sắp xếp lại các khoản nợ với tổng trị giá lên tới 1.2 tỷ USD sau khi bị tác động nặng nề bởi sự sụt giảm của thị trường bất động sản cũng như giá hàng hóa.


Người đàn ông chắc nịch với hàng ria mép rậm rạp, ông Đức cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên mua sắm phi cơ riêng. Ông gầy dựng nên các đồn điền cao su xuyên biên giới Lào và Campuchia và mua một trang trại ngựa giống. Vào một buổi sáng đẹp trời năm 2009,  trong lúc đang ăn sáng tại thành phố Hồ Chí Minh, ông nói với một phóng viên rằng ông đang để mắt đến 20% cổ phần tại một câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng Arsenal.

Thương vụ này vẫn chưa diễn ra. Và giờ đây, ông Đức đang phải hủy bỏ các kế hoạch khác khi  “chia năm xẻ bảy” hoạt động kinh doanh để cứu vớt chính công ty mình, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG).

Các chuyên gia kinh tế cho rằng các vấn đề của HAGL cũng giống với các công ty khác đang phải vật lộn với hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ tại Việt Nam trong những năm gần đây. Cách ông Đức và những chủ nợ của ông giải quyết cuộc khủng hoảng có thể là một chỉ báo về tốc độ của Việt Nam có thể trở thành bước đột phá kế tiếp trong một câu chuyện tăng trưởng.

Các nhà hoạch định chính sách cũng như các cố vấn Chính phủ cho biết việc tái cấu trúc nợ sẽ là một quy trình khó khăn, một phần là do các lợi ích của HAGL.

Ông Đức đã khởi đầu hoạt động kinh doanh đồ nội thất trong những thập niên 90 và liên tục phủ nhận những lời cáo buộc từ các nhóm môi trường, rằng ông vẫn hoạt động theo đúng quy định để xây dựng xưởng gỗ trước khi chuyển sang trồng cao su và kinh doanh những lĩnh vực khác. Những lời cáo buộc có liên quan đến  việc chiếm dụng đất và cách ông thu hoạch gỗ và phát triển các đồn điền dầu cọ.

Hiện tại, HAGL đã trở thành một trong những công ty lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản lên đến con số 2.27 tỷ USD tính tới thời điểm cuối tháng 6/2016. Doanh thu của công ty đạt mức 163 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2016, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015.

Ông Cao Sĩ Kiêm, cựu thống đốc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cũng là cố vấn của Chính phủ về chính sách kinh tế cho biết: “Mọi người đều muốn cho HAGL vay tiền bởi tập đoàn hoạt động rất tốt và ông Đức cũng có mối quan hệ tốt với các ngân hàng cũng như Chính phủ. Tuy nhiên, tập đoàn này lại mở rộng hoạt động kinh doanh quá nhanh sang các lĩnh vực mà họ không hề có chuyên môn”.

Tính tới thời điểm này, giá cổ phiếu của HAGL đã sụt giảm 60% trong năm 2016 và ông Đức cũng đã bán đi các hoạt động kinh doanh, từ trang trại gia súc cho tới học viện bóng đá, nơi ươm mầm cho những cầu thủ của đội bóng HAGL.

Mọi người đã quá quen với câu chuyện ông đang cố gắng dàn xếp các khoản doanh thu khác, bao gồm doanh thu từ hoạt động mua sắm và khách sạn tại Myanmar.

Tại một cuộc họp với các cổ đông của công ty trong tháng 9/2016, ông Đức cho biết ông dự định bán 80,000 hecta, hoặc nhiều hơn 300 dặm vuông, diện tích cao su tại Lào cho một nhà đầu tư Trung Quốc với giá 355 triệu USD.

Nhìn chung, Việt Nam kỳ vọng nhiều hơn về việc trở thành một khu sản xuất kỹ thuật cao như tập đoàn Samsung Electronics và một trung tâm du lịch đầy phong cách cho những du khách từ khắp thế giới.

Chính phủ Việt Nam cũng đang mời gọi các công ty quan tâm đến việc mua lại một lượng cổ phần lớn trong các công ty nước giải khát lớn nhất Việt Nam. Hai nhà đầu tư tiềm năng bao gồm công ty Anheuser-Busch InBev và Heineken cũng như các công ty  bia Nhật và Thái Lan.

Tuy nhiên, việc thương lượng cứng rắn để khắc phục tình hình tài chính của HAGL có nguy cơ làm hủy hoại hình ảnh của Việt Nam bằng cách thu hút sự chú ý tới các vấn đề nợ của quốc gia.

Bộ phận Dịch vụ Nhà đầu tư của Moody’s cảnh báo rằng nếu Chính phủ Việt Nam lặp lại việc giải cứu Vinashin trong trường hợp của HAGL, thì quan niệm “to lớn thì không thể phá sản” sẽ tiếp tục khuyến khích các ngân hàng cho vay thêm nhiều tiền hơn mức cần thiết và các công ty đi vay nhiều hơn khả năng của họ.

Một vài chủ nợ của công ty cho hay việc Chính phủ hỗ trợ là cần thiết để đưa các công ty hoạt động trở lại – và tạo ra một mô hình về cách giải quyết các khoản nợ đang gây rắc rối cho nền kinh tế Việt Nam.

Ông Cấn Văn Lực, Cố vấn đặc biệt của chủ nợ lớn nhất của HAGL, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho biết: “Sẽ rất khó đề làm sáng tỏ hết tất cả vấn đề và bắt mọi người phải đồng ý hành động theo. Nhưng nếu chúng ta có thể thực hiện được thì sẽ tạo ra một khuôn mẫu mới để giải quyết tất cả các vấn đề về nợ, vốn đang tồn tại trong lĩnh vực tư nhân”.

(Theo The Wall Street Journal)





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tham vọng kế hoạch lãi 2024 tăng 90%, Eximbank chỉ thực hiện được 13% sau quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) cho thấy, Ngân hàng lãi trước thuế chỉ hơn 661 tỷ đồng...

Chủ tịch BAF: Đối thủ cạnh tranh chính là nhỏ lẻ, mảng Food là “sống còn” của tương lai

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ 2024, Chủ tịch BAF Trương Sỹ Bá cho biết Doanh nghiệp xác định mảng Food (nằm trong chuỗi 3F Feed - Farm - Food) là yếu tố cạnh tranh ở tương lai...

VietinBank lãi trước thuế quý 1 hơn 6,210 tỷ đồng, nợ dưới chuẩn gấp 2.7 lần

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) lãi trước thuế hơn 6,210 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so...

Vietjet đặt kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, CTCP hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững...

ĐHĐCĐ Imexpharm: Tăng cổ tức lên 20%, ETC là kênh rất quan trọng

ĐHĐCĐ 2024 của IMP thông qua mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trên mức nền cao kỷ lục của năm ngoái, đồng thời tăng tỷ lệ cổ tức cho cổ đông.

ĐHĐCĐ SIP: Tranh thủ tạo quỹ nhà xưởng cho thuê, cổ tức 2024 tối thiểu 10%

“Hiện nay, những khu công nghiệp có vị trí tốt gần khu vực TPCHM, nhu cầu thuê nhà xưởng là rất lớn. Mặc dù cần một số vốn lớn nhưng có thể khẳng định việc đầu tư...

Quý 1/2024, lãi sau thuế của GELEX Electric tăng 27.7% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, Công ty Cổ phần Điện lực GELEX (mã GEE - GELEX Electric) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 3,720 tỷ đồng, tăng 9%; lợi nhuận sau thuế đạt 116 tỷ...

ĐHĐCĐ TPC: Kế hoạch 2024 lãi sau thuế 8 tỷ đồng, thanh lý bất động sản để bù lỗ

Sáng ngày 26/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Nhựa Tân Đại Hưng (HOSE: TPC) đã thông qua nhiều vấn đề quan trọng, gồm việc bán động sản (BĐS) tại Long An để bù...

GELEX: Bất động sản công nghiệp tiếp tục là điểm sáng trong quý 1/2024

CTCP Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, cho thấy kết quả kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ 2023.

Chủ siêu đô thị The Global City lãi khủng 5.3 ngàn tỷ nửa cuối năm 2023, ôm nợ hơn 102 ngàn tỷ

Sau một năm lỗ hơn 2.9 ngàn tỷ, năm 2023 vừa qua chủ siêu đô thị Sài Gòn Bình An (tên thương mại The Global City) còn lỗ gần 103 tỷ đồng. Kết quả này tương đối bất...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98