Giao thương Mỹ và các đối tác chính sẽ thiệt hại ra sao khi Donald Trump làm Tổng thống?

09/11/2016 16:29
09-11-2016 16:29:38+07:00

Giao thương Mỹ và các đối tác chính sẽ thiệt hại ra sao khi Donald Trump làm Tổng thống?

Cuộc bầu cử lịch sử của Mỹ vừa kết thúc, và Donald Trump đã trở thành Tổng thống. Tuy nhiên, điều này lại ẩn chứa một mối đe dọa không hề nhỏ đối với nền kinh tế, chính trị và vấn đề an ninh trên toàn thế giới, vốn dĩ đã “đâu vào đấy” suốt hơn 70 năm qua, Forbes đưa tin.

Thuế bảo hộ

Kế hoạch thương mại… của ông Trump kêu gọi sử dụng sức mạnh của Mệnh lệnh Hành pháp để áp thuế 45% lên một loạt mặt hàng nhập khẩu đến từ Trung Quốc, 35% lên các mặt hàng được sản xuất ở Mexico và từ 15% đến 45% dành cho bất kỳ quốc gia nào được xem là “thao túng tiền tệ”. Các mục tiêu chính gồm có: Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Hàn Quốc, cùng với Trung Quốc và Mexico, vốn là 5 trong 6 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ.

Các mức thuế bảo hộ này sẽ là bước khởi đầu cho một chuỗi sự kiện “mang tính hủy diệt” mà sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các nhà sản xuất và tiêu dùng cả ở Mỹ và châu Á, và sẽ làm đứt các chuỗi cung ứng,  gây đổ vỡ các mối quan hệ thương mại và cuối cùng là dẫn đến chiến tranh thương mại.

Mỉa mai thay, các cử tri theo chủ nghĩa dân túy của ông Trump sẽ là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các mức thuế bảo hộ thiển cận này vì trong vai trò là người tiêu dùng, họ sẽ có được ít sự chọn lựa hơn và phải chịu giá cao cho các mặt hàng mà họ mua mỗi ngày. Họ sẽ “lãnh hậu quả” khi các cơ hội việc làm liên quan đến xuất khẩu bị giảm xuống.

Chuỗi giá trị bị phá vỡ

Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, nơi không dính dáng gì đến chính trị, ước tính các chính sách thương mại của ông Trump sẽ làm nước Mỹ mất đi 4 triệu việc làm và đẩy quốc gia này vào suy thoái.

Hãy xem mức thiệt hại và đổ vỡ mà một chính sách thương mại bảo hộ sẽ tác động lên các chuỗi cung ứng toàn cầu: chẳng hạn, GE hiện thuê khoảng 125,000 nhân viên ở Mỹ. Các chi nhánh toàn cầu của công ty này đang mang lại việc làm cho hơn 300,000 người, gồm cả ở Trung Quốc và Mexico, là nơi mà công ty sản xuất các bộ phận, linh kiện, và phụ tùng thay thế cho một loạt sản phẩm của họ. Hàng triệu món hàng phải di chuyển qua lại giữa Mỹ, Trung Quốc và Mexico, cùng các quốc gia khác, trước khi một sản phẩm hoàn thiện có thể được “sản xuất” hoàn toàn ở Mỹ. Do đó, các loại thuế bảo hộ có thể giết chết những chuỗi giá trị này.

Kịch bản này sẽ được lặp lại ở các hệ sinh thái doanh nghiệp liên quan đến các công ty con có trụ sở ở Mỹ của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và những công ty đa quốc gia khác. Sẽ có hàng loạt việc làm bị mất đi trong các nhà máy sản xuất trên khắp nước Mỹ, khiến thu nhập trong các lĩnh vực khác có liên quan như dịch vụ, bán lẻ và bất động sản sẽ mất đi.

Thỏa thuận thương mại tự do

Cả ông Trump lẫn bà Clinton đều thề sẽ ngăn chặn việc thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là một bước lùi cho tất cả các mạng lưới kinh doanh, dù đó là ở các nền kinh tế mới nổi ở châu Á như Việt Nam và Malaysia, hay ở những thị trường trưởng thành hơn như Nhật Bản, Mỹ và Singapore. Bà Clinton phát biểu rằng bà sẽ ủng hộ TPP nếu một số phần được đàm phán lại.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng đừng nên tin vào lời nói của bà Clinton vì có thể bà sẽ dành sự quan tâm cho cơ sở hạ tầng trong nước trước khi có thể tập trung vào TPP và những cơ hội tự do thương mại khác.

Ông Trump thì thề sẽ “xé toạc” thỏa thuận TPP và rút nước Mỹ ra khỏi Thỏa thuận Tự do Thương mại bắc Mỹ (NAFTA) cùng những thỏa thuận thương mại lâu đời khác. Thậm chí, ông còn nói “bộ sậu” của mình sẽ xem xét rút nước Mỹ khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), điều mà giới phê bình xem là một trong những phát ngôn nguy hiểm và bất cẩn nhất. Nếu Mỹ, vốn là nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay, rút khỏi WTO thì điều đó sẽ gây bất ổn lên cả hệ thống thương mại quốc tế.

Chiến tranh thương mại

Quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc được xem là quan trọng nhất. Việc áp thuế 45% lên các hàng hóa Trung Quốc không những sẽ tác động xấu đến nền kinh tế vốn đã chậm lại của Trung Quốc mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng đến mối quan hệ Mỹ - Trung, và lan sang những lĩnh vực khác. Và nhiều khả năng sẽ dẫn đến một cuộc chiến thương mại.

Khó mà tưởng tượng được Trung Quốc – hay Nhật Bản, Hàn Quốc, hay thậm chí là Mexico – sẽ không trả đũa bằng các mức thuế của riêng họ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến hàng loạt sản phẩm của Mỹ trị giá hàng trăm tỷ USD và dẫn đến một kết cục không thể tránh được: Bảo hộ thương mại và chủ nghĩa dân túy sẽ làm tổn thương tất cả mọi người./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

S&P nâng triển vọng của Argentina từ “tiêu cực” lên “ổn định”

S&P cho biết khả năng thanh toán nợ của Argentina đã được cải thiện sau khi chính phủ nước này triển khai các biện pháp hoán đổi nợ và bộ chỉ số kinh tế vĩ mô đã...

CEO hãng vận tải biển top đầu thế giới lạc quan hơn về triển vọng kinh tế toàn cầu

Rolf Habben Jansen, CEO của Hapag-Lloyd – hãng vận tải biển lớn thứ 5 thế giới, cho biết ông đã có cái nhìn tích cực hơn về thương mại và nhu cầu trong năm 2024...

S&P: Số công ty vỡ nợ tăng nhanh nhất kể từ khủng hoảng 2008-2009

S&P Global Ratings mới đây cảnh báo tình trạng doanh nghiệp vỡ nợ trên toàn cầu, với số lượng vụ vỡ nợ đã tăng lên 29 vụ kể từ đầu năm nay, mức cao nhất kể từ 2009...

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ muốn mua lại TikTok

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Steven Mnuchin, đã tuyên bố rằng ông đang lập một nhóm nhà đầu tư để mua lại TikTok.

Goldman Sachs dự báo thị trường bất động sản của Mỹ đã chạm đáy

Goldman Sachs Asset Management (GSAM) mới đây đã thông báo về kế hoạch tích cực đầu tư vào thị trường bất động sản thương mại của Mỹ trong năm nay, với quan điểm...

Vàng trở thành lựa chọn hàng đầu của JPMorgan, dự báo có thể lên mốc 2,500 USD

Vàng trở thành lựa chọn hàng đầu của JPMorgan trên thị trường hàng hóa và giá có khả năng chạm mốc 2,500 USD/oz trong năm nay, theo Natasha Kaneva, Trưởng bộ phận...

Một năm sau khi Credit Suisse sụp đổ, ngành ngân hàng châu Âu vất vả phục hồi

Sau cuộc giải cứu của UBS đối với Credit Suisse, các ngân hàng châu Âu đã có sự phục hồi ấn tượng dù có phần mong manh, với mức lợi nhuận kỷ lục và hưởng mức tăng...

Ông trùm đầu cơ Ken Griffin: Fed không cần vội vàng hạ lãi suất để tránh kịch bản thảm họa

Nhà sáng lập quỹ Citadel Ken Griffin cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nên hành động chậm lại trong quá trình hạ lãi suất để tránh kịch bản phải nâng lãi suất...

Tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Các ngân hàng Trung Quốc đang nỗ lực giải cứu tập đoàn bất động sản China Vanke sau khi Moody’s hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của công ty xuống mức "rủi ro cao" vào đầu...

Ngân hàng nhỏ ở Mỹ có thể sụp đổ vì nợ xấu bất động sản thương mại

Các số liệu mới nhất cho thấy tỷ lệ văn phòng trống tiếp tục tăng lên ở Mỹ trong bối cảnh xu hướng làm việc từ xa ngày càng phổ biến. Điều này khiến giá trị của các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98