Kiên Giang: Cần 7,000 tỷ đồng để phát triển nguồn điện đến năm 2020

03/11/2016 13:22
03-11-2016 13:22:13+07:00

Kiên Giang: Cần 7,000 tỷ đồng để phát triển nguồn điện đến năm 2020

UBND tỉnh Kiên Giang đã trình Bộ Công Thương về phê duyệt Dự án Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035 với tổng vốn đầu tư lên đến 7,000 tỷ đồng.

Cụ thể, hợp phần Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV đã được CTCP Tư vấn xây dựng Điện 3 (đơn vị tư vấn lập quy hoạch) hiệu chỉnh theo ý kiến đóng góp của các sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Công ty Điện lực Kiên Giang đã được Thường trực HĐND tỉnh thống nhất thông qua tại Thông báo số 89/TB-HĐND ngày 30/09/2016.

Theo Quy hoạch này, phụ tải điện được tính toán dự báo nhằm đáp ứng đủ nhu cầu điện cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP giai đoạn 2016-2020 đạt 8.5%. Trong các năm 2020, 2025, 2030, 2035, dự báo công suất cực đại Pmax sẽ đạt tương ứng 517.8MW; 751.8MW; 1.060.8MW; 1,413.4MW. Đi cùng với đó, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 11.27%/năm; giai đoạn 2021 - 2025 là 8.25%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 là 7.14%/năm; giai đoạn 2031 - 2035 là 6.11%/năm.

Về khối lượng xây dựng, giai đoạn 2016 - 2020, đối với Trạm 220kV sẽ cải tạo thay 2 máy 125MVA thành 250 MVA cho trạm 220kV Kiên Bình. Đối với đường dây 110kV sẽ xây dựng mới 11 tuyến đường dây với tổng chiều dài 278.3km. Cải tạo 5 tuyến đường dây với tổng chiều dài 149km. Đối với Trạm 110kV sẽ xây mới 6 trạm biến áp tổng dung lượng 265MVA, cải tạo nâng công suất 3 trạm biến áp với tổng dung lượng 160MVA. Đối với đường dây 22kV, xây dựng tổng chiều dài 1,423.7km, cải tạo tổng chiều dài 1,540.1km. Đối với Trạm 22kV, xây mới 1,832 trạm biến áp tổng dung lượng 336.2MVA, cải tạo nâng công suất với tổng dung lượng 32.6MVA. Đối với nguồn cấp điện cho đảo nhỏ, nguồn diesel là 400kW, nguồn điện gió là 500kW.

Trong giai đoạn 202 - 2025, sẽ cải tạo và xây mới các đường dây như đường dây 220kV, đường dây 110kV, trạm 110kV, đường dây 22kV, trạm 22kV. Nguồn cung cấp điện cho các đảo nhỏ giữ nguyên công suất như giai đoạn 2016 - 2025.

Giai đoạn 2026 - 2030, đối với trạm 220kV sẽ cải tạo 2 trạm với tổng dung lượng 750MVA. Đường dây 110kV sẽ xây dựng mới 2 tuyến với tổng chiều dài 17km, cải tạo 2 tuyến 22.3km. Đối với trạm 110kV, xây mới 1 trạm biến áp dung lượng 40MVA, cải tạo 11 trạm với tổng dung lượng 979MVA. Đối với đường dây 22kV, xây dựng mới tổng chiều dài 375km, cải tạo tổng chiều dài 600km. Đối với trạm 22kv, xây mới 2,600 trạm biến áp tổng dung lượng 515MVA, cải tạo nâng công suất với tổng dung lượng 30MVA.

Trong giai đoạn 2031 - 2035, xây mới 1 tuyến đường dây 220kV với tổng chiều dài 2km. Xây mới 1 trạm biến ap 220kV tổng dung lượng 500MVA. Xây mới 4 tuyến đường dây 110kV chiều dài 99km. Xây mới 2 trạm biến áp 110kV, cải tạo nâng công suất 9 trạm biến áp. Đối với trạm 22kV, xây mới 2,650 trạm biến áp với tổng dung lượng 630MVA, cải tạo nâng công suất với tổng dung lượng 50MVA. Đối với nguồn cung cấp điện cho các đảo nhỏ, nguồn diesel và nguồn điện mặt trời đều là 1,000kW.

Về nguồn vốn đầu tư, giai đoạn 2016 - 2020 là 7,223.6 tỷ đồng. Giai đoạn 2021 - 2025 là 8,964.1 tỷ đồng. Giai đoạn 2026 - 2030 là 2,913 tỷ đồng. Giai đoạn 2031- 2035 là 3,668.8 tỷ đồng./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Công Thương thông tin về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 04/05, phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có những chia sẻ về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký quyết định...

Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn

Trong ngành bán dẫn, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho rằng ngày càng nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt là các tập đoàn của Hoa Kỳ đầu tư...

Lý do loạt địa phương giải ngân đầu tư công thấp dưới mức bình quân

Tỉnh Bình Thuận, tỉnh Gia Lai, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh... nằm trong số các địa phương có mức giải ngân đầu tư công năm 2024...

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị khởi tố

Ông Mai Tiến Dũng, cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bị khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam với cáo buộc có sai phạm liên quan một dự án tại Lâm Đồng.

Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đạt...

'Nhiều tập đoàn công nghệ lớn muốn đầu tư ngành bán dẫn tại Việt Nam'

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn toàn cầu muốn đầu tư vào ngành điện tử, chip, bán dẫn tại Việt Nam.

Xây dựng Luật khu công nghiệp: Đón dòng đầu tư chất lượng cao

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết khu công nghiệp là khu vực trọng điểm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy gửi đơn tố cáo hành vi thông thầu ở Ninh Thuận

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận có đơn tố cáo hành vi thông thầu trong đấu giá đất công, gây thất thoát tài sản nhà nước

Doanh nghiệp liên quan vụ bán dự án điện mặt trời cho Trung Quốc, đề xuất làm 2 nhà máy điện gió ở Lâm Đồng

Mới đây, CTCP Đầu tư HLP đề xuất đầu tư xây dựng 2 dự án nhà máy điện gió Tà Năng 1 và Tà Năng 2 tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98