Masan Consumer rục rịch lên UPCoM, cơ hội nào cho NĐT?

09/11/2016 09:52
09-11-2016 09:52:20+07:00

Masan Consumer rục rịch lên UPCoM, cơ hội nào cho NĐT?

Ngày 14/11 tới đây, CTCP Hàng tiêu dùng Masan - Masan Consumer (MSF) sẽ chốt danh sách cổ đông để thực hiện đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM. Điều nhà đầu tư quan tâm có lẽ là mức giá nào cho cổ phiếu MSF và liệu NĐT bên ngoài có thể chen chân?

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp vào tháng 5/2000, MSF là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực mua bán thực phẩm, sản xuất và mua bán đồ uống không cồn và nước khoáng, tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại... Đến nay, thị trường sản phẩm của MSF trải rộng ra Thái Lan, Inland ASEAN, trong đó thị trường chủ lực vẫn là Việt Nam với nhiều nhãn hàng, thương hiệu như Omachi, Chin-su, Kokomi, Vinacafe, Tam thái tử...

Theo số liệu tính đến cuối năm 2015, các sản phẩm của MSF hiện chiếm 65% trong thị phần nước mắm, 71% thị phần nước tương, 25% thị phần mì ăn liền, 43% thị phần tương ớt và giữ 40% thị phần cafe hòa tan. Mặt khác, MSF hiện sở hữu trực tiếp và gián tiếp 10 công ty con và đơn vị thành viên.

Với thị phần lớn cùng sản phẩm đa dạng, hoạt động kinh doanh của MSF đều đặn thu về mỗi năm hàng ngàn tỷ đồng. Năm 2015, MSF ghi nhận mức doanh thu thuần 13,212 tỷ đồng và khoản lãi ròng 2,822 tỷ đồng (giảm 13% so với năm 2014).

Quý 3/2016, MSF có doanh thu thuần 3,297 tỷ đồng cùng với khoản lãi ròng gần 684 tỷ đồng. Theo đó, tổng kết 9 tháng đầu năm, MSF ghi nhận doanh thu 9,100 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, lãi ròng giảm 7% đạt 1,646 tỷ đồng; EPS 9 tháng ở mức 3,177 tỷ đồng.

Tính tới thời điểm 30/09/2016, tổng tài sản của MSF đạt 15,926 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu ở mức 11,203 tỷ đồng với gần 1,587 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Hiện nay, MSF có vốn điều lệ gần 5,382 tỷ đồng, tương đương với hơn 538 triệu cp; trong đó có 18 triệu cp quỹ.

NĐT bên ngoài có thể chen chân?

Quay trở lại thời điểm đầu năm 2016, khi Masan Consumer Holdings lên kế hoạch mua lại 98 triệu cổ phần MSF, nâng sở hữu từ 77.7% lên 96.7%. Theo đó, 600 triệu USD từ khoản đầu tư của Singha Asia Holding Pte Ltd được chuyển vào Masan Consumer Holdings để mua thêm cổ phần của MSF.

* Singha góp vốn lần đầu 650 triệu USD vào Tập đoàn MaSan

Sau đó, từ ngày 25/01 đến 28/01, gần 97.7 triệu cp trong số 98 triệu cp đăng ký mua, đã được giao dịch thỏa thuận thành công. Nguyên nhân không thể thực hiện hết lượng đăng ký là do không đạt được thỏa thuận về giá.

Cùng lúc này, hai quỹ thuộc Kohlberg Kravis Roberts & Co. LP (KKR) là MC Holdings II limited và KKR Ma san Aggregator L.P cũng đã thoái toàn bộ vốn và "rút chân khỏi MSF".

Sau thời gian này, Masan Consumer Holdings vẫn tiếp tục "âm thầm" nâng sở hữu tại MSF. Tính đến ngày 20/09/2016, Masan Consumer Holdings đang là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ lên tới 97.01% vốn, tương đương gần 505 triệu cp, đồng nghĩa trên thị trường tự do chỉ còn lại hơn 15 triệu cp của nhà đầu tư khác.

Với hơn 15 triệu cp còn lại trên thị trường ngoài, sau khi MSF chính thức giao dịch trên UPCoM có thể sẽ tiếp tục gây nên sóng gió không kém so với những cái tên như Habeco, ACV hay Sabeco...

Vào cuối tháng 1/2016, Singha đã chuyển khoản vốn đầu tư 650 triệu USD, bao gồm 50 triệu USD để sở hữu 33.3% cổ phần Masan Brewery và 600 triệu USD để sở hữu 14.3% cổ phần Masan Consumer Holdings. Trong đó, khoản vốn đầu tư 600 triệu USD chuyển vào Masan Consumer Holdings được sử dụng để mua thêm cổ phần của MSF.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lỗ lũy kế hơn 134 tỷ, cổ phiếu L61 sắp bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo hủy niêm yết bắt buộc gần 7.58 triệu cp của CTCP Lilama 69-1 (HNX: L61) từ ngày 17/05.

VGP lại rơi vào diện cảnh báo

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Cảng Rau Quả (HNX: VGP) vào diện cảnh báo, do chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2023 quá 15 ngày so...

Hơn 2.2 triệu cp DPC sẽ bị hủy niêm yết từ 14/05

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 16/04 thông báo toàn bộ hơn 2.2 triệu cp của CTCP Nhựa Đà Nẵng (HNX: DPC) sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 14/05, do lỗ lũy kế...

ELC muốn tạo "mưa" cổ phiếu, nâng vốn điều lệ vượt ngàn tỷ

CTCP Công Nghệ - Viễn Thông Elcom (HOSE: ELC) sắp phát hành 1 triệu cp ESOP, thời gian nhận tiền mua từ 15-24/04/2024. Chưa dừng lại ở đó, ELC còn có kế hoạch tạo...

Liên tục thua lỗ, một công ty thép cùng lúc rơi vào diện cảnh báo và kiểm soát

Ngày 04/04, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thông báo đưa cổ phiếu của CTCP Đại Thiên Lộc (HOSE: DTL) vào diện cảnh báo và kiểm soát từ ngày 11/04, sau khoảng...

Cổ phiếu Nước giải khát Chương Dương giảm kịch sàn trước tin bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) sẽ hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu SCD của CTCP Nước giải khát Chương Dương do lỗ ba năm liên tục và vốn điều lệ âm...

Cổ phiếu POM sẽ bị hủy niêm yết

Cổ phiếu POM sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc do vi phạm quy định về việc nộp báo cáo tài chính kiểm toán.  

Lỗ vượt vốn điều lệ, một cổ phiếu ngành nhựa có nguy cơ bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây thông báo về khả năng hủy bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của CTCP Nhựa Đà Nẵng (HNX: DPC), sau 2 năm Công ty...

SPC vào diện cảnh báo, nối dài chuỗi ngày bị cắt margin

Ngày 20/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Bảo vệ Thực vật Sài Gòn (HNX: SPC) vào diện cảnh báo, đồng thời bổ sung lý do...

Từ 20/03, gần 15.7 triệu cp TKC giao dịch trở lại trên UPCoM, định giá chưa đến 19 tỷ đồng

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo gần 15.7 triệu cp của CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ (TKC) sẽ chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98