Tân Tổng thống Mỹ và ẩn số diễn biến thị trường chứng khoán?

10/11/2016 12:50
10-11-2016 12:50:00+07:00

Tân Tổng thống Mỹ và ẩn số diễn biến thị trường chứng khoán?

Mỹ đã có tân Tổng thống: Tỷ phú Donald Trump

Diễn biến thị trường tài chính tiền tệ thế giới đã trải qua một phiên đầy kịch tính, đặc biệt là trên thị trường châu Á. Mở cửa phiên hôm qua Nikkei 225 còn tăng hơn 200 điểm nhưng đóng cửa lại giảm gần 1000 điểm (hơn 5%). Và rồi sáng nay chỉ số này lại đang tăng trở lại 1000 điểm (hơn 5%).

Người viết cũng đã có chút băn khoăn liệu vùng giá 16,700-17,500 có đủ sức hỗ trợ cho DJIA trước một làn sóng tâm lý bi quan ngày hôm qua? Như đã nhận định trong bài viết “Dow Jones và vùng kháng cự 16,700-17,500?” thì 16,700-17,500 là vùng giá rất đặc biệt, có tính mấu chốt cho xu hướng dài hạn của chỉ số này.

Có lẽ khi xu hướng dài hạn đã được triển khai, không cần phải quá băn khoăn những diễn biến bất thường, nhiều khi chỉ là một tín hiệu nhiễu trong quá trình triển khai sóng, xu hướng.

Với diễn biến thị trường sau khi ông Trump đắc cử, có thể nhận định xu hướng tổng quát trung – dài hạn chưa có sự thay đổi so với nhận định trong bài viết nói trên.

Một câu hỏi có lẽ nhiều người đặt ra: Tại sao thị trường lại có phản ứng kỳ lạ trước và sau khi ông Trump đắc cử? Trong khi buổi sáng hôm qua (giờ châu Á) chỉ số tương lai của DJIA có lúc giảm tới hơn 800 điểm thì đến khi thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa sau ngày bầu cử thìDJIA lại tăng tốt thế? Phải chăng thị trường đã đánh giá lại sau khi ông Trump có bài phát biểu mừng chiến thắng? Thực tế là DJIA đã có diễn biến tốt từ hai phiên trước đó khi bắt đầu tiệm cận vùng 16,700-17,500.

Có lẽ phải đi tìm nguyên nhân ở Fed chăng? Nên nhớ ngoài mục tiệu tăng trưởng kinh tế, công ăn việc làm, lạm phát.. thì giữ ổn định thị trường tài chính cũng là một mục tiêu quan trọng của Fed. Và phải chăng Fed đã có những động thái hay tín hiệu ổn định thị trường?

Trước viễn cảnh còn mơ hồ với việc ông Trump đắc cử, Fed có lẽ sẽ chưa thể triển khai thắt chặt tiền tệ, chưa thể tăng mạnh lãi suất. Và đó sẽ là động lực cho thị trường.

Tuy nhiên, Fed cũng khó có thể giữ lãi suất thấp quá lâu, rồi cũng vẫn phải tăng lãi suất trước áp lực lạm phát cũng như chính sách kinh tế của tân Tổng thống. Như vậy thời điểm phải đặc biệt lưu ý sẽ là 2-3 năm tới. Điều này cũng phù hợp với dự báo trong bài viết “Dow Jones và vùng kháng cự 16,700-17,500”.

Nói thêm về thị trường chứng khoán châu Á, hiện tại Nikkei 225 đang đối diện với vùng kháng cự mạnh 19,000-20,000 và SSEC đang đối diện kháng cự mạnh tại 3,200-3,300. Liệu hai chỉ số này có vượt qua được các vùng kháng cự nói trên? Nếu Fed trì hoãn tăng mạnh lãi suất thì hai chỉ số sẽ có cơ hội vượt qua các vùng kháng cự đó. Trong trường hợp không thể vượt qua, Nikkei 225 có thể sẽ phải trải qua giai đoạn điều chỉnh với mục tiêu sâu nhất là 12,000-12,500. SSEC nếu không giữ được vùng hỗ trợ 2,500-2,700 như nhận định trong bài “Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Xu hướng tăng dài hạn khi nào kết thúc?” thì có thể phải trở về vùng hỗ trợ 1,500-1,700.

Hiện tại người viết vẫn thiên về kịch bản tích cực đối với các chỉ số DJIA, Nikkei 225 và SSEC. Tuy nhiên, chính sách kinh tế của Mỹ thời gian tới khiến cho diễn biến của các chỉ số này trong thực tế vẫn là một ẩn số không dễ đoán định./.







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phố Wall khởi sắc, S&P 500 đứt mạch 3 phiên giảm liền

Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào ngày thứ Hai (18/03), khi Phố Wall hướng về một hội nghị về trí tuệ nhân tạo AI quan trọng và chờ đợi triển vọng chính sách tiền tệ mới...

S&P 500 giảm 2 tuần liên tiếp

Chỉ số S&P 500 giảm điểm vào ngày thứ Sáu (15/03) và ghi nhận 2 tuần giảm liên tiếp, với nhóm cổ phiếu công nghệ chịu áp lực do những lo ngại về lạm phát vẫn là...

Chứng khoán châu Âu lập đỉnh mới trong phiên giao dịch ngày 14/3

Chuyên gia phân tích thị trường nhận định môi trường lãi suất thấp sẽ góp phẩn thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, cũng như tăng trưởng kinh tế, qua đó...

Giảm hơn 100 điểm, Dow Jones đứt mạch 3 phiên tăng liên tiếp

Chỉ số Dow Jones giảm điểm vào ngày thứ Năm (14/03) và đứt mạch 3 phiên tăng liên tiếp, sau khi dữ liệu lạm phát Mỹ nóng hơn dự báo đã khiến lợi suất trái phiếu Mỹ...

Adidas lần đầu báo lỗ sau 3 thập kỷ

Ông lớn giày thể thao Adidas vừa ghi nhận năm lỗ đầu tiên sau hơn 30 năm, đồng thời cảnh báo doanh số ở Bắc Mỹ sẽ tiếp tục giảm vì lượng tồn kho còn quá lớn.

Một hãng xe điện đứng trước bờ vực phá sản, cổ phiếu lao dốc 47%

Cổ phiếu Fisker đã lao dốc 47% trong ngày 14/03, sau khi có thông tin cho biết hãng xe điện này đang cân nhắc việc nộp đơn phá sản.

Chỉ số chứng khoán DAX của Đức có chuỗi tăng kỷ lục dài nhất kể từ năm 2015

Chỉ số DAX, bao gồm 40 tập đoàn niêm yết lớn của Đức, gần đây duy trì xu hướng đi lên mạnh mẽ bất chấp những khó khăn của nền kinh tế Đức nói chung và đang có chuỗi...

S&P 500 và Nasdaq Composite quay đầu giảm

Chỉ số S&P 500 giảm điểm vào ngày thứ Tư (13/03), rút khỏi mức cao kỷ lục đã đạt được trong phiên trước đó, khi cổ phiếu Nvidia hạ nhiệt.

Phố Wall khởi sắc, S&P 500 tăng hơn 1% lập kỷ lục mới

Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào ngày thứ Ba (12/03), sau khi nhà đầu tư tiếp tục theo đuổi những cổ phiếu công nghệ đang bay cao như Nvidia và Meta Platforms.

Dow Jones tăng gần 300 điểm bất chấp CPI mạnh hơn dự báo

Chứng khoán Mỹ tràn ngập sắc xanh khi nhà đầu tư trở lại với các cổ phiếu công nghệ như Nvidia và Meta Platforms. Đà tăng vẫn diễn ra dù Mỹ ghi nhận CPI tháng 2...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98