Giới đầu tư Trung Quốc có gì, muốn gì và sợ gì?

16/01/2017 10:25
16-01-2017 10:25:08+07:00

Giới đầu tư Trung Quốc có gì, muốn gì và sợ gì?

Mặc cho những lời đe dọa về một cuộc chiến thương mại từ Tổng thống đắc cử Donald Trump, giới đầu tư Trung Quốc vẫn đang rất “thèm khát” lĩnh vực công nghệ sinh học của Mỹ và họ có đủ tiền để làm việc đó, Bloomberg đưa tin.

Trong thương vụ thôn tính mới nhất ở lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Tập đoàn Sanpower có trụ sở ở Nam Kinh cho biết họ sẽ mua lại doanh nghiệp chuyên sản xuất thuốc điều trị ung thư của Tập đoàn Dược phẩm Quốc tế Valeant với giá 820 triệu USD.

Đó không phải là trường hợp duy nhất: Các nhà đầu tư mạo hiểm và cá nhân của Trung Quốc cũng đang tìm kiếm những thương vụ khác. Sáng Chủ nhật vừa qua, trong một khách sạn cách sân bay San Francisco không xa, khoảng 250 nhân viên giao dịch và CEO trong lĩnh vực công nghệ sinh học của Mỹ đã có buổi trò chuyện với nhau. Buổi gặp mặt này là do công ty đầu tư CTIC Capital tổ chức, với hy vọng kiếm được “đồng minh” trước khi bắt đầu cuộc gặp gỡ thường niên lớn nhất của ngành, Hội nghị chăm sóc sức khỏe do J.P. Morgan tổ chức, tại Westin St. Francis, San Francisco, trong tuần này.

“Trung Quốc hiện có ‘một núi tiền’ và nhiều công ty đầu tư mạo hiểm mới, nhưng số lượng startup dược phẩm trong nước để đầu tư lại rất hạn chế”, Kevin Chen, đồng sở hữu tại quỹ Sequoia Capital có trụ sở ở Menlo Park, California, cho biết. Quỹ này hiện đầu tư khoảng 1/4 trong số 3 tỷ USD đang quản lý vào lĩnh vực sức khỏe, và đã bắt đầu thành lập các startup ở Mỹ trong năm ngoái nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc, nhằm giúp giới đầu tư thu hẹp khoảng cách.

Làn sóng thôn tính

Giới đầu tư Mỹ đang bắt đầu chú ý. Hội nghị do J.P. Morgan tổ chức có dành hẳn một buổi cho các công ty chăm sóc sức khỏe có trụ sở ở Trung Quốc. Và theo dữ liệu của Bloomberg, năm ngoái, những công ty Trung Quốc đã công bố hoặc hoàn tất các vụ thôn tính xuyên biên giới có giá trị khoảng 8 tỷ USD.

“Cổng đã mở và sẽ không khép lại”, Lan Huang, CEO của Tập đoàn Dược phẩm BeyondSpring, nhà sản xuất thuốc trị ung thư có trụ sở chính ở New York và nhiều văn phòng ở Đại Liên, Trung Quốc, cho biết. Hiện công ty bà đang có kế hoạch phát hành cổ phiếu và đã gặp gỡ giới đầu tư ở cả hai phía.

Hội nghị này diễn ra vào một thời điểm rất quan trọng đối với cả hai quốc gia.

Những lời lẽ mà ông Trump dành cho Trung Quốc đang khiến một số nhà đầu tư lo lắng. Ông hứa sẽ đánh thuế mạnh vào hàng hóa Trung Quốc, còn Trung Quốc cho biết họ đã sẵn sàng tăng cường giám sát đối với các công ty Mỹ.

“Nếu không có dấu hiệu nào rõ ràng cho thấy đầu tư vào Mỹ là an toàn, và công nghệ mới sẽ được mang về Trung Quốc thì điều đó sẽ làm ‘tổn thương’ nhà đầu tư. Thay vào đó, họ có thể sẽ hướng sang Úc hoặc Canada để tìm kiếm sự mới mẻ đó”, Jennifer Hu, đồng sở hữu của quỹ đầu tư Qiming có trụ sở ở Trung Quốc, lên tiếng.

Qiming hiện đang đầu tư khoảng 40% trong 2.7 tỷ USD của mình vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, và đang huy động vốn cho quỹ hoàn toàn đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở Mỹ đầu tiên của mình.

Tuy nhiên, theo Kevin Chen (thuộc quỹ Sequoia Capital), trừ khi có “thay đổi đáng kể” trong chính sách của Mỹ thì giới đầu tư Trung Quốc mới tiếp tục đổ tiền vào lĩnh vực công nghệ sinh học của Mỹ.

Ngoài tầm với

 “Lý do là thiếu công ty Trung Quốc có đủ tiềm lực tài chính. Nhiều công ty đã phát hành cổ phiếu hiện nay là ‘kỳ lân’, có giá hơn 1 tỷ USD – mức giá có thể xem là ngoài tầm với nếu muốn mua lại”, Yanhong Lin, nhà sáng lập và Giám đốc quản lý của CTIC, có trụ sở ở Palo Alto, California, và văn phòng ở Thượng Hải và Nam Kinh, cho biết.

Mặc dù các nhà điều hành Trung Quốc đang trở nên “dễ chịu” hơn trong việc chấp thuận dược phẩm sản xuất trong nước, nhưng Mỹ vẫn được xem là nơi cần phải hướng tới để phát triển.

“Mỹ vẫn đại diện cho công nghệ cao nhất”, CEO Huang của BeyondSpring thừa nhận. “Khi giới đầu tư Trung Quốc đang ngày càng cố gắng suy nghĩ ở mức độ toàn cầu thì cuộc gặp gỡ này là cơ hội của họ”./.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

S&P nâng triển vọng của Argentina từ “tiêu cực” lên “ổn định”

S&P cho biết khả năng thanh toán nợ của Argentina đã được cải thiện sau khi chính phủ nước này triển khai các biện pháp hoán đổi nợ và bộ chỉ số kinh tế vĩ mô đã...

CEO hãng vận tải biển top đầu thế giới lạc quan hơn về triển vọng kinh tế toàn cầu

Rolf Habben Jansen, CEO của Hapag-Lloyd – hãng vận tải biển lớn thứ 5 thế giới, cho biết ông đã có cái nhìn tích cực hơn về thương mại và nhu cầu trong năm 2024...

S&P: Số công ty vỡ nợ tăng nhanh nhất kể từ khủng hoảng 2008-2009

S&P Global Ratings mới đây cảnh báo tình trạng doanh nghiệp vỡ nợ trên toàn cầu, với số lượng vụ vỡ nợ đã tăng lên 29 vụ kể từ đầu năm nay, mức cao nhất kể từ 2009...

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ muốn mua lại TikTok

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Steven Mnuchin, đã tuyên bố rằng ông đang lập một nhóm nhà đầu tư để mua lại TikTok.

Goldman Sachs dự báo thị trường bất động sản của Mỹ đã chạm đáy

Goldman Sachs Asset Management (GSAM) mới đây đã thông báo về kế hoạch tích cực đầu tư vào thị trường bất động sản thương mại của Mỹ trong năm nay, với quan điểm...

Vàng trở thành lựa chọn hàng đầu của JPMorgan, dự báo có thể lên mốc 2,500 USD

Vàng trở thành lựa chọn hàng đầu của JPMorgan trên thị trường hàng hóa và giá có khả năng chạm mốc 2,500 USD/oz trong năm nay, theo Natasha Kaneva, Trưởng bộ phận...

Một năm sau khi Credit Suisse sụp đổ, ngành ngân hàng châu Âu vất vả phục hồi

Sau cuộc giải cứu của UBS đối với Credit Suisse, các ngân hàng châu Âu đã có sự phục hồi ấn tượng dù có phần mong manh, với mức lợi nhuận kỷ lục và hưởng mức tăng...

Ông trùm đầu cơ Ken Griffin: Fed không cần vội vàng hạ lãi suất để tránh kịch bản thảm họa

Nhà sáng lập quỹ Citadel Ken Griffin cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nên hành động chậm lại trong quá trình hạ lãi suất để tránh kịch bản phải nâng lãi suất...

Tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Các ngân hàng Trung Quốc đang nỗ lực giải cứu tập đoàn bất động sản China Vanke sau khi Moody’s hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của công ty xuống mức "rủi ro cao" vào đầu...

Ngân hàng nhỏ ở Mỹ có thể sụp đổ vì nợ xấu bất động sản thương mại

Các số liệu mới nhất cho thấy tỷ lệ văn phòng trống tiếp tục tăng lên ở Mỹ trong bối cảnh xu hướng làm việc từ xa ngày càng phổ biến. Điều này khiến giá trị của các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98