Deutsche Bank: 2 rủi ro có thể làm lật con tàu kinh tế Mỹ

22/02/2017 13:30
22-02-2017 13:30:00+07:00

Deutsche Bank: 2 rủi ro có thể làm lật con tàu kinh tế Mỹ

Dù kinh tế Mỹ đang bước vào năm hồi phục thứ 8 liên tiếp, nhưng liệu điều này có thể tiếp tục trong bao lâu nữa vẫn là một nghi vấn khá lớn, Business Insider đưa tin.

Trong một bức thư gửi khách hàng hôm thứ Sáu, Torsten Sløk, Chuyên gia kinh tế quốc tế hàng đầu của Deutsche Bank, người vẫn luôn lạc quan về kinh tế Mỹ trong thời gian qua, đã đề cập đến 2 điều có thể ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của nền kinh tế hàng đầu thế giới này.

Cả hai vấn đề đều liên quan đến tín dụng tiêu dùng, vốn từng là một trong những rào cản lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ trong suốt đợt suy thoái gần nhất.

“Vào thời điểm này, chúng tôi lo lắng về 2 rủi ro gây suy giảm đối với triển vọng kinh tế Mỹ. Chúng ta đã có một đợt hồi phục rất dài, nhưng chất lượng tín dụng thì ngày càng tồi tệ hơn”, Sløk nói. “Vấn đề là khi một đợt tăng trưởng ‘già’ đi, và lượng tiền dành cho những việc ít đáng được cấp tín dụng cũng tăng cao, thì sẽ dẫn đến kết quả là rủi ro không thể trả được nợ của người đi vay cũng tăng lên”.

Một báo cáo từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Fed) khu vực New York cho thấy khoản nợ của các hộ gia đình tăng lên trong năm 2016 và chỉ còn cách đỉnh nợ năm 2008 khoảng 99 tỷ USD. Theo Wall Street Journal, 2016 là năm chứng kiến mức tăng nợ mạnh nhất trong 1 thập kỷ qua.

Biểu đồ trên cũng cho thấy các trường hợp thanh toán nợ tín dụng trễ hạn tiếp tục tăng lên.

Tuy nhiên những trường hợp trễ hạn nợ thẻ tín dụng chỉ bao gồm một loại nợ tiêu dùng. Báo cáo này cũng cho thấy trong quý 4/2016, tổng số vụ thanh toán nợ trễ hạn là khá ổn định. Các số dư trễ hạn 30 ngày chiếm 1.1% trong tổng các số dư trong quý 4/2016, chỉ cao hơn một chút so với mức thấp nhất của chu kỳ được ghi nhận trong quý 1/2016 là 1%.

Mối lo lắng thứ hai của Sløk là về cách kinh tế Mỹ phản ứng với lãi suất cao hơn. Theo lý thuyết, Fed nâng lãi suất là để làm dịu bớt nhu cầu tín dụng trong một nền kinh tế đang tăng trưởng “nóng”.

Tuy vậy, khi lãi suất vẫn gần mốc 0% và tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức “có thể chấp nhận được”, thì đợt giảm tốc gần đây trong tốc độ tăng trưởng cho vay có thể đã quá nghiêm trọng.

Các ngân hàng đã báo cáo rằng nhu cầu nợ vay thế chấp suy yếu trong quý 4, theo kết quả khảo sát của Giám đốc Tín dụng Cao cấp tại Fed, có thể là do lãi suất thị trường tăng ngay sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Điều này xảy ra ngay cả khi lãi suất liên bang ở mức 0.66%, mức thấp nhất trong lịch sử mà Fed dự định tiếp tục đẩy lên cao hơn nếu nền kinh tế Mỹ không tăng trưởng chậm lại.

“Điểm cốt yếu là chúng ta hiện có một đợt tăng trưởng ‘già’ cùng với các khoản cho vay dễ dàng trong một thời gian dài. Điều này đã dẫn đến việc người tiêu dùng và các doanh nghiệp có chất lượng thấp hơn được cho vay nhiều hơn, rồi khi lãi suất bắt đầu tăng, những người vay có chất lượng thấp hơn này có thể không đủ khả năng thanh toán nợ nần”, Sløk nói.

Câu hỏi quan trọng mà ông nêu thêm là: Liệu số người vay chất lượng thấp hiện có đủ lớn để làm cho nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại hay không.

“Triển vọng thực thi các chính sách ủng hộ tăng trưởng của Tổng thống Donald Trump sẽ có thể hoãn lại khi chúng ta bước vào đợt suy thoái tiếp theo, nhưng rõ ràng là các rủi ro của việc giữ lãi suất ở mức thấp trong thời gian dài hơn vẫn còn đó”, Sløk nêu quan điểm của mình./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các ông lớn Phố Wall chạy đua trên thị trường trái phiếu

Sau khi chinh phục thị trường cổ phiếu, các công ty giao dịch công nghệ cao cuối cùng cũng giành được chỗ đứng trong phân khúc trái phiếu.

Nhật Bản: Đồng yen có thể suy yếu xuống mức kỷ lục của 38 năm trước

Đồng yen của Nhật Bản là “nạn nhân” rõ ràng nhất của sự chênh lệch lãi suất ngày càng lớn giữa Nhật Bản với Mỹ, và thậm chí cả hoạt động đầu cơ.

Các đồng tiền châu Á sắp có tuần tăng giá mạnh nhất trong 2 tháng

Các đồng tiền châu Á sắp ghi nhận tuần tăng tốt nhất trong 2 tháng, khi các nhà hoạch định chính sách ở các nước đẩy mạnh can thiệp để hỗ trợ tỷ giá.

Nikkei: Báo động đỏ về biên lãi ròng của các ngân hàng Trung Quốc

Theo kết quả khảo sát 58 ngân hàng thương mại được niêm yết tại Trung Quốc đại lục và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong của tờ Nikkei, biên lãi ròng của 39 ngân...

Microsoft cam kết đầu tư 1,7 tỷ USD phát triển hạ tầng AI cho Indonesia

Giám đốc Điều hành Microsoft cho biết hãng sẽ sớm xây dựng các trung tâm dữ liệu ở Indonesia, cũng như giúp quốc gia này đào tạo hàng trăm nghìn lao động trong lĩnh...

Hơn 100 cửa hàng KFC tại Malaysia phải đóng cửa

QSR đã thay đổi chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng mang tính Hồi giáo hơn trên trang web của mình, nhưng nhiều người Malaysia vẫn tiếp tục quay lưng với...

Bất động sản Trung Quốc vẫn gặp khó dù tăng cho vay, nới lỏng hạn chế

Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã phải cắt giảm mạnh mẽ lực lượng lao động khi họ phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ ngày càng tăng và doanh số bán hàng sụt...

Nhật Bản: Đồng yen tiếp tục trượt dốc, giảm xuống mức thấp kỷ lục mới

Đồng yen tiếp tục trượt dốc xuống mức thấp kỷ lục khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) ngày 26/4 duy trì lãi suất hiện nay sau cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày.

Thêm một ngân hàng Mỹ phá sản

Trong ngày 26/04, Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo về việc đóng cửa ngân hàng Republic First Bank, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại...

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98