Campuchia: Các tổ chức tài chính vi mô suy nghĩ gì về mức trần lãi suất mới?

30/03/2017 07:00
30-03-2017 07:00:00+07:00

Campuchia: Các tổ chức tài chính vi mô suy nghĩ gì về mức trần lãi suất mới?

Quan chức cấp cao của Hiệp hội Tài chính vi mô Campuchia (CMA), ông Hout Ieng Tong, gần đây cho biết các tổ chức tài chính vi mô (MFI) sẽ không phản đối mức trần lãi suất mới, dự kiến sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/04 tới.

Theo đó, Chủ tịch Hout Ieng Tong của CMA hôm 23/03 cho biết, các MFI sẽ không tìm cách nâng mức trần lãi suất tài chính vi mô lên được bởi vì Chính phủ đã xem xét thấu đáo các vấn đề trước khi đưa ra quyết định.


Trước đó, hôm 13/03, Ngân hàng Quốc gia Campuchia (NBC) đã thông báo quyết định ấn định mức trần lãi suất mới đối với các tổ chức tài chính vi mô, các tổ chức tài chính vi mô nhận tiền gửi (MDI) và các tổ chức tín dụng nông thôn được cấp phép xuống còn 18%/năm nhằm hỗ trợ các hộ nghèo, khống chế tình trạng nợ nần quá nhiều và giảm tỷ lệ nghèo đói.

Theo ông Hout Ieng Tong, NBC và Bộ Tài chính đã đề xuất các giải pháp và cơ chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các MFI trong việc quản lý các vấn đề liên quan đến lãi suất trong hoạt động kinh doanh của họ.

Sau khi mức trần lãi suất mới được công bố, ông Hout Ieng Tong cho biết CMA đã bày tỏ lo ngại về hành động rút vốn của các cổ đông và những nhà cho vay. Tuy nhiên, sau khi diễn ra phiên họp với các nhóm đối tượng này thì mức trần lãi suất hiện không còn là một vấn đề nữa. Bên cạnh đó, các MFI sẽ cố gắng cắt giảm chi phí hoạt động của họ khi áp dụng mức trần lãi suất mới. Ông chia sẻ: “Chúng tôi sẽ cố gắng đầu tư và tăng cường khả năng duy trì thu nhập ở mức cao sau khi áp dụng mức trần lãi suất mới”.

Ông Ieng Tong cho biết thêm, NBC sẽ xem xét các cơ chế mà CMA đã đề xuất để giúp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các MFI.

Khoảng một tuần sau khi NBC thông báo áp mức trần lãi suất 18% đối với tất cả các tổ chức cho vay vi mô, CMA cho biết sẽ yêu cầu NBC xem xét lại mức trần lãi suất này, đồng thời yêu cầu Ngân hàng Trung ương tìm kiếm nguồn vốn nước ngoài để cung cấp các khoản vay tới các MFI.

Khi đó, ông Hout Ieng Tong chia sẻ: “Chúng tôi sẽ yêu cầu sự trợ giúp của NBC nhằm tìm kiếm nguồn tài trợ nước ngoài với lãi suất thấp hơn để cho các MFI vay”.

Theo ông Ieng Tong, nếu các MFI tự tìm nguồn vốn từ nước ngoài thì lãi suất sẽ cao hơn so với nguồn vốn do NBC vay. Theo ông, mức lãi suất vay nước ngoài thông thường từ khoảng 8% đến 10% - gồm cả khoản thuế của Chính phủ - sẽ gia tăng chi phí hoạt động của các MFI và khiến họ gặp khó khăn trong việc cấp các khoản vay vi mô có lãi suất thấp cho người dân. 

Được biết, bộ phân chuyên môn của NBC đã đồng ý hạ hoặc cắt giảm bớt phí cấp phép thường niên cho các MFI và MDI, đồng thời nhất trí hoãn yêu cầu dự trữ đối với các khoản vay nước ngoài, hoãn áp dụng vốn yêu cầu tối thiểu (10%), hoãn yêu cầu dự trữ tiền gửi (8%) và trực tiếp cấp một số khoản vay bằng đồng riel cho các MFI nhằm đảm bảo họ duy trì được mức vốn hợp lý.

Bên cạnh đó, CMA và NBC cũng sẽ tiến hành làm việc với Bộ Kinh tế và Tài chính để giảm thuế nhà thầu (14%) và thuế thu nhập (10%).

Ông Ieng Tong cũng cho biết, những đề xuất trên sẽ được NBC trả lời trong tuần này.

Đề cập đến những đề xuất trên, CEO Sok Voeun của Công ty LOLC (Cambodia) cho rằng việc NBC phê duyệt các đề xuất của CMA có thể giúp các MFI duy trì hoạt động hiệu quả nhờ giảm bớt một số gánh nặng đối với lĩnh vực này.

Chủ tịch Bun Mony của Vithey Microfinance cho rằng mức 18% sẽ không liên quan đến quy mô của các khoản vay cho dù chỉ vay 200 USD hoặc 100,000 USD. Tuy nhiên, theo ông Voeun, với các khoản vay cao hơn 3,000 USD thì mức lãi suất 18% là hợp lý, nhưng với những khoản vay dưới 3,000 USD thì mức lãi suất này có thể gây khó khăn cho các MFI.

Ông Bun Mony cũng chia sẻ thêm, để xây dựng niềm tin cho các cổ đông và phía nhà cho vay, các MFI cần xác định khả năng quản lý hiệu quả của mình bằng cách cắt giảm chi phí hoạt động.

Theo ý kiến của Giám đốc Trung tâm Nghên cứu Chính sách, ông Chan Sophal, mức trần lãi suất cần được xem xét một cách hợp lý. Nếu như các MFI buộc phải cho vay với mức lãi suất thấp hơn thì họ có thể giảm số lượng đối với các khoản cho vay. Bên cạnh đó, mức lãi suất thấp hơn có thể sẽ buộc các MFI có quy mô nhỏ phải đóng cửa. Ông nói: “Chúng ta cần nhìn nhận mọi thứ từ cả hai phía chứ không chỉ riêng đứng trên quan điểm của người đi vay”./.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Campuchia kỳ vọng tăng trưởng kinh tế đạt 6.4% trong năm 2024

Nền kinh tế Campuchia được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6.4% trong năm 2024, tăng so với mức 5.5% ghi nhận trong năm 2023, chủ yếu được thúc đẩy bởi ngành du lịch và...

Campuchia xác định năm 2024 là năm phục hồi kinh tế

Thủ tướng Hun Manet khẳng định Preah Sihanouk là trục kinh tế quan trọng, việc khôi phục và vận hành trở lại công trình tòa nhà cũ, xây dựng dở dang ở đây sẽ thúc...

Dự trữ ngoại hối của Campuchia tăng lên 20 tỷ USD trong năm 2023

Ngân hàng Trung ương Campchia (NBC) gần đây cho biết, dự trữ ngoại hối của nước này trong năm 2023 đạt 20 tỷ USD, tăng 12.3% so với năm 2022, Khmer Times đưa tin.

Du khách quốc tế đến Campuchia tăng 140% trong năm 2023

Cambodia thu hút khoảng 5.43 triệu du khách quốc tế trong năm 2023, tăng mạnh 139.5% so với mức 2.27 triệu du khách vào năm 2022, theo báo cáo của Bộ Du lịch hôm...

Xuất khẩu hàng hóa ngoài ngành may mặc của Campuchia tăng 56% trong năm 2023

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan và Thuế quan Campuchia (GDCE), trong năm 2023, Vương quốc đã xuất khẩu 3,129 triệu USD hàng sản xuất ngoài ngành may mặc, tăng...

Campuchia: Xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và sản phẩm du lịch giảm 12%

Nhu cầu toàn cầu yếu đã khiến xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và sản phẩm du lịch (GFT) của Campuchia ghi nhận xu hướng giảm trong năm vừa qua, Khmer Times đưa tin.

Thương mại Campuchia-Trung Quốc tiếp tục tăng trong năm 2023 dù nhu cầu thế giới giảm tốc

Trong năm 2023 vừa qua, mặc dù nhu cầu toàn cầu sụt giảm nhưng thương mại giữa Campuchia và Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng.

Campuchia xuất khẩu lô gạo đầu tiên sang UAE

Campuchia vừa xuất khẩu lô gạo đầu tiên 60,000 tấn sang Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), mở ra một thị trường mới cho ngành lúa gạo Campuchia, Khmer...

Thương mại quốc tế của Campuchia giảm 1.9% trong năm 2023

Theo dữ liệu thương mại được Tổng cục Hải quan và Thuế quan Campuchia (GDCE) công bố hôm 11/01, tổng kim ngạch thương mại quốc tế của nước này đạt 46.82 tỷ USD...

Yếu tố nào sẽ giúp Campuchia thu hút thêm FDI?

Luật đầu tư mới, các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Trung Quốc và Hàn Quốc, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tình hình hòa bình trong...

Chứng khoán thế giới


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98