Chuyện gì đang xảy ra ở Scotland và ảnh hưởng thế nào đến bảng Anh?

02/03/2017 11:43
02-03-2017 11:43:25+07:00

Chuyện gì đang xảy ra ở Scotland và ảnh hưởng thế nào đến bảng Anh?

Những lo lắng về việc Scotland sẽ tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý lần thứ Hai để đòi lại “độc lập” chủ quyền có thể tác động nặng nề đến đồng bảng Anh (GBP), vốn đã bị đẩy xuống mức thấp vì những quan ngại về sự ra đi của chính vương quốc Anh khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, MarketWatch đưa tin.

Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon

Đồng bảng Anh đã chạm mức thấp nhất trong phiên ngày thứ Hai tại mức 1.2384 USD sau khi một bản tin của Sunday Times cho biết Thủ hiến của Scotland, bà Nicola Sturgeon, đang chuẩn bị kêu gọi một cuộc bỏ phiếu thứ hai về chuyện quốc gia này có nên tách ra khỏi vương quốc Anh hay không.

Bản tin của Sunday Times cho biết, đề xuất cho một cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai sẽ diễn ra vào tháng 3/2017 khi Thủ tướng Anh Theresa May áp dụng Đạo luật 50 để bắt đầu tiến trình Brexit. Vấn đề này đã được Đảng cầm quyền của Scotland đưa ra hồi tuần trước trong một cuộc họp với chính quyền của Thủ tướng May, bản tin cho biết thêm. 

Một cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai sẽ đem lại "rủi ro đáng kể và thật sự" đối với đồng bảng Anh, Ranko Berich, Trưởng bộ phận phân tích thị trường tại Monex Europe, nêu quan điểm.

“Diễn biến giá trong phiên buổi sáng thật thú vị, lý do là vì điều đó cho thấy có khả năng rủi ro chính trị sẽ ảnh hưởng đến đồng GBP nếu nó chủ yếu xoay quanh cuộc trưng cầu dân ý của Scotland và trở thành một lực đẩy chính cho sự giảm giá đối với đồng tiền này, nếu cuộc bỏ phiếu được tổ chức”, ông nói.

Trong cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề độc lập của Scotland năm 2014, người dân của quốc gia này đã bỏ phiếu với tỷ lệ 55% - 45%, ủng hộ việc ở lại với vương quốc Anh, cùng với nước Anh, xứ Wales và Bắc Ireland.

Berich nhớ lại trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu đó, đã có bất đồng lớn về tương lai của đồng GBP và chuyện Scotland có được phép tiếp tục sử dụng đồng tiền này không.

“Có thời điểm, cựu Thủ hiến của Scotland là Alex Salmond đã nói rằng nếu không được tiếp cận đồng GBP, chúng ta sẽ xem điều đó như là một lý do không tham gia vào món nợ chung”, Berich nói.

“Vì thế có những bất đồng tiềm tàng thật sự mà có thể ảnh hưởng rất trực tiếp đến đồng GBP, ngoài trừ sự thật rằng vương quốc Anh sẽ đánh mất một ‘thành phần’ tốt trong vương quốc Anh”, ông nói thêm.

Góp phần gia tăng những lo ngại xoay quanh sự đổ vỡ của một cuộc bỏ phiếu khác về sự độc lập của Scotland là sự bất ổn xoay quanh sự kiện Brexit. Việc luật pháp cho phép Thủ tướng May có thể kích hoạt Đạo luật 50 hiện đang dọn đường cho điều đó được Quốc hội Anh thông qua. Cho tới khi được chấp thuận, không chắc là Chính phủ vương quốc Anh sẽ có thể bắt đầu tiến trình rút lui vào tháng 3 như kế hoạch hay không.

Lãnh đạo Đảng Quốc gia Scotland, bà Sturgeon, từng chỉ trích về việc vương quốc Anh rời khỏi EU. Trong cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề Brexit năm ngoái, Scotland đã có kết quả bỏ phiếu với tỷ lệ áp đảo là 62% - 38%, ủng hộ vương quốc Anh ở lại EU.

“Một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai ở Scotland có thật sự xảy ra hay không vẫn còn là câu chuyện của tương lai. Tuy nhiên, vẫn còn đó những lo ngại, cùng với sự bất ổn về thời điểm và tiến trình ra đi của vương quốc Anh khỏi EU. Các mối lo ngại này sẽ tạo áp lực cho đồng bảng Anh tại lúc này”, Fawad Razaqzada, chuyên gia phân tích thị trường tại Forex.com, viết.

“Do đó, bất kỳ sự tăng giá nào có thể có trong ngắn hạn sẽ tiếp tục được đón nhận bằng sự thận trọng – ngay cả khi mức tăng ấy được sự ủng hộ của các dữ liệu kinh tế tích cực ở vương quốc Anh”, ông nói thêm.

Đồng GBP đã duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm kể từ khi các cử tri ở vương quốc Anh ủng hộ chiến dịch Brexit hồi tháng 6 năm ngoái. Tuy nhiên, Berich cho rằng nhìn chung đồng GBP có khả năng dao động quanh mốc 1.24 USD, và nói rộng hơn, rủi ro chính trị đã mất chút ít khả năng làm suy yếu đồng GBP.

Bà May đang cố gắng đạt được cái gọi là ‘Brexit cứng’, trong đó các doanh nghiệp vương quốc Anh sẽ mất quyền tiếp cận thị trường chung EU.

Về phần mình, Razaqzada tin rằng hầu hết các lo ngại xoay quanh đồng bảng Anh đã được thị trường xem xét và ông kỳ vọng sẽ có sự củng cố hơn quanh các mốc hiện tại “cho tới khi có sự rõ ràng trong các vấn đề Brexit và Scotexit (thuật ngữ chỉ sự ra đi của Scotland)”

Hôm thứ Hai vừa qua, đồng GBP đã hồi phục từ các mức thấp nhất trong những phiên giao dịch trước đó khi nhà đầu tư chuẩn bị cho bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội Mỹ trong ngày thứ Ba (28/02). Những nhận định của ông sẽ được theo dõi sát sao, đặc biệt là thông tin chi tiết về các chính sách tài khóa của chính quyền mới ở Mỹ, điều mà đã khiến cho sự lạc quan ở các thị trường tăng lên.

“Thật vậy, chính ông Trump là người tạo ra rủi ro trực tiếp cho cặp tỷ giá GBP/USD hơn là các cuộc đàm phán Brexit”, Razaqzada nói./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98