Nhựa Tân Đại Hưng – sự nghiệp cả đời của ông Phạm Trung Cang tồn tại ra sao giữa tâm bão?

06/03/2017 10:36
06-03-2017 10:36:14+07:00

Nhựa Tân Đại Hưng – sự nghiệp cả đời của ông Phạm Trung Cang tồn tại ra sao giữa tâm bão?

CTCP Nhựa Tân Đại Hưng (HOSE: TPC) được xem như là sự nghiệp cả đời của ông Phạm Trung Cang, Nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu (ACB), Nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Eximbank (EIB), bởi đây là những gì còn lại của ông sau trận can qua.

Nổi danh với vai trò quan trọng tại hai ngân hàng thuộc tốp đầu của Việt Nam là ACB và Eximbank nhưng nói đến sự nghiệp cả đời của ông Phạm Trung Cang thì phải nhắc đến Nhựa Tân Đại Hưng. Ông Phạm Trung Cang cùng gia đình đã thành lập nên Nhựa Tân Đại Hưng vào năm 1984 khi ông vừa tròn 30 tuổi. Xuyên suốt quá trình hoạt động của Công ty cho đến năm 2012, ông Cang đồng hành với cương vị là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc và sau đó thì tạm nhường chỗ cho con gái Phạm Đỗ Diễm Hương (mới 24 tuổi) do dính đến vụ bê bối gây rúng động thị trường tài chính chứng khoán tại Ngân hàng ACB.

Khựng lại vì biến cố bất ngờ

Nhựa Tân Đại Hưng khởi đầu là một cơ sở sản xuất tư nhân nhỏ chỉ với 5 công nhân, chuyên sản xuất bao bì PP tái sinh cung cấp cho các nhà máy hóa chất, phân bón tại thị trường TPHCM và khu vực lân cận.

Qua 23 năm hoạt động, đến 2007 Công ty đã khuếch đại quy mô lên 104 tỷ đồng và đưa cổ phiếu niêm yết trên HOSE. Ở thời điểm này, TPC không chỉ phân phối trong nước mà còn xuất sang châu Âu, Mỹ, Canada các sản phẩm như bao bì PP, vải địa chất, vải phủ nông nghiệp… Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu của Công ty luôn chiếm trọng yếu trong cơ cấu doanh thu, sản phẩm chủ lực là bao bì.

10 năm lên sàn, TPC tạo đỉnh và tạo đáy kết quả kinh doanh trong 2 năm liên tiếp là 2008 và 2009. Sau năm 2008 báo lỗ đậm 61.6 tỷ đồng do giảm giá hàng tồn kho, thanh lý chứng khoán và giảm giá chứng khoán đã đầu tư; đến 2009 TPC báo lãi đậm 63 tỷ đồng nhờ khoản lợi nhuận từ hoàn nhập dự phòng năm trước 47 tỷ đồng. Trong khi đó, đánh giá tại báo cáo thường niên TPC cho biết các năm này tình hình hoạt động kinh doanh chính tương đối ổn định.

Giai đoạn 2010 – 2011, bất chấp bối cảnh nền kinh tế suy thoái, ngành nhựa vấp phải sự cạnh tranh gay gắt cùng chi phí sản xuất gia tăng, TPC vẫn ghi nhận lãi ròng trên 37 tỷ đồng mỗi năm (chủ yếu đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh bao bì), vượt mạnh kế hoạch đề ra và tăng trưởng hơn gấp đôi so với năm 2009.

Đang “ngon trớn” thì giai đoạn 2012 – 2015, cùng biến cố xảy đến cho vị Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Phạm Trung Cang là kết quả kinh doanh ngày càng đi xuống của Công ty. Ba năm liên tiếp, TPC đặt kế hoạch kinh doanh thụt lùi. Chia sẻ tại các kỳ Đại hội, Ban lãnh đạo nhìn nhận ngành nhựa chịu tác động của khủng hoảng kinh tế muộn hơn các ngành khác, cộng thêm giá cả và chi phí đầu vào tăng vọt làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Đồng thời, để có sự đột phá thì cần phải đầu tư vào máy móc, thiết bị và nghiên cứu sản phẩm mới bởi Công ty đã hoạt động hơn 30 năm, máy móc đã cũ và chi phí bảo trì tốn nhiều nhưng năng suất không cao.

Song những gì TPC làm trong giai đoạn này chỉ là cố gắng giữ vững, ổn định những gì đang có, không mở rộng mới. Hẳn nhiên, kết quả đạt được của TPC đã tụt dốc khá mạnh. Cụ thể, mặc dù doanh thu vẫn duy trì trên 700 tỷ đồng nhưng lợi nhuận thì lùi về mốc 11 tỷ và 10.8 tỷ đồng, bằng chưa đến 1/3 giai đoạn trước đó cho năm 2014 và 2015.

Có muộn để hành động?

ĐHĐCĐ thường niên 2016 đánh dấu bước ngoặt của TPC với việc ông Phạm Trung Cang trở lại HĐQT nhiệm kỳ 2016 – 2020 sau 3 năm vắng bóng. Cũng tại đây, ông Cang đã tuyên bố sẽ tạo bước đột phá mới, tái cấu trúc toàn diện theo chiều sâu, cải tiến máy móc thiết bị.

Điều mà TPC làm được cho đến hiện nay là khắc phục những lãng phí, giảm chi phí sản xuất qua các chương trình cải tiến, thí điểm cơ cấu lương công nhân bám sát hiệu quả sản xuất; qua đó giảm chi phí lưu kho, giảm hàng tồn kho không cần thiết cho sản xuất.

Điều này quả thực đã có tác động tích cực, Công ty ghi nhận doanh thu thuần 702 tỷ đồng trong năm 2016, giảm nhẹ so với năm trước nhưng lãi gộp cải thiện khi tăng trưởng nhẹ 6.5%, đạt 52.1 tỷ đồng. Mặt khác, chi phí tài chính giảm mạnh từ 22.4 tỷ đồng xuống 10 tỷ đồng (nhờ chi phí lãi vay giảm từ 6.5 tỷ xuống còn 3.7 tỷ và lỗ chênh lệch tỷ giá giảm từ 13.3 tỷ xuống 5.2 tỷ) đã góp phần đẩy lãi ròng tăng mạnh gấp đôi năm trước lên 22.3 tỷ đồng.

Ngoài ra, tính đến cuối năm, TPC đã giảm nợ vay ngắn hạn đến 33% (ứng 81 tỷ đồng) xuống 165.5 tỷ, nợ vay dài hạn không đáng kể chỉ 19.4 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ nợ vay trên tổng nguồn của Công ty chỉ ở mức gần 35%. Về mặt tài sản thì Công ty tăng đáng kể tiền mặt cùng hàng tồn kho và giảm khoản phải thu khách hàng.

Trong phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2017, TPC đặt ra mục tiêu tiếp tục giảm chi phí lãi vay, thay đổi cơ cấu sản phẩm (ưu tiên xuất khẩu), đầu tư thêm máy móc thiết bị mới để tăng năng xuất, triển khai lại sản phẩm vải địa kỹ thuật… Đây đều là những mục tiêu mà trước giờ Công ty đưa ra chứ chưa thực sự tạo được đột phá.

Ngành nhựa nói chung trong những năm gần đây thực sự đã có rất nhiều đổi thay, không ít doanh nghiệp nhỏ đã tự bán mình cho nước ngoài do áp lực cạnh tranh quá lớn. Các doanh nghiệp lớn thì tìm đường hợp tác với doanh nghiệp ngoại hay tìm đối tác để hợp nhất, thâu tóm. Dù đi con đường nào đi nữa thì một điều không thể phủ nhận là quy mô những doanh nghiệp này đã tăng rất rất nhiều lần.

Ví như Nhựa Bình Minh (BMP) đã gia tăng vốn chủ sở hữu gần 1,000 tỷ đồng lên 2,383 tỷ đồng (dù vốn điều lệ không hề tăng), Nhựa thiếu niên Tiền Phong (NTP) tăng 1,226 tỷ lệ 1,833 tỷ đồng (vốn điều lệ tăng thêm hơn 300 tỷ đồng) trong suốt 4 năm qua (2013 – 2016); Nhựa Đồng Nai (DNP) thâu tóm Nhựa Tân Phú (TPP) để khuếch trương thị phần; Nhựa Rạng Đông (RDP) mới tăng vốn chủ sở hữu từ 302 tỷ lên 427 tỷ đồng (vốn điều lệ tăng thêm 72 tỷ) để bổ sung vốn xây dựng nhà máy và mua trang thiết bị tại Long An trong năm 2016; Nhựa và Môi trường xanh An Phát (AAA) liên tục huy động vốn từ nhiều nguồn để xây dựng thêm nhà máy mới tấn công các thị trường xuất khẩu và phân khúc sản phẩm mới.

Còn với TPC, trong giai đoạn 2013 – 2016, vốn chủ sở hữu vẫn quanh ngưỡng trên 300 tỷ đồng và tổng tài sản có phần sụt giảm xuống mức 600 tỷ đồng. Hiện nay, Công ty vẫn đang tái cấu trúc nhưng chỉ dựa vào những gì đang có có đủ để phát triển trong một môi trường cạnh tranh gay gắt và có muộn không khi thời điểm này còn chưa có kế hoạch huy động vốn để đầu tư lớn?./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (9)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tham vọng kế hoạch lãi 2024 tăng 90%, Eximbank chỉ thực hiện được 13% sau quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) cho thấy, Ngân hàng lãi trước thuế chỉ hơn 661 tỷ đồng...

Chủ tịch BAF: Đối thủ cạnh tranh chính là nhỏ lẻ, mảng Food là “sống còn” của tương lai

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ 2024, Chủ tịch BAF Trương Sỹ Bá cho biết Doanh nghiệp xác định mảng Food (nằm trong chuỗi 3F Feed - Farm - Food) là yếu tố cạnh tranh ở tương lai...

VietinBank lãi trước thuế quý 1 hơn 6,210 tỷ đồng, nợ dưới chuẩn gấp 2.7 lần

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) lãi trước thuế hơn 6,210 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so...

Vietjet đặt kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, CTCP hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững...

ĐHĐCĐ Imexpharm: Tăng cổ tức lên 20%, ETC là kênh rất quan trọng

ĐHĐCĐ 2024 của IMP thông qua mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trên mức nền cao kỷ lục của năm ngoái, đồng thời tăng tỷ lệ cổ tức cho cổ đông.

ĐHĐCĐ SIP: Tranh thủ tạo quỹ nhà xưởng cho thuê, cổ tức 2024 tối thiểu 10%

“Hiện nay, những khu công nghiệp có vị trí tốt gần khu vực TPCHM, nhu cầu thuê nhà xưởng là rất lớn. Mặc dù cần một số vốn lớn nhưng có thể khẳng định việc đầu tư...

Quý 1/2024, lãi sau thuế của GELEX Electric tăng 27.7% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, Công ty Cổ phần Điện lực GELEX (mã GEE - GELEX Electric) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 3,720 tỷ đồng, tăng 9%; lợi nhuận sau thuế đạt 116 tỷ...

ĐHĐCĐ TPC: Kế hoạch 2024 lãi sau thuế 8 tỷ đồng, thanh lý bất động sản để bù lỗ

Sáng ngày 26/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Nhựa Tân Đại Hưng (HOSE: TPC) đã thông qua nhiều vấn đề quan trọng, gồm việc bán động sản (BĐS) tại Long An để bù...

GELEX: Bất động sản công nghiệp tiếp tục là điểm sáng trong quý 1/2024

CTCP Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, cho thấy kết quả kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ 2023.

Chủ siêu đô thị The Global City lãi khủng 5.3 ngàn tỷ nửa cuối năm 2023, ôm nợ hơn 102 ngàn tỷ

Sau một năm lỗ hơn 2.9 ngàn tỷ, năm 2023 vừa qua chủ siêu đô thị Sài Gòn Bình An (tên thương mại The Global City) còn lỗ gần 103 tỷ đồng. Kết quả này tương đối bất...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98