Ông lớn ngành kem Kido Foods sắp IPO

22/03/2017 15:54
22-03-2017 15:54:14+07:00

Ông lớn ngành kem Kido Foods sắp IPO

CTCP Thực phẩm Đông lạnh Kido - Kido Foods (KDF), công ty con phụ trách mảng thực phẩm đông lạnh của CTCP Tập đoàn Kido (HOSE: KDC) sẽ tiến hành chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 4/2017 tới đây.

Sau khi hoàn tất kế hoạch đại chúng hóa và đưa cổ phiếu KDF lên giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung trong năm 2017, Kido sẽ tiếp tục nắm giữ tỷ lệ chi phối 65% vốn điều lệ tại KDF.

KDF được thành lập vào tháng 7/2003 sau khi Tập đoàn Kido mua lại nhà máy Kem Wall’s từ Unilever. Tại Việt Nam, KDF hiện đang là doanh nghiệp dẫn đầu ngành kem với thị phần khoảng 35% (2016), thế mạnh là các sản phẩm kem que với hai thương hiệu nổi bật Merino (19%) và Celano (13%). Kế đến là Unilever với thương hiệu kem Wall’s và Vinamilk với thị phần khoảng 10%. Ngoài ra còn có các thương hiệu địa phương như Thủy Tạ (9.7%), Tràng Tiền,… và một số dòng kem ngoại nhập từ Hàn Quốc, Thái Lan, New Zealand…

Trước khi chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần vào năm 2016, KDF hoạt động dưới hình thức Công ty TNHH do Tập đoàn Kido sở hữu 100% vốn. Hiện Tập đoàn Kido đang nắm giữ 99.8% vốn điều lệ của KDF. Sau khi hoàn tất kế hoạch đại chúng hóa và đưa cổ phiếu KDF lên giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung trong năm 2017, Kido sẽ tiếp tục nắm giữ tỷ lệ chi phối 65% vốn điều lệ tại Công ty này.

Năm 2015, KDF thực hiện tăng vốn điều lệ từ 69 tỷ đồng lên 176 tỷ đồng và tiếp tục tăng vốn gấp 3 lần lên 560 tỷ đồng trong năm 2016. Công ty cho biết, việc tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính cho kế hoạch đầu tư nhà máy mới cũng như duy trì tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức hợp lý sau khi tăng đột biến trong năm 2015.

KDF đang sở hữu hai nhà máy, bao gồm nhà máy kem Củ Chi và nhà máy Thực phẩm đông lạnh Bắc Ninh với tổng công suất thiết kế là 50 triệu lít/năm, trong đó, công suất kem là 25 triệu lít/năm và công suất sữa chua là 25 triệu lít/năm.

Năm 2016, doanh thu thuần của Công ty tăng trưởng 31%, đạt 1,397 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt 77% và 85% so với cùng kỳ lên mức 176 tỷ và 143 tỷ đồng. Trong năm, KDF đã phát triển thêm được 10,000 điểm bán lẻ, nâng tổng số lên 40,000 điểm trên cả nước.

Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của KDF giai đoạn 2014-2016

Nhằm tận dụng được lợi thế về hệ thống phân phối và kinh nghiệm trong ngành hàng lạnh, KDF cũng đã bắt đầu phát triển mảng thực phẩm đông lạnh với nhiều dòng sản phẩm mới giúp mở rộng đối tượng khách hàng. Năm 2016, KDF đưa vào thử nghiệm sản phẩm bánh bao đông lạnh. Trong tương lai, KDF cho biết sẽ tiếp tục đa dạng các sản phẩm đông lạnh khác như xúc xích, chả giò, các sản phẩm viên (cá, bò, mực, tôm…) nếu hướng mở rộng này thành công.

Sau khi hoàn tất thủ tục chào mua công khai 65% cổ phần Tường An (HOSE: TAC), doanh thu thuần hợp nhất trong quý 4/2016 của Tập đoàn Kido tăng trưởng mạnh gần 80% so với cùng kỳ, lên mức 795 tỷ đồng. Lũy kế cả năm, lợi nhuận gộp của Kido tăng trưởng 37% so với năm 2015 lên mức 880 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 1,490 tỷ đồng, xấp xỉ kế hoạch cả năm (1,500 tỷ đồng), trong đó chủ yếu đến từ lợi nhuận tài chính. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 1,168 tỷ đồng.

Kido hiện còn đang sở hữu 24% vốn tại Vocarimex (UPCoM: VOC) – hiện là cổ đông nắm giữ 27% vốn của TAC sau khi chuyển nhượng 24% cho CTCP Quản lý quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Long (VLFM). Tại ĐHĐCĐ bất thường tổ chức tháng 1/2017 mới đây, Vocarimex đã chấp thuận cho Tập đoàn Kido chào mua thỏa thuận và không phải chào mua công khai cổ phiếu VOC để nâng tỷ lệ sở hữu lên 51% vốn điều lệ.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thoái vốn tại VIMC, MobiFone, VRG: Có thể thu về 50.000 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại 3 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Sau IPO, Chứng khoán DNSE hướng tới mục tiêu vốn hóa 3 tỷ USD

Chiều ngày 18/01/2024, CTCP Chứng khoán DNSE đã tổ chức buổi Hội thảo (Roadshow) cơ hội đầu tư vào DNSE, nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về đợt IPO chào bán...

Thấy gì từ sự kiện IPO của công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên?

Với những nền tảng được xây dựng vững chắc và độc đáo, DNSE một khi niêm yết thành công hứa hẹn sẽ là “tay chơi” có dư địa phát triển khổng lồ trên thị trường chứng...

Chứng khoán DNSE sẽ làm gì sau khi IPO?

IPO thành công sẽ góp phần gia tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao giá trị công ty, đảm bảo lợi ích cho cổ đông, đồng thời mở ra cánh cửa huy động thêm những nguồn...

Chứng khoán DNSE khép lại 5 năm vắng bóng các công ty chứng khoán IPO

Chứng khoán DNSE vừa thông báo sẽ tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng nhằm huy động 900 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán công nghệ đầu...

­Sáng nay, cổ phiếu BCR của BCG Land chính thức lên sàn UPCoM

Sáng ngày 8/12, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần BCG Land trên...

Cổ phiếu BCR của BCG Land sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên UPCoM vào 8/12

Ngày 1/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 460 triệu cổ phiếu mã BCR của Công ty Cổ phần BCG Land sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày...

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Giậm chân tại chỗ vì nhà đầu tư sợ rủi ro

Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhưng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng chậm. Thực trạng này xuất phát từ tâm lý sợ sai của...

Đề xuất bảo vệ nhà đầu tư mua vốn cổ phần hóa

Một số nhà đầu tư phản ánh rất ngần ngại khi mua phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn. Vì vậy, VCCI đề nghị nghiên cứu bổ...

'Nhà đầu tư ngại mua doanh nghiệp cổ phần hóa vì rủi ro pháp lý lớn'

Một số nhà đầu tư mua phần vốn cổ phần hóa qua đấu giá nhưng khi có sai sót nội bộ từ bên bán lại phải hủy giao dịch, trả lại tài sản, theo VCCI.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98