ĐHĐCĐ Vissan: Kế hoạch 2017 tăng 35% thực phẩm tươi sống là "cuộc trả giá căng thẳng"

05/04/2017 13:25
05-04-2017 13:25:23+07:00

ĐHĐCĐ Vissan: Kế hoạch 2017 tăng 35% thực phẩm tươi sống là "cuộc trả giá căng thẳng"

Ông Văn Đức Mười – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vissan chia sẻ "kế hoạch tăng trưởng 35% mảng thực phẩm tươi sống là cuộc trả giá căng thẳng giữa HĐQT và Ban điều hành nhằm đặt áp lực mới cho Công ty để tăng trưởng".

CTCP Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (UPCoM: VSN) đã tổ chức Đại hội thường niên 2017 vào sáng ngày 05/04/2017 tại TPHCM.

ĐHĐCĐ thường niên của CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan – UPCoM: VSN) đã thông qua kế hoạch năm 2017 với định hướng thực phẩm tươi sống tăng 35% lên 30,670 tấn (28,500 tấn thịt heo và 2,170 tấn thịt bò), thực phẩm chế biến tăng 14.5% lên 19,760 tấn. Công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu 4,545 tỷ, tăng 23% và lãi trước thuế là 156 tỷ đồng, tăng 5% so với năm trước.

Chia sẻ tại Đại hội, ông Văn Đức Mười – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vissan cho biết, kế hoạch tăng trưởng 35% mảng thực phẩm tươi sống là cuộc trả giá căng thẳng giữa HĐQT và Ban điều hành nhằm đặt áp lực mới cho Công ty để tăng trưởng.

Nhìn nhận về kế hoạch 2017 của Vissan với tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận không tương đồng (doanh thu tăng 23%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng lợi nhuận là 5%), đại diện Vissan cho biết mức tăng 23% là bình quân chung của Công ty, xét riêng từng mảng hoạt động thì Vissan có kế hoạch tăng trưởng khá ấn tượng. Trong đó, mảng tươi sống chiếm 8-10% quy mô thị trường. Với mảng thực phẩm chế biến, Công ty đặt mục tiêu khôi phục lại thị trường này với phương châm “cái gì của caesar trả lại cho caesar” sau các thông tin về sản phẩm xúc xích trong thời gian trước đây.

Vissan đã đấu giá thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 07/03/2016 với khối lượng đăng ký gấp 5.6 lần và giá đấu giá thành công bình quân đạt 80,053 đồng /cp, gấp 4.7 lần giá khởi điểm.

Ngày 26/03/2016, CTCP Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế (Anco) – một đơn vị thành viên của Tập đoàn Masan (MSN), đã trở thành cổ đông chiến lược của Vissan.

Tại Đại hội, chia sẻ về việc hợp tác với Anco nhằm thực hiện mô hình 3F (Feed – Farm – Food), đại diện Vissan cho biết hiện Công ty và đối tác này vẫn còn thiếu 1F là Feed.

Hiện Vissan giữ 65% thị phần xúc xích, 75% thị phần lạp xưởng, 40% thị phần hàng đông lạnh, 30% thị phần giò chả, 20% thị phần đồ hộp… Công ty cũng sở hữu hệ thống phân phối với hơn 130,000 điểm bán và kế hoạch năm 2017 tăng lên 150,000 điểm bán trên toàn quốc.

Tuy nhiên, chi phí hoạt động của Vissan tăng đáng kể sau khi cổ phần hóa, trong đó chi phí phân bổ lợi thế doanh nghiệp phải thực hiện trong 3 năm (thay vì 10 năm như trước), cộng thêm các chi phí khác (thuê đất, bảo hiểm xã hội…) cũng tăng so với năm trước.

Đại diện của Vissan phân trần, mặc dù tỷ lệ tăng lợi nhuận ở mức 5% nhưng tính theo số tuyệt đối là 41.5 tỷ đồng so với năm trước.

Về dự án di dời và đổi mới công nghệ nhà máy giết mổ và chế biến thực phẩm Vissan được công ty triển khai theo chủ trương của UBND TPHCM. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên công ty nhiều lần gia hạn và hiện phải thuê đất hàng năm tại 420 Nơ Trang Long và phải trả mặt bằng cho Nhà nước bất cứ lúc nào khi có yêu cầu.

Vì thế, Vissan muốn tiếp tục đầu tư dự án này với tổng mức đầu tư 1,587 tỷ đồng gồm cụm công nghiệp chế biến thực phẩm Vissan tại Long An chiếm 1,307 tỷ đồng, văn phòng điều hành và các kho trung chuyển tại KCN Tân Tạo gần 280 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ vốn chủ sở hữu 30% còn lại huy động ngân hàng hoặc các tổ chức khác 70%.

Không chia cổ tức 2016

Về kết quả kinh doanh năm 2016, VSN đạt 3,685 tỷ đồng doanh thu, bằng 92% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế 148 tỷ đồng, vượt 19% kế hoạch. Trong đó, thực phẩm chế biến 17,255 tấn (không đạt kế hoạch), còn thịt bò và thịt heo tương ứng đạt 1,607 tấn và 21,154 tấn (vượt kế hoạch lần lượt là 16% và 11%).

Đối với phương án phân chia lợi nhuận 2016 (lãi trước thuế trong 6 tháng cuối năm 2016 là 54.7 tỷ đồng), Công ty sẽ trích lập các quỹ 51.6 tỷ đồng và lợi nhuận còn lại chuyển sang 2017 là hơn 3 tỷ đồng.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2017, Vissan sẽ trích quỹ đầu tư phát triển 15% lãi sau thuế, quỹ khen thưởng/phúc lợi và thưởng người quản lý (nếu đạt kế hoạch) trích 1.5 tháng lương bình quân thực hiện năm 2017. Tỷ lệ chia cổ tức dự kiến là 7%.

Bên cạnh đó, Đại hội đã thông qua việc miễn nhiệm thành viên HĐQT và Tổng giám đốc đối với ông Văn Đức Mười do đến tuổi nghỉ hưu và theo nguyện vọng cá nhân; miễn nhiệm thành viên BKS đối với ông Nguyễn Kim Khánh và bà Hoàng Thị Kim Phượng để nhận nhiệm vụ mới tại Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra).

Đại hội đã bầu thay thế thành viên HĐQT là ông Huỳnh Văn Giàu – Kế toán trưởng Vissan, Ban kiểm soát là ông Lê Quang Liêm – Chuyên viên phòng KHĐTTC Satra và ông Phạm Hoàng Sơn – Chuyên viên tại Vissan. Đồng thời, ông Nguyễn Ngọc An – Phó Tổng giám đốc sẽ là Tổng giám đốc kế nhiệm tại Vissan.

Chia sẻ bên lề đại hội, ông Văn Đức Mười – Tổng giám đốc Vissan cho biết Satra có lộ trình giảm tỷ lệ nắm giữ tại Vissan và có thể sẽ tiến hành nhanh cho đến năm 2019. Hiện Satra nắm 67.76% vốn, Anco sở hữu 24.9% vốn và Tập đoàn CJ CheilJedang giữ 3.8% vốn của Vissan.

Ông Mười cũng chia sẻ thêm, qua tiếp xúc với Tập đoàn CJ CheilJedang, Tập đoàn này cũng có ý định tăng thêm tỷ lệ sở hữu tại Vissan.

Với nghi ngại xung đột lợi ích giữa các cổ đông, ông Mười cho biết Công ty cũng đề cao việc quản trị xung đột nguồn vốn giữa các đối tác vì mỗi bên tham gia sẽ có những mục đích khác nhau nhằm cân bằng lợi ích của các cổ đông./.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán KAFI đặt mục tiêu tổng tài sản 10,000 tỷ đồng năm 2024, lãi trước thuế 300 tỷ 

CTCP Chứng khoán KAFI (KAFI) công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 với nhiều nội dung.

CEO đặt kế hoạch lãi sau thuế tăng 24%

Dù kết quả kinh doanh năm 2023 không mấy khả quan, Tập đoàn C.E.O vẫn đặt kế hoạch 2024 lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2023.

Chính thức khai trương tổ hợp khoáng nóng Nhật Bản giữa lòng Ecopark, cách hồ Hoàn Kiếm 14km

Tổ hợp khoáng nóng Mori Onsen nằm giữa lòng thành phố xanh Ecopark, rộng 2,000m2, gồm 15 bể tắm khoáng, spa, xông hơi, nhà hàng, bể bơi chính thức khai trương giúp...

ICON4 đã sử dụng hết 320 tỷ đồng của đợt chào bán năm 2022

ICON4 cho hay đã sử dụng hết số tiền 320 tỷ đồng huy động được từ đợt chào bán cách đây hơn 1 năm, trong đó dành 170 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động thực hiện các gói...

Cuộc đua CASA ngân hàng: Từ “thách thức kép” 2023 sang “thuận lợi kép” 2024

Hai tháng đầu năm 2024, mặt bằng lãi suất tiền gửi và cho vay tiếp tục giảm so với cuối năm 2023 khiến các nhà đầu tư thiên về nhu cầu để tiền gửi không kỳ hạn...

VNPT đề nghị công ty con Telvina nâng doanh thu kế hoạch 2024 lên 187 tỷ đồng

Cụ thể, kế hoạch doanh thu năm 2024 của Telvina được đề nghị điều chỉnh tăng từ 186 tỷ đồng lên thành 187.5 tỷ đồng, trong đó doanh thu trong thị trường VNPT sẽ là...

Chứng khoán DNSE đặt kế hoạch lãi sau thuế 2024 gần gấp đôi năm trước

CTCP Chứng khoán DNSE (DNSE) vừa hé lộ kế hoạch kinh doanh năm 2024. Lãi sau thuế mục tiêu tối đa là 445 tỷ đồng, gần gấp đôi năm trước.

Hé lộ chân dung ngân hàng nắm giữ “chìa khóa” tăng trưởng theo cấp số nhân

Các chuyên gia từ tổ chức "Big Four" Deloitte cho rằng “Khả năng giành chiến thắng” (Ability to win) và “Năng lực chuyển đổi” (Capacity for change) là chìa khóa cho...

Novaland sẽ không tham gia phiên tòa vụ án Vạn Thịnh Phát

Ngày 15/03, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HOSE: NVL) có thông báo về việc được Tòa án chấp thuận về việc Công ty không tham gia phiên tòa liên quan đến Tập...

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng "dốc hầu bao" lập công ty phát triển trạm sạc xe điện

Ngày 18/03, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn VINGROUP - CTCP (HOSE: VIC), đồng thời là nhà sáng lập VinFast, công bố thành lập Công ty Phát triển Trạm...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98