Tập đoàn CJ liên tiếp thâu tóm doanh nghiệp Việt

08/05/2017 13:02
08-05-2017 13:02:00+07:00

Tập đoàn CJ liên tiếp thâu tóm doanh nghiệp Việt

Bước chân và Việt Nam từ lâu, nhưng gần đây sự hiện diện của Tập đoàn CJ CheilJedang ngày càng đậm nét khi liên tục thâu tóm các doanh nghiệp Việt Nam mà gần đây nhất là các công ty trong lĩnh vực thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

Khởi nguồn là một nhà sản xuất đường được thành lập vào năm 1953, CJ CheilJedang Corporation (Hàn Quốc) sau đó mở rộng hoạt động qua nhiều lĩnh vực, từ  chế biến thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, thức ăn gia súc và chăn nuôi, công nghệ sinh học, dược phẩm…

CJ CheilJedang đã lập một số công ty tại Việt Nam như CJ Foods Vietnam Co., Ltd trong mảng thực phẩm; CJ-SC Global Milling LLC (cùng góp vốn với Tập đoàn Sumitomo và Công ty bột mì Chiba) trong mảng nguyên liệu thực phẩm; CJ VINA AGRI CO., Ltd (có các nhà máy tại Long An, Vĩnh Long, Hưng Yên và Đồng Nai, Hà Nam và mới đây nhất là nhà máy tại Bình Định vừa khởi công xây dựng và giữa tháng 2/2017) trong mảng thức ăn gia súc và vật nuôi…

Trong những năm gần đây (từ 2014-2016), CJ CheilJedang duy trì tăng trưởng doanh thu trên dưới 10%, đạt hơn 8,940 tỷ won vào 2016. Trong đó đóng góp lớn nhất là mảng thực phẩm hơn với 4,600 tỷ won (cũng tăng trưởng 8-11%), lĩnh vực thức ăn gia súc/vật nuôi chiếm hơn 2,000 tỷ won (tăng 12%). Lợi nhuận (trước thuế, lãi vay và khâu hao – EBITDA) cũng tăng trưởng qua các năm và đạt gần 1,000 tỷ won vào năm 2016, trong đó thực phẩm chiếm 540 tỷ won.

CJ CheilJedang Corporation là đơn vị thành viên của CJ Group – Tập đoàn hoạt động đa nghề gồm thực phẩm, truyền thông, giải trí, phim ảnh…; đã mặt tại Việt Nam từ năm 1998 với một số thương hiệu như Tous les Jours, CGV và SCJ TV Homeshopping.

Tên tuổi của CJ CheilJedang được thị trường chứng khoán Việt Nam chú ý nhiều vào đầu năm 2016 khi tham gia đợt IPO (chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng) lẫn chào bán cho cổ đông chiến lược đối với cổ phần của CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan, UPCoM: VSN) do Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) nắm giữ. Mặc dù mua bất thành trong đợt chào bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược do đặt giá thấp hơn đơn vị thành viên của Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) nhưng CJ CheilJedang cũng đã kịp gom và 3.8% vốn Vissan trong đợt IPO.

Không dừng lại ở đó, CJ CheilJedang vẫn tiếp tục theo đuổi thương hiệu hàng tiêu dùng nổi tiếng của Việt Nam kể trên. Một vị từng là lãnh đạo tại Vissan cho biết tại ĐHĐCĐ thường niên 2017 của Vissan, “qua nhiều lần tiếp xúc, CJ CheilJedang vẫn có ý định tăng sở hữu tại Vissan”. Được biết, Satra có khả năng sẽ thoái vốn tiếp tại Vissan theo lộ trình cho đến năm 2019.

Cũng là thành viên của Satra với những sản phẩm phổ biến trên thị trường đông lạnh như chả giò, há cảo, xíu mại, chạo tôm, bánh xếp... mang thương hiệu “Cầu Tre”, CTCP Chế biến Hàng xuất khẩu Cầu Tre (CauTre) đang trong lộ trình về với CJ CheilJedang.

ĐHĐCĐ bất thường của Cầu Tre tổ chức vào cuối năm 2016 đã bầu bổ sung 4 thành viên vào HĐQT và 1 thành viên vào BKS đều là người của CJ. CJ CheilJedang chính thức công bố nắm giữ hơn 5.5 triệu cp, chiếm 47.33% vốn Cầu Tre khi mua lại 37.3% vốn từ Transewell Enterprises Limited (thuộc VinaCapital – với giá 12.4 triệu USD) và 8.9% vốn từ Quỹ Đầu tư Việt Nam (BVIM). Theo thông tin từ phía VinaCapital, cùng với sự hợp tác của Satra, VinaCapital đã đàm phán được mức giá bán cổ phần Cầu Tre cao gấp 3 lần so với các mức giá trên OTC.

Mới đây, Satra vừa bán đấu giá 2.34 triệu cp, tương ứng 20% vốn Cầu Tre với mức khởi điểm 65,000 đồng/cp. HOSE cũng công bố CJ CheilJedang đăng ký mua toàn bộ 20% vốn trong đợt đấu giá này (tham gia đấu giá còn có Công ty TNHH CJ Foods Việt Nam và hai cá nhân nhưng khối lượng mua ít hơn nhiều). Với kết quả đấu giá một nhà đầu tư đã gom toàn bộ số cổ phần đấu giá với mức 80,000 đồng/cp, có khả năng CJ Cheiljedang Corporation đã nâng sở hữu tại Cầu Tre lên 71% vốn.

Không chỉ đối tác của nhau trong các thương vụ M&A, có thể thấy Satra và CJ CheiJedang đang đồng hành cùng nhau để mở rộng và phát triển lĩnh vực kinh doanh thực phẩm. Vào giữa tháng 9/2016, Satra đã ký hợp tác gia công các sản phẩm đồ uống của CJ CheilJedang tại Việt Nam, CJ CheilJedang sẽ lập khu vực bán hàng trong hệ thống bán lẻ của Satra để giới thiệu các sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc. Còn CJ Freshway – công ty con chuyên về phân phối thực phẩm và dịch vụ thực phẩm thuộc Tập đoàn CJ – cũng chính thức trở thành nhà cung ứng độc quyền của Satra cho các sản phẩm trái cây đặc trưng của Hàn Quốc.

CJ Freshway

Gần đây, theo trang Pulsenews của Hàn Quốc, CJ CheilJedang đã mua lại 64.9% vốn của Công ty TNHH Thực phẩm Minh Đạt với tổng giá trị 15 tỷ won (13.4 triệu USD - khoảng 300 tỷ đồng). Với thương vụ này, CJ CheilJedang có dự định bán các sản phẩm chế biến sẵn (bao gồm cả thịt viên) thông qua Minh Đạt tại các nước khu vực Nam Á. CJ CheilJedang cũng có kế hoạch giới thiệu sản phẩm mới phù hợp với khẩu vị người Việt Nam sau khi hoàn tất thương vụ.

Minh Đạt là công ty được thành lập từ năm 2001 về chế biến thực phẩm, đồ đông lạnh với sản phẩm chính là bò viên, cá viên chiếm thị phần lớn tại Việt Nam với doanh thu năm 2016 đạt 13 tỷ won (260 tỷ đồng).

Ngoài những thương vụ trên, CJ CheilJedang còn ký kết các hợp tác khác trong mảng thực phẩm tại Việt Nam. Cuối năm 2013, CJ CheilJedang ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận để phát triển vùng chuyên canh trồng ớt. Đến giữa tháng 5/2015, CJ CheilJedang và CTCP Việt Nam Food  (VNF) ký kết hợp tác chiến lược về sản xuất và tiêu thụ dịch tôm thủy phân (Shrimp Soluble Extracts hay SSE) - một sản phẩm của VNF - cùng nhiều sản phẩm giá trị gia tăng khác ra ngoài biên giới Việt Nam.

Đó là chưa kể đến những thương vụ mà CJ CheilJedang muốn đặt chân vào nhưng lại thất bại. Mới đây, tại ĐHĐCĐ thường niên của CTCP Hùng Vương (HOSE: HVG), vị lãnh đạo của công ty này chia sẻ rằng, Tập đoàn CJ từng có bàn bạc về việc mua CTCP Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng (VTF) nhưng mức giá đưa ra 250 triệu USD – không như HVG kỳ vọng nên thương vụ không thành công.

Tham vọng của Tập đoàn CJ có lẽ chưa dừng lại ở đó và liệu có doanh nghiệp Việt nào sẽ nằm trong tầm ngắm của CJ nữa hay không? Bởi cũng theo trang Pulsenews, CJ Group sẽ còn chi 5 tỷ won (4.2 tỷ USD) trong 3 năm tới cho các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) nhằm mở rộng hiện diện trên toàn cầu./.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh

Sau khi các hãng hàng không tăng chuyến, giá vé chặng bay vàng Hà Nội - TPHCM bắt đầu hạ nhiệt, giảm một nửa so với đợt sau Tết Âm lịch.

Bắt cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương 

Ngày 26/04, nguồn tin từ Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01), đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Lê Tiến...

Quý 1/2024, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm 2024. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục...

Đốn hơn 400 cây xanh để xây metro số 2: TPHCM trồng số lượng lớn cây thay thế

Thông tin về việc đốn hạ hơn 400 cây xanh làm Metro Bến Thành - Tham Lương, đại diện Sở Xây dựng khẳng định TPHCM sẽ trồng mới cây xanh sau khi hoàn tất việc thi...

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98