Bộ Nông nghiệp lập cục mới mong “giải cứu” nông sản Việt

22/06/2017 08:14
22-06-2017 08:14:33+07:00

Bộ Nông nghiệp lập cục mới mong “giải cứu” nông sản Việt

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chính thức ra mắt Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản hôm 21/6.

Ông Nguyễn Minh Nhạn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) giới thiệu, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản là đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản được quy định theo Quyết định số 1348/QĐ-BNN-TCCB ngày 11/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, đối với Việt Nam, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và ổn định xã hội. Qua 30 năm đổi mới, chúng ta đã chuyển nền nông nghiệp từ thiếu ăn sang đáp ứng đủ nhu cầu lương thực và xuất khẩu. Năm 2016, tổng gia trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 32 tỷ USD, trong đó 10 nhóm ngành hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, chúng ta đang đứng trước 3 thách thức: nền sản xuất vẫn chủ yếu nhỏ lẻ, với trên 10 triệu hộ nông dân, nên năng suất lao động thấp so với khu vực thế giới. Thách thức về biến đổi khí hậu khi Việt Nam là một trong 5 năm nước ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nhất là lĩnh vực nông nghiệp. Về hội nhập, bên cạnh nhiều thị trường, triển vọng, thì thách thức cũng rất lớn.

Trước tình hình đó, theo Bộ trưởng, cần tái cơ cấu ngành theo hướng tập trung, bền vững, theo chuỗi giá trị sâu, thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng dụng công nghệ cao. Ngành cần tổ chức chế biến nông sản, tổ chức thị trường, tổ chức thương mại.

“Hiện nay, khâu chế biến, thị trường chúng ta còn yếu, chuỗi giá trị chế biến còn tách rời sản xuất với thị trường, đây cũng là nguyên nhân xảy ra việc giải cứu hết nông sản này đến nông sản khác”, Bộ trưởng cho biết.

“Thị trường thế giới hiện biến động khôn lường, nhất là thị trường hàng nông sản. Vì thế, việc thành lập Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản có ý nghĩa hết sức quan trọng. Sau khi ra đời, cơ quan này sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp… để tổ chức tốt hơn nữa khâu sản xuất và thị trường với mục tiêu khai thác triệt để thị trường xuất khẩu với 7 tỷ dân và thị trường nội địa với 92 triệu dân”, Vị tư lệnh ngành nông nghiệp nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cũng đánh giá cao vai trò của Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản. Ông nhấn mạnh việc thành lập cục là một việc rất cần thiết thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển thị trường về thị trường nông sản.

Có thể nói, “giải cứu” nông sản là một điệp khúc buồn của ngành nông nghiệp Việt Nam, diễn ra triền miên từ năm nay sang năm khác, chưa tìm ra lối thoát.

Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2017, ngành nông nghiệp liên tiếp trong tình trạng "giải cứu" chuối, "giải cứu" dưa hấu. Đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng, dư thừa lợn đã đẩy nông dân, người chăn nuôi vào bờ vực phá sản.

Trả lời chất vấn của các đại biểu tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá 14,  Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường giải thích, khủng hoảng thịt heo do sản xuất tăng trưởng quá nhanh, khâu chế biến tách lìa với sản xuất.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng cho rằng người nông dân không chỉ trông chờ mỗi Bộ trưởng, mà trông chờ cả hệ thống.

"Phân công cho trưởng ngành nào thì ngành đó phải chịu trách nhiệm đầu tiên, nhưng một mình trưởng ngành không thể làm hết được. Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị", ông Cường lý giải.

http://vneconomy.vn/thoi-su/bo-nong-nghiep-lap-cuc-moi-mong-giai-cuu-nong-san-viet-20170621092515152.htm





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngành sắn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2023

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dự kiến đến năm 2030 diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững đạt 50%. Kim ngạch xuất khẩu sắn và...

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98