TPHCM muốn cơ chế tự chủ trên nhiều lĩnh vực

10/06/2017 15:07
10-06-2017 15:07:07+07:00

TPHCM muốn cơ chế tự chủ trên nhiều lĩnh vực

UBND TPHCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho thành phố được thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố để phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của một đô thị đặc biệt. Ngoài ra, UBND thành phố còn kiến nghị được cơ chế tự chủ trên nhiều lĩnh vực.

Báo cáo tại buổi làm việc của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ sáng nay (10-6) tại TPHCM về đổi mới cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập, Phó chủ tịch UBND thành phố Trần Vĩnh Tuyến cũng nêu kiến nghị Chính phủ phân cấp cho HĐND thành phố được quyết định số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập của thành phố bởi hiện nay, về mặt pháp lý chưa chính thức phân cấp cho HĐND thành phố được quyết định.

Để phát huy hiệu quả hoạt động của các đơn vị tại thành phố, UBND thành phố nêu kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành các nghị định quy định cơ chế tự chủ trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và du lịch, thông tin truyền thông và báo chí.

Thành phố cũng muốn được quyết định tỷ lệ trích nguồn cải cách tiền lương từ nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố, đảm bảo đủ nguồn cải cách tiền lương khi Chính phủ tăng lương theo lộ trình.

Theo báo cáo của UBND thành phố, tổng số đơn vị sự nghiệp công lập tại thành phố tính đến năm 2016 là 1.871 đơn vị với số lượng nhân sự khoảng 119.000 người. Số lượng đơn vị công lập này tăng so với 1.765 đơn vị vào năm 2011.

Trong đó, số đơn vị tự chủ hoàn toàn là 172 đơn vị, 1.516 đơn vị tự chủ một phần và đơn vị do ngân sách nhà nước chi là 183 đơn vị. Ngoài ra còn có các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập gồm hệ thống các bệnh viện, phòng khám, trường học, trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm, công chứng, thừa phát lại, đấu giá, trọng tài thương mại…

Ông Tuyến cho biết thêm sau 10 năm thực hiện chủ trương xã hội hóa dịch vụ công như giáo dục, y tế, giao thông đô thị, thành phố đã huy động được nguồn vốn cho đầu tư phát triển tăng trưởng khá, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế thành phố.

Tuy nhiên, Phó chủ tịch UBND thành phố cũng nhận xét một số hạn chế của cơ chế quản lý và tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn như cơ chế quản lý và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập chưa được đổi mới đồng bộ, tư duy ở một số cán bộ, viên chức trong ngành còn chậm đổi mới, còn trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước …

Về tinh giản biên chế, thành phố đã có kế hoạch tinh giản biên chế trong 7 năm (2015-2021), trong đó xác định tỷ lệ tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu là 10%. Tuy nhiên, kết quả tinh giản biên chế đến nay đạt tỷ lệ còn thấp.

http://www.thesaigontimes.vn/161249/TPHCM-muon-co-che-tu-chu-tren-nhieu-linh-vuc.html





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các...

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông.

Thủy điện có còn dư địa để phát triển hay sẽ sớm bị thay thế?

Theo các chuyên gia năng lượng, với nguồn thủy điện dồi dào, Việt Nam có thể tiếp tục khai thác tối đa với tổng công suất đạt từ 30.000-38.000MW và điện năng có thể...

Người Việt Nam đánh giá cao du lịch bền vững

Hầu hết du khách Việt Nam được khảo sát đều đồng ý du lịch bền vững rất quan trọng và mong muốn hành trình của mình thân thiện với môi trường hơn trong năm tới.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon, quản lý các chương trình, dự án, hoạt...

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng kháng cáo

Sau khoảng hơn 1 tháng xét xử sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã nhận được đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Những điểm đáng chú ý trong Dự thảo về Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp

Dự thảo Nghị định DPPA tập trung vào việc mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua đường dây truyền tải riêng; giữa đơn vị phát điện và...

Thị trường tín chỉ carbon TP.HCM và những câu hỏi

Nắng nóng bao vây con người mọi lúc mọi nơi. Chưa bao giờ mà người dân khắp cả nước trải qua một kỳ nghỉ lễ 30/04-01/05… cháy bỏng như năm nay. Điều này đã thật sự...

4 tháng đầu năm 2024, cả nước mới giải ngân vốn đầu tư công hơn 115,000 tỷ đồng

Bộ Tài chính vừa có báo cáo về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tháng 3, ước thực hiện 4 tháng kế hoạch năm 2024.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu Quốc hội đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98