Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ xuống thấp nhất kể từ năm 2001

02/06/2017 23:05
02-06-2017 23:05:07+07:00

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ xuống thấp nhất kể từ năm 2001

Thị trường việc làm của Mỹ có thể đã đánh mất đà tăng, CNNMoney cho hay.

Nền kinh tế Mỹ chỉ tạo thêm 138,000 việc làm trong tháng 5/2017, thấp hơn mức 174,000 việc làm trong tháng 4/2017 và thấp hơn cả dự báo của các chuyên gia kinh tế.

“Thất vọng”, Lynn Reaser, Chuyên gia kinh tế tại Đại học Point Loma Nazarene ở California, cho biết. “Nền kinh tế vẫn tăng trưởng nhưng thị trường việc làm thì lại đánh mất đà tăng”.

Dẫu vậy, tỷ lệ thất nghiệp vẫn rơi xuống mức 4.3% trong tháng 5 vừa qua, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2001. Ngay sau cuộc Đại Suy thoái kết thúc vào tháng 6/2009, tỷ lệ thất nghiệp đã chạm đỉnh 10%.

Ngày càng nhiều người Mỹ đã ngừng tìm kiếm việc làm, trong khi số lượng người có việc làm cũng giảm sút.

Dù vậy, vẫn còn một số thông tin tốt đối với nền kinh tế Mỹ. Người Mỹ đang kiếm được nhiều tiền hơn và tiền lương cũng tiếp tục tăng. Thu nhập mỗi giờ tăng 2.5% trong suốt 12 tháng vừa qua.

Các chuyên gia có các quan điểm trái chiều về báo cáo việc làm tháng 5. Một số cho rằng tăng trưởng việc làm đã chậm lại sau 3 năm tăng trưởng liên tiếp và khi tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh.

Một số khác lại nói rằng tăng trưởng việc làm chậm chạp trong tháng 5 chưa phải là tất cả. Các số liệu thống kê hàng tháng về việc làm có thể biến động – và chúng luôn được xem xét lại. Các thước đo khác – như số lượng người đăng ký bảo hiểm thất nghiệp lần đầu – đang cho thấy thị trường việc làm đang trong tình trạng khỏe mạnh.

“Tôi không nghĩ có bất kỳ lý do nào để kỳ vọng hoạt động tuyển dụng đã chững lại”, ông Jim O'Sullivan, Chuyên gia kinh tế trưởng tại công ty nghiên cứu High Frequency Economics, cho hay. “Đây chỉ là một phần của sự biến động lên xuống hàng tháng mà thôi”.

Cho tới thời điểm này của năm 2017, nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm 810,000 việc làm. Kể từ tháng 2/2017 sau khi Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ, số lượng việc làm tại Mỹ tăng thêm 594,000 việc làm.

Tuy nhiên, có nhiều yếu tố đang ảnh hưởng đến các quyết định tuyển dụng, như chi tiêu tiêu dùng và lãi suất thị trường.

Lượng việc làm trong lĩnh vực năng lượng là điểm nhấn trong ngày thứ Sáu sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi hiệp định về biến đổi khí hậu Paris. Ông Trump cho biết hiệp định trên sẽ tác động tiêu cực đến người lao động Mỹ.

Ngành khai thác than đá có thêm 400 việc làm trong tháng 5/2017. Còn ngành sản xuất công nghiệp mất 1,000 việc làm và ngành xây dựng có thêm 11,000 nhân viên mới. Ngành y tế và dịch vụ kinh doanh dẫn đầu trong tháng 5 với việc có thêm 24,000 việc làm và 38,000 việc làm.

Các con số về thị trường việc làm có lẽ đã dọn đường để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2017. Trong tuần trước, các quan chức Fed cho biết một đợt nâng lãi suất có thể xảy ra nếu nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng.

Mặc dù báo cáo việc làm trong ngày thứ Sáu thấp hơn dự báo của các chuyên gia kinh tế, nhưng một số cho rằng vẫn đủ để Fed thực hiện nâng lãi suất trong vài tuần tới.

“Tôi không nghĩ báo cáo hôm nay sẽ thay đổi suy nghĩ của Fed", Andrew Chamberlain, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Glassdoor.

Sau khi báo cáo việc làm được công bố, các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ đã xóa bớt đà tăng hồi đầu phiên. Tính tới lúc 11h (giờ Việt Nam), chỉ số Dow Jones tương lai tiến 41 điểm, chỉ số S&P 500 tương lai cộng 3 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 14.5 điểm

Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đồng USD – thước đo diễn biến đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác – lùi 0.43% xuống 96.78./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98