Các ông lớn công nghệ thống trị bảng xếp hạng thương hiệu giá trị nhất thế giới

04/07/2017 20:00
04-07-2017 20:00:00+07:00

Các ông lớn công nghệ thống trị bảng xếp hạng thương hiệu giá trị nhất thế giới

Chỉ có 3 thương hiệu đứng vững trong bảng xếp hạng từ năm 2006 đến 2017 là Microsoft, Google và IBM

Tháng 6 vừa qua, các cổ phiếu công nghệ Mỹ có thể ghi nhận thành quả tồi tệ nhất trong 7 tháng, nhưng chúng vẫn là những thương hiệu hàng đầu trên thế giới, MarketWatch đưa tin.

Bảng xếp hạng mới nhất từ Kantar Millward Brown (KMB) của WPP cho thấy những thương hiệu có giá trị nhất trên thế giới phần lớn là các công ty công nghệ, và những thương hiệu từ Mỹ.

Đây là  2 năm liên tiếp Google giữ vị trí thương hiệu đáng giá hàng đầu với giá trị 245.6 tỷ USD, kế đó là Apple với 234.7 tỷ USD và Microsoft với 143.2 tỷ USD. Trong khi đó, Amazon xếp hạng thứ 4 với tổng giá trị tăng 41% lên 139.3 tỷ USD. Còn Facebook đã giữ vị trí thứ 5 2 năm liên tiếp với 129.8 tỷ USD và AT&T rớt 2 bậc xuống hạng 6 với 115.1 tỷ USD.

Visa đứng hạng 7 với 111 tỷ USD. Còn Tencent Holdings – công ty internet Trung Quốc và cũng là thương hiệu ngoài nước Mỹ đầu tiên lọt vào top 10 kể từ năm 2013 – đứng hạng 8 với 102.1 tỷ USD. Công ty tiên phong của Thung lũng Silicon là IBM giành lấy vị trí thứ 9 từ tay McDonald với 102.1 tỷ USD. Còn ông lớn thức ăn nhanh McDonald rơi xuống hạng 10 với 97.7 tỷ USD.

Trái ngược với các cuộc thăm dò khác – vốn đo lường giá trị thương hiệu dựa trên 1 tiêu chuẩn duy nhất như vốn hóa thị trường, công ty WPP sử dụng nhiều chỉ số để xếp hạng, bao gồm khả năng thuyết phục khách hàng chọn sản phẩm của mình và trả mức giá cao hơn cho sản phẩm đó.

Trong năm 2017, giá trị tích lũy của 100 thương hiệu hàng đầu tăng 8% so với cùng kỳ năm trước và lên mức 3.6 ngàn tỷ USD. Bên cạnh đó, những cổ phiếu trong danh sách này cũng nhảy vọt 124.9% trong giai đoạn từ 4/2006-4/2017, vượt trội hơn thành quả của S&P 500 và chỉ số MSCI World Index trong cùng kỳ, Kantar Millward Brown cho biết.

Là một minh chứng cho tầm ảnh hưởng kinh tế và quyền lực mềm của Mỹ, các công ty Mỹ chiếm hơn 50 vị trí (54) trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu hàng đầu, đồng thời chiếm tới 71% tổng giá trị thương hiệu của danh sách đó.

Các công ty công nghệ, bao gồm các nhà cung cấp viễn thông và các công ty thương mại điện tử, rõ ràng thống trị danh sách này với 37 thương hiệu và chiếm tới 54% tổng giá trị thương hiệu. Thực tế thì Apple và Google, 2 công ty công nghệ đắt giá nhất trên thế giới, có tổng giá trị bằng với nền kinh tế Thụy Điển, còn 7 thương hiệu vừa gia nhập bảng xếp hạng năm nay đều liên quan đến công nghệ là YouTube, Hewlett Packard Enterpris, Salesforce.com, Netflix, Snapchat, Xfinity, và Sprint.

Nguồn: Kantar Millward Brown

Ngoài ra cũng có một sự chuyển giao thế hệ đã diễn ra. Các thương hiệu hàng đầu ngày càng “trẻ hơn”, với tuổi đời trung bình của 10 doanh nghiệp hàng đầu giảm xuống còn 42 năm, thấp hơn rất nhiều so với mức 88 trong năm 2006.

Chỉ có 3 thương hiệu đứng vững theo thời gian là Microsoft, Google và IBM. Trong năm 2006, 10 thương hiệu hàng đầu là Microsoft, General Electric, Coke, China Mobile, Marlboro, Walmart, Google, IBM, Citigroup và Toyota Motor.

“Sự phát triển của bảng xếp hạng 10 thương hiệu hàng đầu BrandZ Global Top 10 trong 12 năm qua phản ánh sự thống trị của các công ty công nghệ và tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự cải tiến công nghệ và sự thay đổi thái độ của người tiêu dùng về sức khỏe”, Kantar Millward Brown cho biết trong báo cáo của mình.

Trên thực tế, bảng xếp hạng trên có khả năng sẽ thay đổi thêm trong vài năm tới, khi các thương hiệu như Tesla (5.88 tỷ USD) và Morgan Stanley (8.92 tỷ USD) tăng vọt về giá trị./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế toàn cầu hồi phục "đáng kinh ngạc" bất chấp các cú sốc lớn

IMF nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm nay lên 3,2%, tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách vẫn cần phải có những hành động quyết đoán để bảo vệ những...

Quỹ đầu tư Mỹ sắp đạt thoả thuận mua lại cổ phần tại chuỗi gà rán KFC Nhật Bản

Nikkei Asia cho biết quản lý quỹ tài sản Carlyle Group của Mỹ sắp mua lại KFC Holdings Japan, nhà điều hành chuỗi cửa hàng gà rán KFC tại nước này.

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98