Cuộc chơi khốc liệt của các doanh nghiệp ngành thép

09/07/2017 11:40
09-07-2017 11:40:13+07:00

Cuộc chơi khốc liệt của các doanh nghiệp ngành thép

Các công ty thép lớn đang gặp rủi ro tài chính lớn khi liên tục cạnh tranh bằng mở rộng công suất trong một thị trường đang bị dư nguồn cung.

Trong 2 chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết của Porter gồm: chiến lược sự khác biệt sản phẩm và chiến lược dẫn đầu về chi phí. Với ngành thép có tính kinh tế theo quy mô cao thì đa số các công ty thép hiện nay đang sử dụng chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về chi phí bằng cách liên tục đầu tư gia tăng công suất.

Các công ty thép liên tục tái đầu tư xây dựng các khu liên hợp sản xuất mới với công suất mở rộng, đồng thời khép kín được quy trình sản xuất để hạ giá thành. Trong khi sản lượng sản xuất và tiêu thụ tăng 30% trong 10 năm, công suất tăng 62%. Theo Hiệp hội Thép Thế giới (WSA), công suất nhà máy thép thế giới được mở rộng liên tục trong 10 năm qua, đạt công suất 2.364 triệu tấn/năm, vượt quá 800 triệu tấn so với mức sản xuất thực tế là 1.621 triệu tấn năm 2015.

Tuy nhiên nguồn lực để mở rộng công suất các nhà máy không dựa vào lợi nhuận tái đầu tư mà hầu hết là đến từ vay nợ. Số liệu tổng hợp bởi E&Y trong 10 năm qua cho thấy lợi nhuận EBITDA (thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao) trung bình các doanh nghiệp thép sụt giảm đáng kể từ mức cao nhất 3,4 tỷ USD của năm 2008. Từ sau khủng hoảng tài chính 2008, EBITDA trung bình của 30 công ty thép lớn nhất chỉ dao động từ 1 đến 1,5 tỷ USD/năm. Để tài trợ mức tốc độ mở rộng đó, nợ ròng tăng lên mức 5,3 tỷ USD năm 2016 từ mức 4,3 tỷ USD năm 2008, làm cho tỷ số nợ ròng / EBITDA lên mức 4,5 lần từ 1,3 lần.

Theo báo cáo ngành thép của CTCP KIS Việt Nam, các công ty thép lớn đang gặp rủi ro tài chính lớn khi liên tục cạnh tranh bằng mở rộng công suất trong một thị trường đang bị dư nguồn cung. Tình trạng khủng hoảng hiện tại của ngành có thể tiếp tục kéo dài trong nhiều năm tới.

Khả năng cạnh tranh ngành thép Việt Nam

Ngành thép Việt Nam nhìn chung có sức cạnh tranh yếu hơn so với các nước sản xuất lớn trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô nhà máy của Việt Nam quá thấp so với Trung Quốc dẫn đến khó cạnh tranh về chi phí. Kết quả là mặc dù các công ty trong nước sản xuất nhiều hơn nhu cầu nội địa nhưng Việt Nam vẫn nhập khẩu thép của thế giới. Việt Nam nhập khẩu ròng 19.9 triệu tấn thép tương ứng 8 tỷ USD năm 2016.

Ngoài nguyên nhân do năng lực cạnh tranh kém, sự mất cân đối trong các phân khúc sản phẩm thép cũng làm tăng nhập khẩu thép của Việt Nam. Theo VSA, Việt Nam đã đáp ứng được công suất nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng, thép cán nguội, ống thép và tôn mạ. Trong khi đó, ngành thép Việt Nam lại thiếu sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) và sản phẩm thép chất lượng cao cho ngành thép chế tạo.

Trong cơ cấu nhập khẩu thép, thép HRC – CRC nhập khẩu 5,6 triệu tấn (chiếm 24% tổng sản lượng nhập khẩu) và thép hợp kim nhập khẩu 6.2 triệu tấn (chiếm 27%). Đây là 2 sản phẩm mà Việt Nam hiện không sản xuất được.

Tuy nhiên, tình hình nhập siêu thép sẽ giảm trong thời gian tới nhờ sự đầu tư của các nhà máy thép mới có sản xuất HRC. Formosa Hà Tĩnh hiện đang chạy thử lò cao giai đoạn 1 vào 6/2017, theo kế hoạch FHS có công suất 7.5 triệu tấn thép sẽ hạn chế nhập siêu thép cán nóng HRC của Việt Nam. Ngoài ra, Hòa Phát cũng đang thực hiện dự án khu liên hợp thép Dung Quất với công suất kế hoạch 2 triệu tấn thép dài và 2 triệu tấn HRC mỗi năm.

http://enternews.vn/cuoc-choi-khoc-liet-cua-cac-doanh-nghiep-nganh-thep-113559.html



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bắt cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương 

Ngày 26/04, nguồn tin từ Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01), đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Lê Tiến...

Quý 1/2024, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm 2024. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục...

Đốn hơn 400 cây xanh để xây metro số 2: TPHCM trồng số lượng lớn cây thay thế

Thông tin về việc đốn hạ hơn 400 cây xanh làm Metro Bến Thành - Tham Lương, đại diện Sở Xây dựng khẳng định TPHCM sẽ trồng mới cây xanh sau khi hoàn tất việc thi...

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98