Đâu là những quốc gia có thặng dư thương mại với Trung Quốc?

21/08/2017 15:24
21-08-2017 15:24:10+07:00

Đâu là những quốc gia có thặng dư thương mại với Trung Quốc?

Hàn Quốc đang ghi nhận khoản thặng dư thương mại 72.2 tỷ USD với Trung Quốc, và đứng đầu danh sách 40 quốc gia có thặng dư thương mại với nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, kế đó là Thụy Điển với 27.5 tỷ USD và Australia với 23 tỷ USD, theo số liệu thống kê của Bloomberg.

Bên cạnh các nhà xuất khẩu hàng hóa như Iran và các nhà sản xuất máy móc như Đức thì các nền kinh tế có quy mô nhỏ hơn như Ireland, Phần Lan và Lào cũng góp mặt trong danh sách các quốc gia có thặng dư thương mại với Trung Quốc.

Những quốc gia có thặng dư thương mại lớn nhất với Trung Quốc

Theo Bloomberg, hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc – nhà xuất khẩu lớn nhất trên thế giới – cho thấy các nhà máy sản xuất của nước này đang thúc đẩy các nền kinh tế khác như thế nào.

Ở châu Á, Hàn Quốc và Malaysia là hai nước chịu tổn thương nhiều hơn khi nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng khó khăn, trong khi Nhật Bản và Việt Nam dường như không bị ảnh hưởng nhiều lắm. Bloomberg Intelligence đã đưa ra đánh giá trên dựa trên tỷ trọng thặng dư của mỗi nước với Trung Quốc trên GDP của nước đó.

Dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) từ năm 2015 cho thấy một trong những nhu cầu lớn nhất của Trung Quốc là máy móc và thiết bị điện tử từ Hàn Quốc, Malaysia và Đức. Các chất bán dẫn từ Hàn Quốc và Malaysia chiếm phần lớn trong số này vì Trung Quốc sử dụng những sản phẩm này để láp ráp hàng điện tử ở các nhà máy của mình.

Bản thân iPhone cũng là một hệ sinh thái cho thấy phạm vi tiếp cận của các chuỗi cung ứng rộng lớn. Cụ thể, các dây chuyền lắp ráp của Trung Quốc sử dụng các thành phần đắt tiền được nhập khẩu từ các nguồn như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Đài Loan.

Những mối quan hệ thương mại quan trọng và phức tạp như thế đã đem lại cho Hàn Quốc một tấm đệm an toàn trước sự trả đũa của Trung Quốc.

Yang Pyeongseob, Chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Chính sách Kinh tế Quốc tế Hàn Quốc ở Bắc Kinh, cho hay: “80% hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc tới Trung Quốc là các hàng hóa trung gian, và mỗi ngày, mọi người đều không thể thấy hoặc cảm nhận từ bên ngoài”.

Các nhà máy, công trình xây dựng, các phương tiện tiện của Trung Quốc đã làm gia tăng nhu cầu sử dụng dầu, kim loại và nguyên vật liệu từ các nhà xuất khẩu hàng hóa trên thế giới, vì thế khi Trung Quốc gặp khó khăn thì điều này sẽ gây ra biến động mạnh đối với đồng Đô la Australia hoặc GDP của Mông Cổ.

Hai quốc gia trên là những nhà cung cấp chính về quặng sắt, kim loại quý và than đó. Trong khi đó, dầu từ Angola, Oman, Iran, và Venezuela giúp vận hành xe hơi và xe tải ở Trung Quốc, còn Turkmenistan thì cung cấp khí thiên nhiên. Chile xuất khẩu kim loại, chủ yếu là đồng, còn rượu vang và quả cherry được Trung Quốc nhập khẩu nhiều hơn từ Nam Mỹ.

Trong khi đó, Thụy Sỹ cung cấp những mặt hàng chính như dược phẩm, hóa chất, dụng cụ đo độ chính xác và đồng hồ. Quy mô thặng dư của Thụy Sỹ với Trung Quốc đã bị bóp méo bởi hoạt động giao dịch hàng hóa vì những giao dịch này không nhất thiết dẫn tới việc chuyển giao hàng trong thực tế.

Các hàng hóa xuất khẩu của Nam Phi bao gồm kim cương, vàng và rượu vang. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, trong năm 2016, Brazil là nhà cung cấp hàng đầu về đậu nành, dầu đậu nành, thịt bò và đường. Cụ thể, quốc gia đông dân nhất nhập khẩu 38 triệu tấn đậu tương từ Brazil trong năm ngoái.

Và Trung Quốc nhập khẩu thịt cừu nhiều nhất từ New Zealand. Ngoài ra, quốc gia này còn nhập khẩu nhiều lúa mì nhất từ Australia và nhiều trái cây và hạt nhất từ Chile./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98