Kế hoạch lãi đi lùi, Dệt may Phong Phú lên UPCoM giá 25,000 đồng/cp

18/08/2017 14:08
18-08-2017 14:08:08+07:00

Kế hoạch lãi đi lùi, Dệt may Phong Phú lên UPCoM giá 25,000 đồng/cp

Ngày 23/08/2017, Tổng CTCP Phong Phú (UPCoM: PPH) sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên UPCoM với giá 25,000 đồng/cổ phiếu, khối lượng đăng ký giao dịch là hơn 73 triệu cổ phiếu.

Tổng CTCP Phong Phú là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), có tiền thân là Nhà máy Dệt Sicovina – Phong Phú. Nhà máy chính thức đi vào hoạt động năm 1967 với 3 xưởng sản xuất Sợi – Dệt – Nhuộm.

Sau khi được tiếp quản (năm 1975), nhà máy được đổi tên thành Nhà máy Dệt Phong Phú. Đầu năm 2007, Nhà máy chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Tổng Công ty. Năm 2009, Phong Phú hoàn thành cổ phần hóa, đổi tên thành Tổng CTCP Phong Phú, vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng.

Năm 2012, PPH thực hiện tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ lên 625 tỷ và tiếp tục tăng lên 656.25 tỷ đồng vào năm 2013. Năm 2014, Tổng Công ty thực hiện sáp nhập 2 công ty con là CTCP Dệt vải Phong Phú và CTCP Dệt gia dụng Phong Phú thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để hoán đổi với cổ đông của 2 công ty, qua đó vốn điều lệ tăng lên 733.5 tỷ đồng.

Tại ngày 27/06/2017, các cá nhân nước ngoài sở hữu 0.27% cổ phần PPH, các cổ đông trong nước sở hữu 99.73% số cổ phần còn lại. Các cổ đông nắm giữ từ 5% vốn cổ phần trở lên bao gồm Vinatex (51%); CTCP Thương mại Đầu tư Bất động sản Dương Trần (10%); Công ty TNHH Xây dựng Phong Đức (8.8%).

Về cấu trúc tổ chức, Tổng Công ty có 4 chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang và Đà Lạt. Ngoài ra, PPH góp vốn đầu tư vào 5 công ty con và 10 công ty liên doanh, liên kết. Tổng Công ty sản xuất, kinh doanh chính trong các lĩnh vực sản xuất sợi chỉ may; dệt gia dụng; dệt vải và may mặc.

Đầu ra sản phẩm được phân phối cho cả nội tiêu và xuất khẩu. Trong đó, tiêu thụ nội địa thường đóng góp 59% và hoạt động xuất khẩu đóng góp gần 41% doanh thu thuần hàng năm. Thị trường xuất khẩu của PPH chủ yếu là các nước châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore…), châu Âu và Mỹ.

Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016, Tổng Công ty đạt được 3,237 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 16.6% so với năm 2015. Doanh thu giảm chủ yếu do nhu cầu chung của thế giới giảm, thêm vào đó các đối thủ cạnh tranh ở thị trường xuất khẩu nhận được nhiều ưu đãi từ chính phủ các nước.

Mặc dù vậy, nhờ giảm chi phí giá vốn từ 89.5% (2015) xuống còn 85.8% (2016), nên lợi nhuận gộp vẫn tăng 12.5%, qua đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ tăng 47%, đạt hơn 300 tỷ đồng. Giá trị sổ sách mỗi cổ phần vào cuối năm 2016 đạt 20,400 đồng/cổ phiếu.

Cuối năm 2016, PPH ghi nhận tổng tài sản gần 4,852 tỷ đồng, tăng nhẹ 5.7%. Trong đó nợ phải trả là 3,222.3 tỷ, tương đương 66.4% tổng nguồn vốn. Số dư nợ vay ngắn hạn ngân hàng là 1,109 tỷ đồng; tổng số dư vay và nợ thuê tài chính dài hạn là 1,518 tỷ đồng. Các hệ số khả năng thanh toán nhanh là 0.91 lần, ROE 21.19%, ROA 6.36%.

Vốn chủ sở hữu đạt 1,629 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 419 tỷ đồng. Tỷ lệ chi trả cổ tức qua các năm lần lượt là 15% (2013, 2014), 16% (2015), 18% (2016) và hoàn toàn bằng tiền mặt.

Năm 2017, Tổng Công ty đặt kế hoạch tổng doanh thu 4,100 tỷ, tăng 14.75% so với 2016, và mục tiêu năm 2018 tiếp tục tăng 4% đạt 4,270 tỷ đồng. Tuy nhiên kế hoạch lợi nhuận lại đi lùi, nguyên nhân chủ yếu do chuẩn bị đổi mới các dây chuyền, và chính sách lương vừa được điều chỉnh lại. Phong Phú đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế 2017 đạt 194 tỷ đồng, giảm 28.75% so với năm 2016 và dự kiến chia cổ tức từ 10% - 12%. Còn lãi 2018 là 213 tỷ đồng, giảm gần 10%.

  

 

Tài liệu đính kèm:

1.PPH_Ban Tom tat thong tin_final.pdf
2.PPH_BCTC HN 2016 KT.pdf
3.PPH_BCTC_HN_Q1.2017.pdf
4.PPH_BCTC_TH_2016_KT.pdf
5.PPH_BCTC_TH_Q1.2017.pdf
 




MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lỗ lũy kế hơn 134 tỷ, cổ phiếu L61 sắp bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo hủy niêm yết bắt buộc gần 7.58 triệu cp của CTCP Lilama 69-1 (HNX: L61) từ ngày 17/05.

VGP lại rơi vào diện cảnh báo

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Cảng Rau Quả (HNX: VGP) vào diện cảnh báo, do chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2023 quá 15 ngày so...

Hơn 2.2 triệu cp DPC sẽ bị hủy niêm yết từ 14/05

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 16/04 thông báo toàn bộ hơn 2.2 triệu cp của CTCP Nhựa Đà Nẵng (HNX: DPC) sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 14/05, do lỗ lũy kế...

ELC muốn tạo "mưa" cổ phiếu, nâng vốn điều lệ vượt ngàn tỷ

CTCP Công Nghệ - Viễn Thông Elcom (HOSE: ELC) sắp phát hành 1 triệu cp ESOP, thời gian nhận tiền mua từ 15-24/04/2024. Chưa dừng lại ở đó, ELC còn có kế hoạch tạo...

Liên tục thua lỗ, một công ty thép cùng lúc rơi vào diện cảnh báo và kiểm soát

Ngày 04/04, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thông báo đưa cổ phiếu của CTCP Đại Thiên Lộc (HOSE: DTL) vào diện cảnh báo và kiểm soát từ ngày 11/04, sau khoảng...

Cổ phiếu Nước giải khát Chương Dương giảm kịch sàn trước tin bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) sẽ hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu SCD của CTCP Nước giải khát Chương Dương do lỗ ba năm liên tục và vốn điều lệ âm...

Cổ phiếu POM sẽ bị hủy niêm yết

Cổ phiếu POM sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc do vi phạm quy định về việc nộp báo cáo tài chính kiểm toán.  

Lỗ vượt vốn điều lệ, một cổ phiếu ngành nhựa có nguy cơ bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây thông báo về khả năng hủy bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của CTCP Nhựa Đà Nẵng (HNX: DPC), sau 2 năm Công ty...

SPC vào diện cảnh báo, nối dài chuỗi ngày bị cắt margin

Ngày 20/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Bảo vệ Thực vật Sài Gòn (HNX: SPC) vào diện cảnh báo, đồng thời bổ sung lý do...

Từ 20/03, gần 15.7 triệu cp TKC giao dịch trở lại trên UPCoM, định giá chưa đến 19 tỷ đồng

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo gần 15.7 triệu cp của CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ (TKC) sẽ chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98