TGĐ Lê Quốc Bình (CII): Không biết buôn tiền thì làm BOT như ôm bom chờ nổ

07/09/2017 09:41
07-09-2017 09:41:47+07:00

TGĐ Lê Quốc Bình (CII): Không biết buôn tiền thì làm BOT như ôm bom chờ nổ

* ĐHĐCĐ bất thường CII: Hạ giá phát hành 123 triệu cp xuống chỉ còn 10,000 đồng/cp

Chia sẻ về lĩnh vực BOT, ông Lê Quốc Bình – Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM (HOSE: CII) cho biết Công ty vẫn sẽ tiếp tục đầu tư, bởi cũng chẳng có ai làm!

Tổng Giám đốc Lê Quốc Bình.

BOT - Ai không biết buôn tiền thì coi như ôm bom chờ nổ!

Đó là nhận định của ông Bình khi được hỏi về kế hoạch đầu tư lĩnh vực BOT trong thời gian sắp tới.

Là một doanh nghiệp chuyên đầu tư xây dựng, khai thác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị như cầu đường giao thông, nhận chuyển nhượng quyền thu phí giao thông, hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - sở hữu - kinh doanh (BOO), hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT)… đến nay CII đã có một số công trình điểm tên như: Dự án cầu đường Bình Triệu, Dự án cầu Sài Gòn 2, Dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội, Dự án liên tỉnh lộ 25B… Chưa hết, tính đến cuối năm 2016, Công ty đã tham gia góp vốn vào 10 công ty (6 công ty con) chủ yếu đều thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

Những công ty trong lĩnh vực BOT của CII

Theo ông Bình, đó là chuỗi quy trình khép kín về BOT, đồng thời cũng là lợi thế cạnh tranh của CII trong lĩnh vực này. Hiện chuỗi khép kín BOT của CII bao gồm đầy đủ các công đoạn: Đầu tư - Xây dựng - Khai thác - Chuyển giao. “Bởi làm BOT thực chất là buôn tiền, ngân hàng buôn một thì mình buôn hai, nếu ai không biết buôn tiền thì đầu tư BOT như ôm bom chờ nổ”, ông Bình khẳng định.

Như vậy, không dễ gì để làm BOT vì nếu không biết làm thì hiệu quả sẽ không cao. Làm BOT phải có sản phẩm tài chính đi kèm, đơn cử phải có đơn vị quản lý tính hiệu quả riêng biệt, từ đó tiết kiệm chi tiêu và tạo ra thặng dư ngoài vốn chủ sở hữu.

Liên quan đến việc CII có cổ đông Nhà nước, ông Bình cho biết đây không phải là lợi thế của CII trong việc đấu thầu BOT tính đến hiện tại!

CII vẫn sẽ làm BOT vì… không có ai làm

Với lợi thế từ chuỗi đầu tư khép kín nói trên, CII khẳng định vẫn sẽ tiếp tục định hướng phát triển BOT trong thời gian tới, mặc dù gần đây đang dính ồn ào xoay quanh sai phạm và thất thoát 1,400 tỷ đồng sau thanh tra.

Lý do sâu xa theo ông Bình là thực tế không ai làm BOT cả, phải có được những sản phẩm tài chính kèm theo thì mong ra mới sinh lời. CII làm bởi Công ty đã có một chuỗi đầu tư khép kín về BOT, trong đó có CII B&R, Công ty TNHH Dịch vụ Thu phí và Bảo trì CII...

Đó là theo nhận định của người trong cuộc, tuy nhiên nếu xét trên thực tế, vẫn đang có rất nhiều đơn vị BOT hoạt động, thậm chí làm ăn tương đối tốt. Điển hình có Fecon (FCN) nhiều năm liền doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng đều đặn, Đầu tư Phát triển Hạ tầng Idico (HTI) cũng tương tự, ngoài ra còn có doanh nghiệp đầu tư ngoài ngành như Xi măng Hà Tiên 1 (HT1),…

Riêng CII, doanh thu và lãi ròng giai đoạn 2013-2016 lần lượt đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 68% và 149%, biên lãi ròng cũng ghi nhận mức tăng đáng kể từ 12.2% (2013) lên mức 69.2% (2016). Hơn nữa, CII còn dự kiến lợi nhuận sẽ tiếp tục tăng lên mức 1,460 tỷ vào năm 2018, năm 2019 đạt 1,760 tỷ và con số này sẽ vượt mốc 2,000 tỷ đồng đến năm 2020.

CII đang được cấp đất tại dự án Thủ Thiêm

Với định hướng tiếp tục mở rộng đầu tư, CII đã đề ra hàng loạt các phương án huy động vốn. Trong đó, CII dự kiến chào bán khoảng 17.71 triệu cổ phiếu cho Quỹ Rhinos Asset Management (RAM) với giá 26,040 đồng/cp. Tổng vốn huy động dự kiến hơn 461 tỷ đồng, CII cho biết sẽ sử dụng vào việc đầu tư dự án BT Thủ Thiêm.

Mới đây Thủ tướng đã chấp thuận chủ trương cho CII bổ sung một số công trình xây dựng hạ tầng. Theo đó, CII được giao mở rộng hợp đồng BT Thủ Thiêm cũ, làm tiếp hồ cảnh quan, xây 4 cầu nối khu 3-4 sang khu 1-2. Hiện CII đang trong quá trình để triển khai các bước tiếp theo trong thi công. Dự kiến cuối năm 2017, hai bên sẽ ký hợp đồng phụ lục để mở rộng BOT Thủ Thiêm.

Mặc dù từ chối công bố thông tin về dự án trên, bên lề Đại hội ông Bình có chia sẻ hiện CII đang được nhận thêm một số quỹ đất từ khu đô thị mới Thủ Thiêm, diện tích đất sẽ được công bố sau. Nói về dự án này, ông Bình cho biết: “Chuyện gì đến sẽ đến”, Ban Giám đốc Công ty cũng đã tính toán rất kỹ trước khi quyết định đầu tư, tuy nhiên những thông tin liên quan đến doanh thu, lợi nhuận… vẫn chưa tiện để công bố đến cổ đông.

Như vậy, có thể thấy việc đầu tư dự án BOT mặc dù có nhiều bất cập, tuy nhiên trước đây cũng như hiện tại vẫn đang nhận được rất nhiều ưu đãi từ chính quyền. Bên cạnh ưu đãi về miễn giảm thuế, hiện theo loại hình BT thì nhà đầu tư không vận hành dự án mà sẽ tiếp nhận quỹ đất đối ứng để bù chi dự án.

Phát hành tăng vốn chỉ sợ thâu tóm, mà thâu tóm liệu có làm được không?

Chia sẻ về rủi ro dự trù khi CII phát hành tăng vốn khủng, ông Bình nhấn mạnh nếu rủi ro thì chỉ có thâu tóm. Nhưng CII không sợ điều này, bởi nếu có nhà đầu tư nào làm tốt hơn Ban Giám đốc hiện tại thì sẵn sàng nhượng quyền. Ông Bình cho biết, hiện cổ phiếu CII nếu tính trung bình (cả cổ tức,…) thì mức tăng mỗi năm đạt 20%, vậy nếu có nhà đầu tư nào mà tạo được tỷ suất sinh lợi cao hơn ông sẵn sàng lui về mua cổ phiếu đầu tư.

Ngoài ra, một rủi ro khác CII cũng phải đối mặt khi phát hành hơn 123 triệu cổ phiếu với giá chỉ bằng một phần ba thị giá hiện tại đó là độ pha loãng cổ phiếu. Bởi với mức giá phát hành chỉ 10,000 đồng/cp, nhiều nhà đầu tư chắc chắn sẽ bán ra cổ phiếu để mua lại với mức giá hời trên.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ thường niên LDG 2024 lần 1 bất thành

ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 của CTCP Đầu tư LDG (HOSE: LDG) đã không thể diễn ra khi tỷ lệ cổ đông tham dự chỉ đạt 9.43% tại thời điểm khai mạc.

Vingroup báo lãi 1,335 tỷ đồng trong quý 1  

Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC) công bố BCTC hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận sau thuế đạt 1,335 tỷ đồng.

ĐHĐCĐ PAN: Kế hoạch lập đỉnh lợi nhuận mới, chia cổ tức 5% bằng tiền

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Tập đoàn PAN (The PAN Group, HOSE: PAN) tổ chức chiều 26/04 sẽ xem xét và thông qua những nội dung chính như kế hoạch kinh doanh...

ĐHĐCĐ BAF: Đại diện IFC tham gia HĐQT, mục tiêu lãi 306 tỷ đồng

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào sáng ngày 26/04, CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HOSE: BAF) dự báo có năm kinh doanh thuận lợi, dựa trên việc tổng đàn tăng...

ZaloPay ra mắt giải pháp tăng cường trải nghiệm khách hàng, triển khai đầu tiên cùng The Pizza Company

Nắm bắt lợi thế và tiềm năng của mã thanh toán ZaloPay QR Đa Năng, ZaloPay tiếp tục cho ra đời giải pháp mới, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối hiệu quả với các khách...

TGĐ Nguyễn Văn Bản (FIT): Tương lai tập trung vào dự án bất động sản trung và cao cấp

Không lâu sau khi tổ chức bất thành ĐHĐCĐ thường niên 2024, CTCP Tập đoàn F.I.T (HOSE: FIT) đã tổ chức lại thành công vào sáng ngày 26/04. Các vấn đề thị giá cổ...

ĐHĐCĐ Vietbank: Phấn đấu lãi hơn ngàn tỷ, chia cổ tức 25%, niêm yết HOSE

Sáng ngày 26/04/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, tăng vốn...

Thiếu tỷ lệ tham dự, ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 của PET bất thành

Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (HOSE: PET) không thể tiến hành ĐHĐCĐ thường niên 2024 theo kế hoạch vào ngày 26/04, do tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết tham dự...

ĐHĐCĐ VietABank: Lợi nhuận quý 1 khoảng 258 tỷ đồng

Sáng 26/04, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, UPCoM: VAB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thảo luận, thông qua các tờ trình quan trọng như kế hoạch kinh...

Chủ tịch PDR: Hé lộ đối tác mua đứt block B1 dự án Astral City ở Bình Dương

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức sáng 26/04, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) hé lộ kế hoạch đưa sản phẩm ra thị trường trong năm...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98