Càng “quyết chiến” với Uber và Grab, giá cổ phiếu Vinasun càng giảm?

11/10/2017 20:05
11-10-2017 20:05:00+07:00

Càng “quyết chiến” với Uber và Grab, giá cổ phiếu Vinasun càng giảm?

Vinasun được ví như một chiến binh “thiện chiến”, sẵn sàng đối đầu, thể hiện sự bất bình và phản đối kịch liệt hoạt động của đối thủ. Việc này mang lại hiệu quả gì cho Vinasun trong bối cảnh kết quả kinh doanh và giá cổ phiếu cùng “kéo nhau” đi lùi?

Cổ phiếu VNS đã có 5 phiên giảm liên tiếp gần đây nhất, đóng cửa phiên 11/10 ở mức 17,400 đồng/cp, sụt hơn một nửa giá trị so với thời điểm một năm về trước.

Dư luận những ngày gần đây xôn xao với tình trạng nhiều hãng taxi truyền thống mà nổi bật là Vinasun (VNS) dán khẩu hiệu phản đối Uber, Grab. “Cơn sốt” này đã lây lan từ Hà Nội tới TP.HCM. Một số nội dung của các khẩu hiệu có thể kể tới như "Yêu cầu Uber và Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam", "Đề nghị dừng thí điểm Grab và Uber vì quá nhiều bất công về điều kiện kinh doanh", “Phản đối Quyết định 24 của Bộ Giao thông Vận tải”, “50,000 xe thí điểm của Uber, Grab doanh thu 18,000 tỷ đồng, nhưng chỉ nộp ngân sách 15.8 tỷ. Vậy ngân sách thất thu ở đâu?”, “Yêu cầu dừng ngay việc cấp phù hiệu xe thí điểm vì phá vỡ quy hoạch, gây ùn tắc giao thông”,…

Bình luận về hiện tượng này, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra. Có ý kiến cho rằng Vinasun đã có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh, bôi xấu đối thủ. Tuy nhiên, có chuyên gia lại đánh giá việc làm trên không vi phạm pháp luật, nên được nhìn nhận như biểu hiện của việc doanh nghiệp được tự do bày tỏ quan điểm của mình.

Chưa rõ đúng sai nhưng trước mắt, Lãnh đạo hãng Vinasun đã có cuộc họp và thống nhất yêu cầu toàn bộ lái xe tháo gỡ các khẩu hiệu phản đối Uber, Grab ngay trong ngày 09/10. Đại diện Bộ Công Thương trong buổi chiều cùng ngày cũng cho biết đã chỉ đạo Cục Quản lý Cạnh tranh nghiên cứu và sớm có báo cáo về tình trạng này.

Tuy nhiên, có một điều đáng buồn đối với nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu VNS là Vinasun càng “quyết chiến” với đối thủ thì bức tranh cổ phiếu của Công ty không hề sáng sủa hơn mà ngược lại càng có dấu hiệu giảm dần.

Sau khi hồi phục về vùng giá 19,000 đồng/cp chốt phiên ngày 26/09, cổ phiếu VNS quay lại đà giảm. Cổ phiếu này đã có 5 phiên giảm liên tiếp gần đây nhất, đóng cửa phiên 11/10 ở mức 17,400 đồng/cp, sụt hơn một nửa giá trị so với thời điểm một năm về trước.

Không những vậy, thanh khoản của VNS ngày càng thấp dần cho thấy giới đầu tư không còn quá mặn mà với “ông lớn” ngành taxi này.

Diễn biến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu VNS trong vòng một năm gần đây

Việc cổ phiếu VNS lao dốc không phanh có nguyên nhân chính bởi sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành taxi. Từ khi hai gã khổng lồ là Uber và Grab tấn công vào thị trường Việt Nam hồi giữa năm 2014, cả thị phần và hoạt động kinh doanh của Vinasun đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Sau khi đạt đỉnh cao lợi nhuận 328 tỷ đồng vào năm 2015 thì đến năm tiếp theo, lợi nhuận Vinasun giảm xuống 310 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2017, lợi nhuận Vinasun tiếp tục giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm trước. Chia sẻ với các cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên cuối tháng 4/2017 vừa qua, Chủ tịch Đặng Phước Thành cho biết, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty hiện khó khăn hơn rất nhiều so với những báo cáo đọc trong Đại hội. Những con số kế hoạch 2017 đề ra là để Vinasun đặt mục tiêu cố gắng thực hiện còn kết quả có đạt được hay không còn chưa biết!

Không những vậy, Vinasun còn gặp phải bài toán khó về nhân sự khi phải cắt giảm gần 8,000 lao động trong nửa đầu năm.

Cuộc chiến loại đối thủ của Vinasun sẽ đi đến đâu?

Nếu như tại ĐHĐCĐ thường niên 2016, HĐQT Vinasun cho biết họ chấp nhận cuộc chơi với Uber, Grab và sẵn sàng để thay đổi. “Công ty theo dõi hàng ngày hàng giờ và biết được sức ảnh hưởng của Grab và Uber đến hoạt động taxi của Vinasun. Với những khó khăn và thách thức mà Vinasun đang gặp phải, Công ty không muốn ngồi yên mà sẽ tích cực hơn nữa để đổi mới và phát triển.”

Thì sau một năm trôi qua, có vẻ việc đổi mới và phát triển không đem lại nhiều hiệu quả cho Vinasun. ĐHĐCĐ thường niên 2017 của Công ty diễn ra trong bầu không khí căng thẳng bởi tình hình kinh doanh kém khả quan trước sự cạnh tranh của Grab và Uber. Thay vì xem xét lời đề nghị của cổ đông “phải thay đổi chiến lược kinh doanh” thì Chủ tịch Đặng Phước Thành lại tuyên bố đầu tháng 5 sẽ nộp đơn khởi kiện các công ty công nghệ như Uber, Grab vì những cạnh tranh không công bằng. HĐQT Vinasun khi ấy cho biết các loại hình kinh doanh taxi này áp dụng những chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh như hạ giá và nâng giá một cách phi lý, dùng tiền để hỗ trợ, bù lỗ cho chủ xe, trì hoãn các nghĩa vụ thuế nhằm giành giật thị trường của các công ty taxi.

Vài tháng trở lại đây, Ban lãnh đạo Vinasun rốt ráo tìm các kế hoạch để “đấu lại” Uber, Grab.

Trong công văn kiến nghị gửi Thủ tướng hồi giữa tháng 5/2017, Vinasun cho biết, chỉ riêng 3 tháng đầu năm, đã có 4,239 người lao động nghỉ việc và 300 đầu xe phải nằm bãi, mà nguyên nhân chính là chịu ảnh hưởng từ cạnh tranh "thiếu lành mạnh" của Uber và Grab. Đã có 10,084 tài xế ký tên xin công đoàn cho phép tuần hành phản đối.

Và gần đây nhất, theo làn sóng cùng các doanh nghiệp taxi truyền thống, Vinasun cũng hưởng ứng việc dán các khẩu hiệu phản đối hoạt động kinh doanh của đối thủ. Tuy nhiên, lý do “cạnh tranh không lành mạnh” mà Vinasun gắn mác cho đối thủ lại bị chính dư luận phản hồi ngược lại – chính họ mới là người không cạnh tranh lành mạnh.

Theo trích dẫn một số nguồn tin phỏng vấn từ báo chí, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng các doanh nghiệp taxi truyền thống cần phải chấp nhận thực trạng để tự thay đổi. Theo ông, sự có mặt của Uber hay Grab là biểu hiện của sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tất cả tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đều được tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam đánh giá hiện dư luận rất ủng hộ Uber và Grab, quan điểm của ông Thanh nếu các hãng mạnh dạn đổi mới, ứng dụng công nghệ chắc chắn sẽ thành công và phải làm được chứ nếu không làm được thì đừng kêu. "Chính phủ không bảo hộ cho sự trì trệ. Tự các ông phải đổi mới, nếu không tự khắc sẽ thua cuộc", ông Thanh nói.

Và rõ ràng, trong khi Vinasun và các hãng taxi truyền thông mải lo “đấu lại” Grab, Uber thì hai hãng taxi “thế hệ mới” này vẫn đang ngày càng trỗi dậy, không ngừng tung ra chiêu thức kinh doanh mới.

Theo tính toán của ông Trần Việt Hùng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam, dù Grab và Uber không công bố kết quả kinh doanh, nhưng chỉ cần tính doanh thu thông qua thu nhập lái xe (khấu trừ 23% nộp cho Grab và Uber), thì con số lãi không hề nhỏ, lên đến vài ngàn tỷ đồng mỗi năm.

Thu Phạm

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo dấu dòng tiền cá mập 06/05: Tự doanh cùng khối ngoại mua ròng hơn 300 tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 06/05, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại lần lượt mua ròng gần 15 tỷ đồng và hơn 294 tỷ đồng.

Vốn hóa HOSE giảm gần 6% trong tháng 4

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE), giá trị vốn hóa cổ phiếu trên HOSE đạt hơn 4.92 triệu tỷ đồng, giảm 5.8% so với tháng trước.

Lỗ nặng nhất 18 quý, cổ phiếu PCG vào diện kiểm soát, vướng loạt vi phạm hành chính

CTCP Đầu tư Phát triển Gas Đô thị (PV Gas City, HNX: PCG) tăng lỗ lên gần 5 tỷ đồng trong quý 1/2024 và là số lỗ hàng quý lớn nhất hơn 4 năm trở lại đây. PV Gas...

An Gia (AGG) bất ngờ báo lãi lớn quý đầu năm 2024

Nhờ tiếp tục bàn giao các sản phẩm tại dự án Westgate (Bình Chánh, TP.HCM) và The Standard (Bình Dương), An Gia đạt lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ hơn 200 tỷ...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu tuần 06/05

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

06/05: Đọc gì trước giờ giao dịch cổ phiếu?

Điểm lại những tin tức kinh tế - tài chính nổi bật cuối tuần vừa qua.  

Cổ phiếu nào giúp VN-Index giữ mạch tăng sau kỳ nghỉ lễ?

Hai chỉ số thị trường tiếp chuỗi đà tăng trong tuần giao dịch 02-03/05/2024 sau kỳ nghỉ lễ dài ngày. VN-Index tăng gần 1% so với cuối tuần giao dịch trước, lên mức...

Chứng khoán sẵn sàng để bán là gì?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về một loại sản tài chính thường được các doanh nghiệp hay các tổ chức tín dụng ghi nhận trên báo cáo tài chính.

Theo dấu dòng tiền cá mập 03/05: Tự doanh và khối ngoại đồng thuận

Phiên ngày 03/05, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại đồng thuận mua ròng, lần lượt hơn 890 tỷ đồng và hơn 528 tỷ đồng. MWG gây chú ý khi có 2 phiên liên...

Nhiều cổ phiếu “cất cánh” sau kết quả kinh doanh tích cực

Vẫn như mọi khi, nhà đầu tư tỏ ra hứng khởi trước những thông tin lợi nhuận vượt dự báo.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98