Tương lai nào cho người nắm giữ trái phiếu khi Venezuela vỡ nợ?

18/11/2017 09:15
18-11-2017 09:15:18+07:00

Tương lai nào cho người nắm giữ trái phiếu khi Venezuela vỡ nợ?

Venezuela, quốc gia có trữ lượng dầu mỏ cực kỳ dồi dào, giờ đang “kiệt quệ” vì nợ, và bắt đầu mất khả năng thanh toán trái phiếu.

Phản ứng rất nhanh của Tổng thống Nicolas Maduro cho tình huống này là tuyên bố rằng ông đang tái cấu trúc nợ nước ngoài, từ từ thương lượng lại các điều khoản với Nga và Trung Quốc.

Một dòng tweet từ Delcy Rodriguez, thành viên lâu năm trong Chính phủ Venezuela, cho biết rằng quốc gia này đã “khởi xướng một chương trình tái tài trợ cho các khoản nợ của mình”.

* Venezuela vỡ nợ

Chuyện gì xảy ra khi một quốc gia vỡ nợ?

Tuy nhiên, dường như mọi chuyện đang khác hẳn với những gì hai nhân vật trên đã nói, ít nhất là trên các thị trường trái phiếu và với các cơ quan xếp hạng tín dụng, khi họ không thể thanh toán khoản nợ 200 triệu Bảng Anh đúng thời hạn, và Standard and Poor's  đã chính thức tuyên bố quốc gia này là “vỡ nợ có chọn lọc”, rồi Fitch và Moody's cũng đồng ý với kết quả xếp hạng này.

Thế thì điều này có ý nghĩa gì đối với những người đang nắm giữ các trái phiếu Venezuela, và có thể có ý nghĩa như thế nào với người dân Venezuela đang chết đói, dù đất nước họ từng được xem là điểm sáng kinh tế của Mỹ Latin?

Tại sao Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ không tham gia vào?

Có hai lý do chính vì sao IMF – tổ chức đóng vai trò là “người cho vay cuối cùng”, và từng giải cứu Hy Lạp và Ukraine cũng như các nước khác trong những năm gần đây – có khả năng không tham gia vào để giúp giải quyết vụ vỡ nợ của Venezuela sớm.

Một trong số đó là do Mỹ, vì các biện pháp trừng phạt của họ dành cho chế độ của Tổng thống Nicolas Maduro, người được xem là người thừa kế của cố Tổng thống Hugo Chavez, vẫn còn hiệu lực.

Lý do khác là lượng tiền có liên quan. Ngay cả nếu có sự thay đổi chế độ đủ để làm hài lòng Mỹ thì lượng tiền cần có để tái cấu trúc tài chính của Venezuela là khổng lồ.

Các chương trình kéo dài trong nhiều năm của IMF hiện được giới hạn ở mức tối đa là 435% so với “hạn ngạch” của một quốc gia (đó là số tiền mà họ có thể tiếp cận dựa trên vị thế tương ứng trong nền kinh tế thế giới). Nói một cách dễ hiểu thì điều đó nghĩa là sẽ chỉ có 23 tỷ USD trong giai đoạn 3-4 năm dành cho Venezuela. Trong khi đó, hiện quốc gia này cần khoảng 32 tỷ USD/năm.

Nhưng Hy Lạp đã được hưởng một thỏa thuận đặc biệt, sao Venezuela lại không được?

Để nhận được số tiền đó, Venezuela sẽ cần những gì được gọi là “sự tiếp cận ngoại lệ” với nguồn tiền của IMF. Điều này đã được cho phép trong trường hợp của Hy Lạp, nhưng đã gây ra rất nhiều tranh cãi, và được dẫn dắt bởi một mong muốn là giữ Hy Lạp ở lại trong Liên minh châu Âu (EU), và giải cứu các ngân hàng phụ thuộc vào đồng Euro.

Tuy nhiên, một sự cho phép tiếp cận ngoại lệ như Hy Lạp là điều rất không thể xảy ra vì Mỹ sẽ phủ quyết cho bất kỳ động thái nào như thế.

Cũng đáng chú ý là Venezuela đã cắt đứt những mối quan hệ cuối cùng của mình với IMF hồi năm 2007, nghĩa là những nỗ lực để thu thập thông tin về thực trạng của nền kinh tế Venezuela sẽ bị hạn chế.

Ai có thể bị mất tiền do hậu quả của vỡ nợ?

Đó là những người nắm giữ trái phiếu, với số tiền lên đến 60 tỷ USD. Dù nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng một số nguy cơ rủi ro mất tiền có thể đã xuất hiện những nơi khá ngạc nhiên: Hầu hết số tiền đó đã đến thị trường trái phiếu thứ cấp – khi Mỹ tăng cường biện pháp trừng phạt dành cho Venezuela.

Những tổ chức đang nắm giữ lượng trái phiếu của Venezuela nhiều nhất là Fidelity Investment (572 triệu USD), T. Rowe Price (370 triệu USD), BlackRock iShares (222 triệu USD), Goldman Sachs (187 triệu USD) và Invesco Powershares (113 triệu USD), theo CNN.

Giáo sư Ricardo Hausmann, Chuyên gia về kinh tế Venezuela tại Đại học Harvard, nói với tờ The Daily Telegraph rằng tình hình khó mà thay đổi trong tương lai gần. “Hiện không có kế hoạch kinh tế nào”, vị Giáo sư giải thích.

Sản xuất dầu đang giảm mạnh, và hiện không có giá trị nào được tạo ra trong nền kinh tế, vì việc Venezuela không thể nhập khẩu hàng hóa đã làm ngưng trệ hầu hết khâu sản xuất ở đất nước này. Điều đó nghĩa là Venezela hiện không có nguồn lực nào để thanh toán nổi món nợ của mình. “Không có tương lai nào dành cho những người đang nắm giữ trái phiếu dưới chế độ của Tổng thống Maduro”, giáo sư cho biết.

Nhã Thanh (Theo Telegraph)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

OECD nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới

OECD đã nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới, nhờ sự phục hồi mạnh của kinh tế Mỹ, trong lúc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tụt lại...

Sàn giao dịch điện nở rộ, thu hút nhà đầu tư

Thị trường điện châu Âu có những bước tiến tự do hóa xa hơn. Hợp đồng điện tương lai được giao dịch rộng rãi, ước tính có quy mô gấp bảy lần quy mô thị trường giao...

"Ông lớn" dược phẩm Pfizer với cái kết hậu COVID-19

Giám đốc tài chính của Pfizer bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ 11% của các sản phẩm không liên quan tới COVID-19 trong quý vừa qua của công ty...

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ lên 6,8%

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm tài chính hiện tại từ 6,5% (được đưa ra hồi tháng Một) lên mức 6,8%, chủ yếu nhờ đầu tư công.

Chủ tịch Jerome Powell: Fed khó nâng lãi suất trở lại

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng lạm phát vẫn còn quá cao và Fed không cảm thấy tự tin về tiến triển lạm phát.

Fed giữ nguyên lãi suất, giảm nhịp độ thắt chặt định lượng

Fed giữ nguyên lãi suất khi cuộc chiến chống lạm phát dần trở nên khó khăn hơn trong thời gian gần đây.

Kinh tế toàn cầu hồi phục "đáng kinh ngạc" bất chấp các cú sốc lớn

IMF nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm nay lên 3,2%, tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách vẫn cần phải có những hành động quyết đoán để bảo vệ những...

Quỹ đầu tư Mỹ sắp đạt thoả thuận mua lại cổ phần tại chuỗi gà rán KFC Nhật Bản

Nikkei Asia cho biết quản lý quỹ tài sản Carlyle Group của Mỹ sắp mua lại KFC Holdings Japan, nhà điều hành chuỗi cửa hàng gà rán KFC tại nước này.

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98