Giá bán xe ô tô và xăng dầu kéo CPI tháng 3 giảm 0.27% so với tháng trước

29/03/2018 10:30
29-03-2018 10:30:10+07:00

Giá bán xe ô tô và xăng dầu kéo CPI tháng 3 giảm 0.27% so với tháng trước

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2018 giảm 0.27% so với tháng trước, trong đó 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm.

Nhóm giao thông giảm 0.77% do thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ khu vực ASEAN giảm xuống 0% làm giá bán ô tô trong nước giảm theo; giá xăng dầu giảm 1.3% so với tháng trước và giá vé ô tô khách, tàu hỏa giảm sau dịp Tết Nguyên đán 2018.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0.62% (lương thực tăng 0.35%; thực phẩm giảm 1.05%) do giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống giảm sau Tết Nguyên đán, làm CPI chung giảm 0.23%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0.28%, chủ yếu do các doanh nghiệp trong nước điều chỉnh giảm giá gas từ ngày 1/3/2018.

Nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0.28%; may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0.17%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0.09%; bưu chính viễn thông giảm 0.04%; hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0.1%.

Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá tăng: Thuốc và dịch vụ y tế tăng 1.98% (dịch vụ y tế tăng 2.54%) do trong tháng có 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế (tác động làm CPI chung tăng 0.1%); thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0.02%; giáo dục tăng 0.01% (dịch vụ giáo dục tăng 0.01%).

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, CPI bình quân quý 1/2018 tăng 2.82% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. CPI tháng 3/2018 tăng 0.97% so với tháng 12/2017 và tăng 2.66% so với cùng kỳ năm trước.

CPI bình quân quý 1/2018 tăng so với bình quân cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu sau: (i) Các địa phương thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế và thực hiện lộ trình tăng học phí; (ii) Hai tháng đầu năm nay trùng với Tết nên nhu cầu du lịch và đi lại tăng lên; (iii) Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới trong 3 tháng đầu năm tăng khá mạnh làm giá xăng dầu bình quân quý I tăng 9.18% so với cùng kỳ, đóng góp 0.38% vào mức tăng CPI chung. Ngoài ra còn một số yếu tố như việc tăng lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp từ ngày 1/1/2018 làm giá bình quân một số dịch vụ như sửa chữa đồ dùng gia đình, bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ thuê người giúp việc gia đình tăng từ 2%-8% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI quý 1/2018: Chỉ số giá nhóm thực phẩm giảm 1.47% so với cùng kỳ năm 2017 (do giá thịt lợn giảm khá mạnh); các cấp, các ngành tích cực triển khai các biện pháp bình ổn giá cả thị trường trong dịp Tết Nguyên đán, không để xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Lạm phát cơ bản tháng 3/2018 giảm 0.09% so với tháng trước và tăng 1.38% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân quý 1/2018 tăng 1.34% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.

Giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới. Chỉ số giá vàng tháng 3/2018 giảm 0.35% so với tháng trước; tăng 3.18% so với tháng 12/2017 và tăng 5.97% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 3/2018 tăng 0.27% so với tháng trước; tăng 0.22% so với tháng 12/2017 và giảm 0.09% so với cùng kỳ năm 2017.

Anh Đức

FiLi



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chính phủ kiên định tinh thần '5 quyết tâm,' '5 bảo đảm,' '5 đẩy mạnh', phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu năm 2024

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024; trong đó yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tục quán triệt phương châm...

Hoan nghênh Mỹ xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ, Việt Nam hoan nghênh Bộ Thương Mại Mỹ tổ chức phiên điều trần nhằm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt...

Thủ tướng: Sớm đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù tại Nghị quyết số 106/2023/QH15 của Quốc hội và các cơ chế, chính...

Việt Nam có lợi gì nếu được Mỹ công nhận là “nền kinh tế thị trường”?

Mới đây, giới đầu tư hồ hởi trước thông tin Mỹ cân nhắc nâng Việt Nam lên “nền kinh tế thị trường”. Nếu được công nhận, đây sẽ là bằng chứng cho sự cải thiện trong...

Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Mới đây, trang Reuters đưa tin Mỹ đang xem xét việc nâng cấp Việt Nam lên quy chế “nền kinh tế thị trường” trong một nỗ lực củng cố mối quan hệ bền chặt giữa đôi...

Áp lực lạm phát lên chính sách chưa cao và sẽ giảm dần

Mức tăng CPI tuy gần chạm mốc 4,5% mục tiêu, nhưng không quá tiêu cực và áp lực đối với chính sách, bao gồm chính sách tiền tệ, sẽ giảm dần từ quý III/2024.

"Nhiệm vụ của vùng Đông Nam Bộ cao hơn nhiệm vụ của 5 vùng khác của cả nước"

Thủ tướng chỉ đạo, Hội nghị tập trung rà soát các công việc, nhiệm vụ ưu tiên triển khai thực hiện quy hoạch, để triển khai hiệu quả Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai là hết sức quan trọng

Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, các bộ, ngành có liên quan đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất để Luật Đất đai...

Họp báo Chính phủ: Kết quả 4 tháng đầu năm tốt hơn cùng kỳ

Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thống nhất nhận định tình hình KTXH tháng 4 tiếp tục tiếp tục chuyển biến tích cực. Nhìn chung 4 tháng đầu năm 2024...

Thủ tướng yêu cầu không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1-7-2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98