So găng ba gương mặt sáng giá của ngành cá tra

14/05/2018 08:54
14-05-2018 08:54:11+07:00

So găng ba gương mặt sáng giá của ngành cá tra

Trải qua bao sóng gió trong ngành cũng như nội tại doanh nghiệp, hiện ngành cá tra ghi nhận ba gương mặt sáng giá nhất về quy mô vốn cũng như lợi nhuận có sự tăng trưởng đáng kể gồm ANV, IDIVHC.

Sự “hồng hào” trông thấy này một phần đến từ việc nắm bắt cơ hội, sự khởi sắc của thị trường cá tra nguyên liệu năm 2017 - đầu 2018 và cả những cuộc tái cơ cấu mạnh bạo.

Sự “hồng hào” trông thấy của các doanh nghiệp này một phần đến từ việc nắm bắt cơ hội, sự khởi sắc của thị trường cá tra nguyên liệu năm 2017 - đầu 2018 và cả những cuộc tái cơ cấu mạnh bạo.

Lãi quý 1/2018 của ANV và IDI tiếp tục tăng vọt, VHC chững lại

Mặc dù Hùng Vương (HVG) có mặt trong danh sách top 5 đơn vị xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam năm 2017, nhưng do đang chịu áp lực vay nợ quá lớn khi dùng vốn ngắn hạn đầu tư cho hàng loạt dự án dài hạn khiến Công ty này thua lỗ nặng nề. Trong khi đó, Vĩnh Hoàn (VHC), Nam Việt (ANV) và Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia (IDI) lại thừa thắng xông lên để đạt được kết quả vượt trội trong năm qua cũng như quý đầu năm 2018.

Mới nhất, theo báo cáo tài chính quý 1/2018, lãi ròng của IDI tới gần 166 tỷ đồng, gấp gần 7 lần cùng kỳ. ANV cũng có mức tăng trưởng vượt trội với 76 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, VHC thường có độ chững ở quý đầu năm khi lợi nhuận sau thuế chỉ gần 98 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ.

Những con số đầu tiên của quý này cho thấy một bức tranh hoạt động kinh doanh sẽ rất khác trong năm 2018 so với 2017. Dù năm 2017, ba doanh nghiệp này đã đạt được những con số lãi ròng không thể tốt hơn khi ANV có sự tăng vọt gần hơn 7 lần so với năm 2016 khi đạt 143 tỷ đồng; IDI gấp 3.5 lần với 337 tỷ đồng; còn VHC khi đã đạt được mức cao thì tốc độ tăng trưởng chững lại, chỉ gần 7% với 607 tỷ đồng.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý trong cơ cấu doanh thu của IDI, ngoài cá tra thì còn có nguồn thu ngoài ngành là bất động sản. Bên cạnh đó, IDI có những nghiệp vụ với cổ đông lớn là Sao Mai (ASM) như bán cá tra, mua thức ăn thủy sản, xuất bán bột cá... với số tiền không hề nhỏ.

Mặc dù IDI có sự vượt trội về doanh thu cũng như lợi nhuận so với ANV, tuy nhiên biên lợi nhuận gộp năm 2017 của ANV lại ở mức cao, thậm chí nhích hơn so với VHC.

Đòn bẩy tài chính của IDI quá cao

Xét về tổng tài sản tại thời điểm cuối tháng 3/2018 và nhiều năm qua, IDI khá vượt trội với 5,866 tỷ đồng, nhưng chiếm chủ yếu trong đó lại là nợ vay tài chính với hơn 3,000 tỷ đồng, vượt cả vốn chủ sở hữu khiến rủi ro về tài chính của IDI luôn thường trực. Điển hình dễ thấy nhất là chi phí lãi vay của IDI trong quý 1/2018 ngốn tới gần 40 tỷ đồng, còn năm 2017 là 178 tỷ đồng.

Trong hai năm liền (2015, 2016), IDI ghi nhận chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh âm, chủ yếu do các khoản phải thu và tiền lãi vay.

Trong khi đó, vay nợ của ANV đã giảm nhiệt, khiến cơ cấu nợ trên tổng tài sản giảm đáng kể và thuộc mức trung bình so với các doanh nghiệp cùng ngành. Còn VHC thì cho thấy khả năng tự chủ được đồng vốn rất cao. Đồng thời, lưu chuyển tiền thuần của ANV và VHC vẫn luôn duy trì ở mức dương trong các năm qua.

Nguyên liệu: ANV tự cung 100%, VHC 65%, IDI chủ yếu liên kết để đáp ứng 78%

Từ đầu năm 2017, việc tự chủ nguyên liệu của ngành cá tra nóng hơn bao giờ hết khi giá cá tra vẫn liên tục leo thang từng ngày. Với chi phí cá nguyên liệu bình quân chiếm khoảng 75% trong giá thành sản xuất, giá nguyên liệu chính là biến số ảnh hưởng quyết định đến lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành này. Chính vì vậy, trong tình hình giá cá nguyên liệu biến động như hiện tại, doanh nghiệp nào có khả năng tự chủ nguyên liệu càng cao thì khả năng chiếm thị phần và tăng trưởng lợi nhuận càng lớn.

Vì sản lượng xuất khẩu lớn nên với 530ha vẫn chỉ cung ứng cho VHC được 65% nguyên liệu và Công ty này đang có kế hoạch mở rộng vùng nuôi thêm 220ha tại Long An nhằm tăng tính tự chủ lên 70% vào cuối năm 2019. Về sản xuất, VHC có 6 nhà máy với tổng công suất 850 tấn/ngày, đồng thời nhà máy giá trị gia tăng và chế biến phụ phẩm có công suất lần lượt là 2,000 tấn/năm và 18,000 tấn/năm.

Một số chỉ tiêu của các doanh nghiệp

Trong khi đó, ANV hiện đang có chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất thức ăn, nuôi trồng và chế biến thủy sản, từ đó tự chủ động được nguồn nguyên liệu cá cho sản xuất và thị trường. Trong đó, vùng nuôi cá nguyên liệu của ANV có diện tích 250ha, tập trung chủ yếu tại địa bàn tỉnh An Giang, Đồng Tháp, không bị ảnh hưởng của xâm ngập mặn. Công ty tự chủ 100% thức ăn cho vùng nuôi với sản lượng 24,000 tấn/tháng, thậm chí có bán ra thị trường. ANV có 4 nhà máy sản xuất với công suất 600 tấn cá/ngày, 1 nhà máy chế biến bột cá và dầu cá với sản lượng trung bình là 800 tấn/năm.

Còn với IDI, đến cuối năm 2017, vùng nuôi của đơn vị này chỉ 40ha cộng với liên kết là 200ha, nhưng mới chỉ đảm bảo cung ứng nguyên liệu được hơn 78%. Với 2 nhà máy hoạt động hết công suất chỉ 450 tấn/ngày khiến Công ty phải gia công bên ngoài nên yếu tố rủi ro sẽ cao hơn.

Kế hoạch 2018: ANV - IDI tiếp tục đột biến, VHC lại giảm

Về kế hoạch năm 2018, IDI đặt mục tiêu doanh thu 6,858 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 580 tỷ đồng (gấp 1.7 lần năm 2017). Mục tiêu đến 2020, vùng nuôi của Công ty đạt 400ha.

Còn ANV, tổng doanh thu lên 3,200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 250 tỷ đồng (cũng gấp 1.7 lần năm 2017). Đáng chú ý, bên cạnh việc đảm bảo tăng trưởng sản xuất kinh doanh, năm 2018-2019, ANV phấn đấu giảm lãi vay về 0 với mục tiêu chủ động tài chính mà không cần vốn từ ngân hàng.

Trong khi ANV và IDI đều đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh năm 2018 thì VHC đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế chỉ tăng nhẹ 2.5%, lên mức 620 tỷ đồng. Tuy nhiên, đáng chú ý, trong kế hoạch này của VHC, lợi nhuận nhóm sản xuất chính yếu là thủy sản và bột mỡ lại giảm 8%, về mức 573 tỷ đồng. Điều này cũng dễ hiểu khi VHC vừa quyết định bán cổ phần tại "mắt xích" Vạn Đức Tiền Giang từ 100% vốn xuống còn 35%.

Việc VHC quyết định bán Vạn Đức Tiền Giang khiến nhà đầu tư khá khó hiểu và liệu VHC có thực hiện được kế hoạch 2018 như đã đặt ra hay không khi mà thiếu đi một mắt xích quan trọng này?

Bởi Vạn Đức Tiền Giang được VHC mua hồi năm 2014 khi đơn vị này sở hữu hơn 83ha vùng nuôi có khả năng đáp ứng 80% nhu cầu nguyên liệu của nhà máy. Thêm vào đó, nhà máy chế biến cá của Vạn Đức Tiền Giang có công suất thiết kế 114 tấn nguyên liệu/ngày. Tính riêng trong năm 2017, Vạn Đức Tiền Giang mang về cho VHC 178 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng chiếm 30% tổng lợi nhuận. 

Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận 2018

Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), đến năm 2050, dân số thế giới vượt 9 tỷ người, nếu tỷ trọng cá tiêu thụ vẫn giữ nguyên như ngày nay thì đến thời điểm đó sản lượng cá phải tăng thêm 56% nữa mới đáp ứng đủ nhu cầu. Trong khi nguồn thủy sản đánh bắt ngày càng bị giới hạn thì chắc chắn nhu cầu về nuôi trồng cá sẽ tăng để đảm bảo nguồn thực phẩm dinh dưỡng cho lực lượng dân số ngày càng gia tăng. Theo đó, dự kiến đến năm 2030, tỷ trọng nguồn cá nuôi trong tổng nguồn cá nói chung sẽ vượt 60%, nghĩa là người tiêu dùng sẽ ăn nhiều cá nuôi hơn đánh bắt. Đây chắc chắn là cơ hội lớn mà các doanh nghiệp thủy sản cần tận dụng để tạo ra chiếc bánh thị trường ngày càng lớn cho sản phẩm cá tra và các sản phẩm giá trị gia tăng có liên quan.

Cổ phiếu: ANV có mức tăng ấn tượng nhất

Biến động giá cổ phiếu thể hiện kỳ vọng của nhà đầu tư không chỉ về nội tại của doanh nghiệp mà cả triển vọng trong tương lai. Trong đó, đáng ghi nhận nhất là ANV với mức tăng vọt tới 496% trong vòng 12 tháng qua, hiện đang giao dịch quanh vùng 24,000 đồng/cp.

VHC cũng có mức tăng mạnh 228% sau nhiều biến động, hiện đang quanh mức 54,00 đồng/cp. Tuy nhiên, tính riêng trong vòng 1 tháng qua, cổ phiếu VHC đã giảm tới hơn 20% có lẽ phần nào bị ảnh hưởng từ thông tin bán “mắt xích” quan trọng là Vạn Đức Tiền Giang được công bố gần đây.

Trong khi đó, cổ phiếu IDI có sự tăng trưởng khá nhẹ với gần 92%, và giá khá thấp, chỉ quanh mức 14,000 đồng/cp.

Biến động cổ phiếu ANV, IDI, VHC trong vòng 12 tháng qua

Trong 3 tháng đầu năm 2018, giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 438.2 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thị trường lớn nhất vẫn là Mỹ, Trung Quốc, nhưng có mức tăng mạnh nhất lại là khu vực Asean tới 56.5%, Trung Quốc - Hồng Kông tăng 45%, còn Mỹ hạ nhiệt hơn với 22.7%...

Về thị trường xuất khẩu, ANV trải khá đều giữa châu Á, châu Âu và châu Mỹ để tránh được các rủi ro nếu có và nhất là không phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ như các doanh nghiệp khác. Trong đó, thị trường Nam Mỹ (Brazil, Mexico, Colombia) chiếm lớn nhất, đến châu Á, Trung Đông và cuối cùng là châu Âu. Năm 2018-2019, ANV sẽ đẩy mạnh xuất vào thị trường đầy tiềm năng là Trung Quốc.

Tương tự đối với IDI, chủ yếu vẫn là châu Á, châu Mỹ, châu  và châu Phi... IDI cũng đang kỳ vọng việc xuất khẩu vào Trung Quốc - Hồng Kông sẽ tăng trưởng mạnh trong năm nay.

VHC chủ yếu xuất vào Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, còn lại là các vùng khác như Canada, Autralia, Hồng Kông, Mexico, Nhật… Tuy nhiên, thị trường Mỹ có quá nhiều rủi ro với các rào cản kỹ thuật nên không chỉ các doanh nghiệp khác mà chính VHC cũng đang phát triển thêm khối thị trường mới nổi như Nhật, Trung Quốc, Tây Ban Nha…

Hoàng Nguyên

Fili





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ Vietbank: Phấn đấu lãi hơn ngàn tỷ, chia cổ tức 25%, niêm yết HOSE

Sáng ngày 26/04/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, tăng vốn...

Thiếu tỷ lệ tham dự, ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 của PET bất thành

Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (HOSE: PET) không thể tiến hành ĐHĐCĐ thường niên 2024 theo kế hoạch vào ngày 26/04, do tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết tham dự...

ĐHĐCĐ VietABank: Lợi nhuận quý 1 khoảng 258 tỷ đồng

Sáng 26/04, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, UPCoM: VAB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thảo luận, thông qua các tờ trình quan trọng như kế hoạch kinh...

Chủ tịch PDR: Hé lộ đối tác mua đứt block B1 dự án Astral City ở Bình Dương

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức sáng 26/04, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) hé lộ kế hoạch đưa sản phẩm ra thị trường trong năm...

ĐHĐCĐ HDBank: Kế hoạch tăng trưởng năm thứ 12 liên tiếp

Sáng 26/04, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank, HOSE: HDB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 để thảo luận về kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi nhuận và...

ĐHĐCĐ IDC: Kế hoạch chuyển sàn qua HOSE, duy trì cổ tức bằng tiền tỷ lệ 40% trong bao lâu?

Sáng 26/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Tổng Công ty IDICO – CTCP (HNX: IDC) diễn ra nhằm thông qua kế hoạch lãi trước thuế hơn 2,500 tỷ đồng, cổ tức năm 2023 bằng...

ĐHĐCĐ Eximbank: Bầu Chủ tịch Bamboo Capital vào HĐQT

Sáng 26/04, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng vốn, dời trụ sở...

Doanh thu quý 1 tăng ngàn tỷ, vì sao lợi nhuận Sabeco chỉ nhích nhẹ?

Nhu cầu tiêu thụ bia cải thiện giúp doanh thu quý 1/2024 của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) tăng gần 1,000 tỷ đồng so với cùng...

Chủ tịch Sacombank Dương Công Minh: Tôi không liên quan đến bà Trương Mỹ Lan

Sáng ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi...

Lợi nhuận quý 1 của TIP gấp hơn 2 lần cùng kỳ

Nhờ khoản hoàn nhập dự phòng của CTCP Cà phê Olympic, CTCP Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa (HOSE: TIP) báo lãi ròng quý 1/2024 gấp hơn 2 lần cùng kỳ, đạt hơn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98