Ông Trịnh Hoài Giang: “Từ đây đến cuối năm thị trường có thể về 800 điểm”

23/10/2018 12:00
23-10-2018 12:00:00+07:00

Ông Trịnh Hoài Giang: “Từ đây đến cuối năm thị trường có thể về 800 điểm”

“Dù nhiều người nói đến năm 2020 thị trường mới chịu ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại, nhưng khả năng từ đây đến giữa năm sau sẽ có một “big correction” - thị trường sẽ rớt hơn nữa, do ảnh hưởng của thị trường Trung Quốc và Mỹ. Còn từ đây đến cuối năm, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể bình bình và về khoảng 800 điểm”.

Đó là nhận định của ông Trịnh Hoài Giang – Phó Tổng giám đốc Chứng khoán TPHCM (HCM) về tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới.

Ông Trịnh Hoài Giang: “Có thể tôi sai, nhưng nhìn chung cảm nhận của tôi về thị trường khá yếu".

Ngày 11/10 vừa qua, thị trường chứng khoán chứng kiến một trong những phiên giảm điểm mạnh nhất của chỉ số VN-Index từ đầu năm cho đến nay khi rớt tới 48 điểm, tương đương 4.84%, về mức 938.8 điểm. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng từ thị trường chứng khoán thế giới.

Vậy xu hướng tiếp theo sẽ như thế nào khi mà các thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô trong nước vẫn rất tốt, rồi sự lạc quan trong kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp…?

Theo ý kiến của cá nhân ông Trịnh Hoài Giang, thời gian tới, thị trường chứng khoán sẽ có rủi ro xuống nhiều hơn lên bởi chịu ảnh hưởng lớn từ kinh tế thế giới. Nhất là nền kinh tế Trung Quốc đã cho thấy hiệu ứng từ chiến tranh thương mại, dù mới xảy ra cách đây mấy tháng nhưng GDP giảm, thị trường bất động sản bắt đầu có vấn đề… Còn thị trường Mỹ, lãi suất vẫn tiếp tục tăng, đây là rủi ro lớn nhất.

“Dù nhiều người nói đến năm 2020 thị trường mới chịu ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại, nhưng khả năng từ đây đến giữa năm sau sẽ có một “big correction” - thị trường sẽ rớt hơn nữa, do ảnh hưởng của thị trường Trung Quốc và Mỹ. Còn từ đây đến cuối năm, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể bình bình và về khoảng 800 điểm” – ông Giang nhận định.

Mặc dù các chỉ số của nền kinh tế Việt Nam khá vững chắc như tỷ giá và các ngành công nghiệp ổn định nhưng rủi ro lớn lại từ nước ngoài. Ông phân tích, nếu như kinh tế Trung Quốc có vấn đề thì thị trường bất động sản Việt Nam và những ngành đi theo như vật liệu xây dựng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nhất là khi ngân hàng siết vốn vào bất động sản, hay phân khúc cao cấp cũng sẽ bị đóng băng vì người Trung Quốc vào mua nhiều.

Những tín hiệu đầu tiên về chiến tranh thương mại đã ảnh hưởng đến Trung Quốc . Ở phía lạc quan, nhà đầu tư vẫn đang kỳ vọng Việt Nam cũng có những cơ hội hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc ở góc độ tăng xuất khẩu sang Mỹ nhưng sự thay đổi này cần có thời gian mới phản ánh được. Còn trước mắt nhu cầu về xuất khẩu nội địa của Việt Nam qua Trung Quốc bị ảnh hưởng. Cầu thế giới không chỉ riêng Trung Quốc, do đó giá dầu và kim loại sẽ giảm…

 “Có thể tôi sai, nhưng nhìn chung cảm nhận của tôi về thị trường khá yếu. Ví dụ, đây là mùa “earning season” (mùa kiếm tiền) bên Mỹ, có những công ty lợi nhuận vượt quá mong đợi của thị trường nhưng cổ phiếu vẫn xuống vì người ta coi đây là cơ hội để bán bởi từ đây không có gì để kích thích doanh nghiệp nữa. Trong khi quý 4 lãi suất Mỹ tiếp tục tăng sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp” – ông Giang cho biết.

Với tình hình này, mặc dù thời gian qua các công ty chứng khoán quản lý ký quỹ khá tốt, tuy nhiên sẽ gặp khó khăn khi tình hình giao dịch giảm xuống thấp. Còn những công ty sống nhờ độ biến động lớn của thị trường hơn là xu hướng thị trường thì sẽ ít chịu ảnh hưởng hơn.

Thanh Nụ

Fili





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

VDSC: VN-Index có thể giao dịch trong biên độ 1,165 – 1,280 điểm

Trong báo cáo chiến lược vừa được CTCK Rồng Việt (VDSC) phát hành, nhóm phân tích kỳ vọng VN-Index tháng 5 sẽ giao dịch trong biên độ 1,165 - 1,280 điểm.

Góc nhìn 09/05: Cẩn trọng trước chốt chặn 1,260 điểm

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng những dấu hiệu tích cực hơn của VN-Index đã dần lộ diện trong ngắn hạn, tuy nhiên cần cẩn trọng trước chốt chặn 1,260 điểm.

SSI Research: VN-Index về vùng định giá hấp dẫn sau nhịp điều chỉnh trong tháng 4

Trong báo cáo chiến lược tháng 5, SSI Research nhận định hệ số P/E Forward 1 năm của VN-Index sau nhịp điều chỉnh của tháng trước đã tiến về lại vùng định giá hấp...

Góc nhìn 07/05: Tích lũy đi lên?

SSV cho rằng trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ tích lũy đi lên để hình thành xu hướng tăng mới. Nhà đầu tư chú ý có thể xảy ra rung lắc khi thị trường tiến tới...

Đầu tư VNM, DGC và PVD có hấp dẫn?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua VNM trên cơ sở nội tại vững chắc; nắm giữ DGC với kỳ vọng được hưởng lợi lớn từ sự phục hồi ngành bán dẫn, làn sóng...

Chứng khoán tháng 5: “Sell in May” có về?

Lại một tháng 5 nữa tới với thị trường chứng khoán (TTCK). Hứng nhịp chỉnh mạnh cuối tháng 4 cũng như đứng trước nhiều áp lực nóng đè nặng lên thị trường, nhà đầu...

Sếp TCAM: Fed sẽ không thể duy trì lãi suất cao, thời điểm vàng đang đến gần 

Sáng ngày 04/05/2024, Công ty Quản lý quỹ Thành Công (TCAM) tổ chức sự kiện Quản lý Tài sản với chủ đề “Thời điểm vàng 2024”. Tại sự kiện, các chuyên gia TCAM đã...

Góc nhìn tuần 06 - 10/05: VN30-Index kiểm định mốc 1,242?

Theo Vietcap, ngưỡng kháng cự MA50 tại vùng 1,256 điểm sẽ tiếp tục thúc đẩy lực bán chốt lãi tại nhóm cổ phiếu VN30. Chỉ số VN30-Index theo đó có thể xuất hiện nhịp...

UOB: Tỷ giá USD/VND có thể lên 25,600 đồng trong quý 2/2024 và suy yếu

Theo Báo cáo dự báo tỷ giá và ngoại hối toàn cầu mới nhất của Bộ phận Nghiên cứu Thị trường & Kinh tế Toàn cầu của UOB cập nhật ngày 03/05/2024, UOB kỳ vọng VNĐ sẽ...

Góc nhìn 03/05: Rủi ro đảo chiều tại ngưỡng 1,220 điểm?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index cần thêm thời gian tích lũy trước khi tiến lên vùng điểm mới, còn ở thời điểm hiện tại, chỉ số có rủi ro đảo chiều...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98