Ông Nguyễn Kim Chi (KIS): “Nhà đầu tư nên thận trọng với cổ phiếu ngân hàng”

29/07/2019 13:05
29-07-2019 13:05:02+07:00

Ông Nguyễn Kim Chi (KIS): “Nhà đầu tư nên thận trọng với cổ phiếu ngân hàng”

Trao đổi về chiến lược đầu tư quý 3/2019, ông Nguyễn Kim Chi - Giám đốc CTCK KIS Việt Nam, chi nhánh Phạm Ngọc Thạch chia sẻ: “Nhà đầu tư cần có quan điểm thận trọng với nhóm cổ phiếu ngân hàng. Với việc giá cổ phiếu đã phản ánh khá nóng kết quả tăng trưởng tích cực trong quý 2 - thể hiện rõ nhất ở VCB.”

Ông Nguyễn Kim Chi

Theo ông Chi, thời gian gần đây căng thẳng Mỹ - Trung đã lắng xuống đáng kể sau cuộc gặp tại G20; thông tin về khả năng Fed hạ lãi suất ngay trong tháng 7 giúp cho giao dịch của khối ngoại trên thị trường sôi động trở lại; đặc biệt chứng chỉ quỹ VFMVN30 được mua ròng đến 800 tỷ đồng, đem lại dự báo tích cực cho dòng tiền khối ngoại sẽ quay trở lại cực trong 6 tháng cuối năm.

Trong bối cảnh này, ông Chi chỉ ra các nhóm ngành có triển vọng tăng trưởng tích cực và được hưởng lợi ngay từ chính sách mà nhà đầu tư nên chú ý trong quý 3 là nhóm bán lẻ và công nghệ, bất động sản khu công nghiệp, thuỷ sản, dệt may, ô tô và cảng biển.

“Tuy nhiên, sẽ khó có ngành thực sự dẫn sóng trong quý 3/2019 khi các nhóm ngành đóng vai trò dẫn dắt đang vận động một cách tương đối đơn lẻ; trong từng ngành, các cổ phiếu cũng vận động với mức độ phân hoá rất cao. Vì vậy, rất khó hình thành khái niệm nhóm ngành dẫn sóng trong giai đoạn sắp tới”, ông Chi nói thêm.

Chiến lược nào cho giai đoạn rỗng thông tin?

Trong quý 3/2019, đặc biệt là trong tháng 7 này thị trường thường sẽ vận động rất sát với thông tin về lợi nhuận quý 2 của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có những kết quả kinh doanh đột phá sẽ tạo nên những cú hích về giá trong ngắn hạn. Ngược lại, những doanh nghiệp không đạt được kết quả như kỳ vọng sẽ phải đối mặt với những đợt sụt giảm bất ngờ. “Nhà đầu tư có thể tận dụng sự phân hoá này để lên chiến lược đầu tư trong ngắn hạn”, ông Chi chia sẻ.

Tuy nhiên sau thời điểm này là thời điểm thị trường bước vào giai đoạn trống thông tin, chiến lược phù hợp đối với nhà đầu tư là chọn lọc những cổ phiếu có dư địa tăng trưởng lớn, hoặc các doanh nghiệp có yếu tố ngành tích cực trong quý 3 và thậm chí là quý 4/2019 như bất động sản khu công nghiệp.

“Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư cần có quan điểm thận trọng với nhóm cổ phiếu ngân hàng. Với việc giá cổ phiếu đã phản ánh khá nóng kết quả tăng trưởng tích cực trong quý 2 - thể hiện rõ nhất ở VCB. Tôi cho rằng, kỳ vọng dựa vào các yếu tố cơ bản cho thấy dấu hiệu tăng trưởng gần như đã đạt đỉnh trong ngắn hạn”, ông Chi đánh giá. Mặt khác, việc kỳ vọng vào nới room nước ngoài và yếu tố nâng hạng là một câu chuyện dài và cần nhiều thời gian để đánh giá một cách chính xác. Theo đó, ông Chi đánh giá áp lực chốt lời lên nhóm ngân hàng sẽ sớm xuất hiện và tạo áp lực chung lên chỉ số VN-Index.

Sức hấp dẫn từ kênh đầu tư chứng khoán

Ông Chi nhận xét một số kênh đầu tư gần đây đang gây sốt như vàng, bitcoin và đặc biệt là kênh đầu tư trái phiếu đã phần nào làm phân tán dòng tiền trên thị trường. Cụ thể nhất là thanh khoản trên thị trường sụt giảm đáng kể. Nguyên nhân là do nhà đầu tư cơ cấu lại danh mục đầu tư theo hướng tập trung vào các kênh phòng thủ vì lo ngại chiến tranh thương mại diễn biến phức tạp hơn.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thêm sự lựa chọn khi thị trường tiếp tục ra mắt sản phẩm phái sinh mới là Chứng quyền có đảm bảo (Covered Warrant) bên cạnh sản phẩm Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 (Future Contract) đã ra mắt 2 năm về trước.

Tuy nhiên, ông Chi vẫn đánh giá sức hút của kênh đầu tư chứng khoán cơ sở vẫn còn rất lớn khi định giá chung mặt bằng cổ phiếu toàn thị trường đang ở mức khá hấp dẫn, một số ngành có dư địa tăng trưởng còn rất lớn. Việc đa dạng sản phẩm cũng mở ra cơ hội thu hút thêm dòng vốn bên ngoài và gia tăng triển vọng nâng hạng cho thị trường trong giai đoạn sắp tới.

Kim Dung

Fili







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 03/05: Rủi ro đảo chiều tại ngưỡng 1,220 điểm?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index cần thêm thời gian tích lũy trước khi tiến lên vùng điểm mới, còn ở thời điểm hiện tại, chỉ số có rủi ro đảo chiều...

Cổ phiếu ngành bán lẻ kỳ vọng bứt tốc?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan DGW khi tìm ra được thêm động lực tăng trưởng mới đến từ lĩnh vực cung cấp thiết bị bảo hộ lao động; mua FRT với...

Góc nhìn tuần 02-03/05: Tạo thêm một đáy tiếp theo?

Trong kịch bản cơ sở, SSV cho rằng thị trường có thể sẽ tạo thêm một đáy tiếp theo trước khi quay lại xu hướng tăng. 

VinaCapital: Lãi suất tiền gửi có thể tăng 100 điểm cơ bản vào cuối 2024, nhưng không tác động lớn TTCK

Ông Michael Kokalari, CFA - Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital, gần đây có bài phân tích với nhan đề "Vàng, đô la Mỹ và lãi...

Góc nhìn 26/04: Cần thêm thời gian tạo đáy?

Theo DAS, nhà đầu tư giảm nhịp độ giao dịch khi thị trường sẽ có kỳ nghỉ dài và không có tin tức nổi bật. VN-Index cần thêm thời gian tạo đáy và tích lũy trước khi...

Góc nhìn 25/04: Nên giao dịch cẩn trọng

VDS khuyến nghị nhà đầu tư cần tránh mua đuổi và giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá lại trạng thái...

Góc nhìn 24/04: Duy trì ngưỡng 1,150-1,180?

TPS nhận định phiên giảm điểm ngày 23/04 không ảnh hưởng nhiều đến xu thế của VN-Index trong ngắn hạn. Thị trường được kỳ vọng có thể tạo vùng nền tích lũy quanh...

Góc nhìn 23/04: VN-Index có nhiều khả năng điều chỉnh ngắn hạn

Một số công ty chứng khoán (CTCK) đánh giá xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index theo chiều hướng tiêu cực, các nhà đầu tư nên cẩn trọng, chốt lời hoặc cơ cấu danh...

Có nên đầu tư PNJ, BWE và IDI?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan PNJ trên cơ sở chiếm lĩnh thị phần, cải thiện biên lợi nhuận gộp; tăng tỷ trọng BWE nhờ thúc đẩy tăng trưởng...

Góc nhìn tuần 22 - 26/04: Giằng co quanh 1,175

Các công ty chứng khoán dư báo VN-Index sẽ tiếp tục giằng co quanh ngưỡng 1,175. Trong trường hợp thủng ngưỡng này, chỉ số có thể giảm về ngưỡng hỗ trợ 1,150.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98