Chứng quyền không dành cho các nhà đầu tư tay ngang?

26/05/2022 13:00
26-05-2022 13:00:00+07:00

Chứng quyền không dành cho các nhà đầu tư tay ngang?

Chứng quyền có bảo đảm (Covered warrant – CW) là một loại chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành và có đặc điểm tương tự như một hợp đồng quyền chọn. Nhà đầu tư giữ chứng quyền được quyền mua (đối với chứng quyền mua) chứng khoán cơ sở tại một mức giá đã được xác định trước (giá thực hiện) tại một thời điểm đã được ấn định trước (ngày đáo hạn) (trường hợp thanh toán bằng chứng khoán cơ sở), hoặc nhận khoản tiền thanh toán là chênh lệch giữa giá thực hiện và giá thanh toán tại ngày đáo hạn (trường hợp thanh toán bằng tiền).

Mỗi chứng quyền luôn gắn liền với 1 mã chứng khoán cơ sở để làm căn cứ xác định lãi/lỗ vào ngày đáo hạn.

Tại Việt Nam, thời gian đầu chỉ có chứng quyền mua với tài sản cơ sở là cổ phiếu và thanh toán bằng tiền. Sau khi phát hành, các chứng quyền được niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và được đảm bảo thanh khoản bởi nhà tạo lập thị trường là tổ chức phát hành.

Ảnh minh họa

Chúng ta lấy một ví dụ cụ thể trên thị trường vào ngày 18/5/2022 (mã đã được đổi tên) để có thể hình dung về chứng quyền:

Chứng quyền CAAA2201 có giá thực hiện 30,999 đồng/cp, tỷ lệ chuyển đổi 5:1 ngày đáo hạn 21/09/2022. Giá AAA đang là 24,000 đồng/cp. Giá thanh toán sẽ bằng trung bình của 5 ngày liền kề trước 21/09/2022.

Nhà đầu tư chứng quyền có hai lựa chọn:

Một, nắm giữ chứng quyền đến ngày đáo hạn. Tại ngày 18/5/2022 giá 1 chứng quyền là 440 đồng. Nếu đến ngày đáo hạn, giá thanh toán nhỏ hơn 30,999 đồng. Nhà đầu tư sẽ mất trắng 100% số tiền đầu tư.

Điểm hòa vốn sẽ xuất hiện khi giá thanh toán bằng: 440*5+30,999=33,199 đồng/cp. Như vậy, trong hơn 4 tháng giá chứng khoán phải tăng (33,199-24,000)/24,000=38.32% để nhà đầu tư hòa vốn (ATM - At The Money), tương đương mức hơn 9%/tháng.

Tuy nhiên, khi giá thanh toán vượt trên điểm hòa vốn thì nhà đầu tư sẽ có lời. Ví dụ giá thanh toán bằng 35.999 đồng/cp thì về mặt lý thuyết giá 1 chứng quyền sẽ là: (35,999-30,999)/5=1,000 đồng (chưa tính phí thuế giao dịch). Nhà đầu tư sẽ lời (1,000-440)/440=127%.

Hai, nhà đầu tư giao dịch cho tới trước ngày giao dịch cuối cùng. Nếu giá giao dịch nhỏ hơn giá mua chứng quyền thì nhà đầu tư lỗ, nếu giá giao dịch cao hơn thì nhà đầu tư lời. Giá này căn cứ theo thị trường xác định. Ngoài ra, nếu giá chứng khoán cơ sở không thay đổi hoặc thay đổi dưới 30,999 đồng/cp trong trường hợp cụ thể này thì giá chứng quyền có xu hướng tiến về 0 tại ngày giao dịch cuối cùng.

Trong chứng quyền nhà đầu tư sẽ có hai rủi ro:

Nếu nắm giữ, phải tăng giá với một mức giá khá mạnh. Như ví dụ trên thì giá có thể phải tăng tới 9.10%/tháng để đạt được điểm hòa vốn.

Nếu lướt sóng thì thông thường luôn có người bán là công ty chứng khoán phát hành chứng quyền, nhưng có thể không có người mua khi muốn bán. Lúc đó, bắt buộc ôm đến ngày đáo hạn, hoặc phải bán với mức giá rẻ để thoát hàng.

Chứng quyền được tạo ra với ý nghĩa người mua phải trả một mức giá cao hơn để được mua chứng khoán tại ngày đáo hạn với một mức giá cụ thể. Cao hơn thì lời, thấp hơn thì lỗ hoặc mất trắng. Tuy nhiên, tính đòn bẩy của chứng quyền rất cao, trong trường hợp này nhà đầu tư chỉ bỏ ra 440*5=2,200 là có thể sở hữu quyền mua 1 cổ phiếu có giá thanh toán là 35,999 (dự kiến trong trường hợp tăng giá mạnh). Như vậy, thay vì chỉ lãi 50% khi mua cổ phiếu cơ sở thì nhà đầu tư có thể đạt tỷ suất sinh lời lên đến 127% khi sử dụng công cụ chứng quyền như tính toán bên trên. Mặt khác, số vốn bỏ ra cũng sẽ tiết kiệm hơn khoảng 10 lần (2,200 đồng thay vì 24,000 đồng). Bên cạnh đó, chứng quyền khác với phái sinh hoặc chơi cổ phiếu margin vì không bị tình trạng call margin khi giá xuống thấp.

Tuy nhiên mức chênh quá cao để đạt được điểm hòa vốn với chứng quyền (các nhà đầu tư có thể áp dụng công thức với các chứng quyền đang niêm yết để tự tính) điều này có thể khiến nhà đầu tư dễ dàng cháy tài khoản.

Chứng quyền không phải môn chơi cho các nhà đầu tư tay ngang. Tổng chi phí cơ hội (Tổng giá chứng quyền + Mức chênh giữa giá hiện tại và giá thực hiện) phải trả là quá lớn để đạt được điểm hòa vốn. Rất nhiều nhà đầu tư đã thua lỗ trầm trọng, thậm chí lỗ 100%. Trong khi người có lợi nhuận không nhiều. Chứng quyền chỉ nên chơi trong những thị trường siêu tăng giá, và cần phải tính toán kỹ càng.

Kiên Cường

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Mỏ vàng tạo lập thị trường CW của công ty chứng khoán?

Thị trường chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant, CW) đi vào hoạt động năm 2019. Những năm gần đây, CW đã trở thành sản phẩm quen thuộc đối với thị trường chứng...

Công ty chứng khoán nào đang là tổ chức phát hành CW hiệu quả nhất?

Thị trường chứng quyền có bảo đảm (CW) sôi động dần về cuối năm 2023. Các công ty chứng khoán (CTCK) với vai trò là tổ chức phát hành đã tung nhiều mã CW ra thị...

VPBankS ra mắt 5 mã chứng quyền có bảo đảm, tăng hệ sinh thái sản phẩm

VPBankS mới được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) cấp phép phát hành 5 mã chứng quyền có bảo đảm, dựa trên tài sản cơ sở là 5 cổ phiếu bao gồm FPT, HPG, STB, TCB...

Thị trường CW sẽ ấm lại trong nửa cuối năm?

Các tổ chức phát hành hiện chỉ có thể phát hành chứng quyền mua, nên khi thị trường cơ sở ấm lên, nhà đầu tư sẽ tích cực tham gia giao dịch chứng quyền hơn kéo theo...

Vì sao hoạt động phát hành CW lại trầm lắng?

Nửa đầu năm 2023, một số công ty chứng khoán (CTCK) là đơn vị phát hành chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant, CW) nổi bật lại không có đợt phát hành nào. Lý do...

Cơ cấu phát hành trên thị trường chứng quyền có bảo đảm

Thị trường chứng quyền có bảo đảm (Covered warrant, CW) đã đi vào hoạt động được 4 năm. Các công ty chứng khoán (CTCK) đang hoạt động thế nào với vai trò nhà phát...

423 triệu CW do SSI phát hành sẽ lên sàn HOSE

Ngày 22/09/2022, 423 triệu chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant, CW) của 28 mã chứng quyền mới được CTCP Chứng khoán SSI phát hành sơ cấp cuối tháng 8 chính thức...

Thị trường chứng quyền 21/09/2022: Tâm lý thận trọng gia tăng, thanh khoản tiếp tục sụt giảm

Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/09/2022, toàn thị trường có 51 mã tăng, 36 mã giảm và 50 mã đứng giá. Khối ngoại quay lại bán ròng với tổng lượng bán ròng đạt hơn...

Nhiều nhà đầu tư cháy tài khoản vì chứng quyền có bảo đảm

Với đà giảm của thị trường, hầu hết các chứng quyền đều có sự biến động mạnh kể từ tháng 4 đến nay và nằm trong trạng thái OTM (đang lỗ).


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98