Ngành cơ khí nông nghiệp: “Lép vế” trên sân nhà

19/08/2016 14:55
19-08-2016 14:55:42+07:00

Ngành cơ khí nông nghiệp: “Lép vế” trên sân nhà

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), hiện thị trường Việt Nam có 67% số máy nông nghiệp là nhập từ nước ngoài. Điều này cho thấy, ngành Cơ khí nông nghiệp đang “lép vế” ngay tại sân nhà, gây lãng phí lớn và phát triển thiếu bền vững đối với thị trường công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

Máy móc đã qua sử dụng được nhập khẩu và sử dụng chiếm tỷ trọng lớn

Thiếu trợ lực

Đánh giá của Bộ NN&PTNT cho thấy, các loại máy nông nghiệp được sản xuất tại Việt Nam (gồm cả chế tạo, lắp ráp) vẫn còn quá khiêm tốn. Các DN sản xuất máy nông nghiệp trong nước lép vế so với các DN nước ngoài không chỉ ở khâu chế tạo, sản xuất mà còn cả ở năng lực cạnh tranh về giá, mẫu mã sản phẩm. Đơn cử như Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) thuộc Bộ Công Thương, Công ty TNHH Cơ khí công nông nghiệp Bùi Văn Ngọ… mặc dù được coi là có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, nhưng cũng chỉ chiếm được thị phần rất nhỏ và không có thương hiệu.

Bàn về thực trạng trên, ông Phạm Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) - thừa nhận, vì sức mua thấp, nên máy móc đã qua sử dụng được nhập khẩu và sử dụng chiếm tỷ trọng khá lớn. Máy móc giá rẻ lắp ráp tại Việt Nam từ nguồn linh kiện chất lượng thấp được nhập từ Trung Quốc khá phổ biến.

“Mặc dù Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 8984/QĐ-BCT về việc triển khai Chương trình thực hiện Kế hoạch hành động phát triển ngành Công nghiệp máy nông nghiệp thực hiện Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030, tuy nhiên, do chưa bố trí được kinh phí triển khai nên vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn” - ông Tuấn nói.

Không chỉ yếu về năng lực cạnh tranh, các sản phẩm máy nông nghiệp không thuộc đối tượng chịu thuế VAT (giá trị gia tăng) cũng gây thiệt thòi cho DN sản xuất trong nước. Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Máy nông nghiệp Việt Trung cho biết: “Chúng tôi bán sản phẩm là đối tượng không chịu thuế VAT nhưng nguyên liệu đầu vào phải nhập là sắt thép, linh kiện… đều phải chịu thuế. Trong khi, máy nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài không thuộc đối tượng chịu thuế VAT”.

Nâng cao năng lực, mở rộng đầu ra

Theo Bộ NN&PTNT, việc đẩy mạnh cơ khí, cơ giới hóa trong nông nghiệp không thể cứ nhập máy móc nước ngoài về sử dụng. Bài toán được đặt ra là phải phát huy được nguồn nội lực trong nước. Muốn vậy, phải có những chính sách hỗ trợ trong việc đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo nghề cơ khí, vận hành máy móc, thiết bị trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân, đặc biệt, khâu đào tạo bậc đại học và sau đại học.

Về phía Bộ Công Thương, ông Phạm Anh Tuấn cho rằng, cần có chiến lược quốc gia để nâng cao giá trị sản phẩm và sản xuất nông nghiệp nhằm tăng thu nhập, sức mua của người nông dân. Các chiến lược này có thể là thay đổi về hạn mức đất, khuyến khích cánh đồng mẫu lớn, quy hoạch và thay đổi cơ cấu cây trồng để có thể ứng dụng cơ giới hóa vào nông nghiệp, tạo điều kiện thị trường cho ngành sản xuất máy nông nghiệp.

Để thực hiện điều này, DN sản xuất máy nông nghiệp như VEAM cũng cần hợp tác với các đối tác nước ngoài (đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản) để khảo nghiệm các sản phẩm mới phục vụ nông nghiệp như máy cấy lúa và máy kéo 4 bánh. Tiến tới, VEAM sẽ nội địa hóa từng phần để đáp ứng các yêu cầu về giá cũng như chất lượng. Hiện nay, các sản phẩm máy nông nghiệp mới này đang được triển khai bước đầu ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài ra, ông Tuấn cũng cho rằng, Việt Nam nên tham khảo kinh nghiệm của một số nước như Hàn Quốc và Nhật Bản đã có chính sách hỗ trợ rất lớn cho nông dân để có thể đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp, thường đến 50% giá trị máy. Theo đó, đề nghị Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ kinh phí mua máy móc nông nghiệp sản xuất trong nước mang tính thống nhất, ổn định và lâu dài.

Bộ NN &PTNT đang làm tờ trình trình Thủ tướng đề nghị chuyển đổi Quyết định 68/2013/QĐ-TTg thay thế 2 quyết định 63/2010/QĐ-TTg và 65/2011/QĐ-TTg và bổ sung thêm các hạng mục được hỗ trợ. Theo đó, tổ chức cá nhân được hưởng các chính sách ưu đãi khi mua sắm máy móc thiết bị phụ vụ sản xuất nông nghiệp không phân biệt máy chế tạo trong nước hay máy nhập khẩu.

Lan Anh - Nguyễn Hạnh

Công thương



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thiếu máy bay nghiêm trọng: Chỉ còn 170 chiếc, giá thuê quá 'chát'

Lượng tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam hiện đạt tổng cộng 199 chiếc, giảm 32 tàu bay so với năm ngoái. Tuy nhiên, số máy bay đang khai thác thực tế chỉ ở...

Nguyên nhân nào khiến giá vé máy bay tăng vọt?

Theo Cục Hàng không Việt Nam, từ đầu năm 2024 đến nay, giá vé trung bình hạng phổ thông của các hãng hàng không Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, mức tăng...

Tập đoàn Thuận An khiến loạt quan chức bị bắt: 2 năm trúng thầu 18.000 tỷ đồng

Nhiều quan chức đã bị khởi tố, bắt giam vì liên quan đến vụ án tại CTCP Tập đoàn Thuận An. Vậy doanh nghiệp này làm ăn ra sao mà khiến loạt quan chức 'ngã ngựa'?

Không thương mại hóa điện mặt trời áp mái

PGS Nguyễn Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường cơ khí (Đại học Bách Khoa) cho biết về mặt kỹ thuật ông hoàn toàn ủng hộ không có việc mua bán và thương mại trong việc...

Bắt đối tượng chiếm đoạt hàng tỷ đồng theo hình thức góp vốn ở Quảng Ninh

Phạm Thị Thanh Huệ lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 5 tỷ đồng thông qua việc huy động góp vốn để nhập bình nóng lạnh, téc nước, ống nhựa.

Thủ tướng: Tây Ninh có tiềm năng lớn phát triển kinh tế cửa khẩu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Tây Ninh có nhiều tiềm năng, lợi thế; hội đủ 3 yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững.

Bộ Công Thương thông tin về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 04/05, phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có những chia sẻ về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký quyết định...

Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn

Trong ngành bán dẫn, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho rằng ngày càng nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt là các tập đoàn của Hoa Kỳ đầu tư...

Lý do loạt địa phương giải ngân đầu tư công thấp dưới mức bình quân

Tỉnh Bình Thuận, tỉnh Gia Lai, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh... nằm trong số các địa phương có mức giải ngân đầu tư công năm 2024...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98