Cần tập trung tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho thị trường bất động sản

07/02/2023 09:22
07-02-2023 09:22:09+07:00

Cần tập trung tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho thị trường bất động sản

Tại tọa đàm với chủ đề “Nghị quyết 01 - đột phá hỗ trợ doanh nghiệp” được tổ chức chiều ngày 06/02/2023, các chuyên gia đều cho rằng một trong những vướng mắc tại thị trường bất động sản hiện tại chính là pháp lý và cần tháo gỡ thì mới khôi phục được thị trường này.

Năm 2023 mang tính sống còn với doanh nghiệp bất động sản

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA)

Năm 2023 là năm bản lề, mang tính sống còn của doanh nghiệp bất động sản. Trong đó, khó khăn về pháp lý chiếm 70% khó khăn của doanh nghiệp bất động sản.

Thị trường bất động sản là ngành quan trọng nhất trong nhóm 21 ngành của kinh tế. Bất động sản liên quan tất cả lĩnh vực của nền kinh tế. Sự phát triển của ngành này ổn định sẽ có lợi cho các ngành khác. Dòng vốn của ngân hàng cũng đã xác định và hướng vào ngành bất động sản chân chính.

“Năm 2017, thị trường bất động sản có 42,991 sản phẩm được tung ra, sau đó giảm dần qua các năm còn 28,000 năm 2018, rồi 23,000 năm 2019 và năm 2020 còn 16,894 sản phẩm. Đến năm 2021, chỉ 13,849 sản phẩm được bán ra và 2022 chỉ hơn 12,100 sản phẩm. Tốc độ giảm quy mô lớn theo từng năm. Tình trạng này là do thiếu dự án mà nguyên nhân chính là do vướng mắc pháp lý”, ông Châu chia sẻ. 

Trong những khó khăn thì vướng mắc pháp lý là lý do lớn nhất, cần tập trung tháo gỡ. Tiêu biểu Nghị quyết 16 của Trung ương, với mục tiêu ghi rõ là đến hết 2023 phải hoàn thành sửa đổi Luật đất đai 2013 và một số luật liên quan để đồng bộ. 

Nhận thấy tình hình khó khăn nói trên, vào cuối năm 2022, Thủ tướng cũng đã ký các công điện liên tục để tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản. Nghị quyết 01 hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp tục nhắc lại những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng có nhiều thông tư tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trong đó, các quy định liên quan đến việc miễn giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng như miễn giảm lãi, phí đối với người vay. Trong chuyện cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ là cực kỳ quan trọng. Vì vậy, cái khó không phải lãi suất cao mà là không được tiếp cận vốn ngân hàng. 

Ngân hàng ấn định sắp tới đây vốn cho vay còn ít hơn. Từ ngày 01/10/2022, theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng điều chỉnh từ 37% xuống 34%. Đến 01/10/2023 sẽ tiếp tục giảm còn 30%. Do đó, kiến nghị NHNN cho giãn thêm thời gian, vì nếu tỷ lệ này xuống còn 30% từ 01/10/2023 thì có nghĩa các NHTM sử dụng 100 đồng chỉ còn dùng 30 đồng cho bất động sản. “Điều đó có nghĩa, nguồn lực cho vay ngày càng ít đi trong khi các doanh nghiệp đang kiệt quệ”.

Nếu bất động sản phục hồi, lan tỏa thì sẽ thúc đẩy rất nhiều ngành nghề khác. Vừa qua, khi nhà thầu dừng triển khai dự án, nhiều công nhân đã mất việc, nhiều doanh nghiệp giảm lương 50% nhân sự, giảm lương 80%. Có doanh nghiệp kiếm vay tiền cho nhân sự lương tháng 13 cũng không có. Nếu năm 2023 này, không có giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp bất động sản nói riêng sẽ có kết quả không tốt. 

Hiện nay, nguy cơ thôn tín dự án bất động sản cũng đáng lo ngại. Nên mong NHNN vận dụng Nghị quyết 14 hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân...

Ông Châu cho biết tới đây sẽ đề nghị NHNN xây dựng thông tư riêng, trong đó cho phép cơ cấu nợ, không chuyển nhóm nợ. Vì dòng tiền vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp bất động sản. Khi dòng tiền luân chuyển có lợi các bên mà khởi đầu là từ các doanh nghiệp chủ đầu tư dự án bất động sản. Khi có tiền, dự án được triển khai, người mua có sản phẩm mua thì dòng tiền này quay lại doanh nghiệp... 

70% vướng mắc của doanh nghiệp bất động sản là thủ tục hành chính

TS. Vũ Tiến Lộc - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cũng khẳng định khôi phục thị trường bất động sản là một trong những nhiệm vụ hàng đầu hiện nay. Để lấy lại niềm tin của nhà đầu tư, thu hút dòng tiền trở lại thị trường bất động sản, trước hết phải giải quyết các vấn đề về thể chế và pháp lý, thủ tục hành chánh. 

Theo phản ánh của các doanh nghiệp bất động sản, 70% vướng mắc hiện nay của các doanh nghiệp đến từ thủ tục hành chính. Cần hệ thống lại pháp lý, các chính sách để trên cơ sở đó dẫn dắt việc tái cấu trúc thị trường vốn cho bất động sản và khơi thông nguồn vốn vào thị trường này; đa dạng nguồn vốn của doanh nghiệp từ trái phiếu, cổ phiếu, các quỹ đầu tư… thay cho nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Mặc dù vậy, trong giai đoạn chuyển tiếp này thì vai trò của nguồn vốn tín dụng rất quan trọng. Nghị quyết 01 của Chính phủ nêu rõ chính sách tài chính, chính sách tiền tệ phải chắc chắn và linh hoạt, điều đó bảo đảm đối phó với áp lực lạm phát đang gia tăng. Các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp giãn, hoãn, giảm… cần được tiếp tục.

Cũng cần nói thêm, quá trình khôi phục thị trường bất động sản sẽ là quá trình sàng lọc rất đau đớn, sẽ có những doanh nghiệp buộc phải rời thị trường, những doanh nghiệp rơi vào khó khăn. Nguồn vốn ngân hàng phải tập trung vào những lĩnh vực tiềm năng để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Quan trọng là sự minh bạch của thị trường bất động sản và chính sự minh bạch của thị trường này sẽ dẫn dắt dòng vốn đầu tư vào thị trường này. 

TS Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam

Hàn Đông

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 26/04: Cần thêm thời gian tạo đáy?

Theo DAS, nhà đầu tư giảm nhịp độ giao dịch khi thị trường sẽ có kỳ nghỉ dài và không có tin tức nổi bật. VN-Index cần thêm thời gian tạo đáy và tích lũy trước khi...

Góc nhìn 25/04: Nên giao dịch cẩn trọng

VDS khuyến nghị nhà đầu tư cần tránh mua đuổi và giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá lại trạng thái...

Góc nhìn 24/04: Duy trì ngưỡng 1,150-1,180?

TPS nhận định phiên giảm điểm ngày 23/04 không ảnh hưởng nhiều đến xu thế của VN-Index trong ngắn hạn. Thị trường được kỳ vọng có thể tạo vùng nền tích lũy quanh...

Góc nhìn 23/04: VN-Index có nhiều khả năng điều chỉnh ngắn hạn

Một số công ty chứng khoán (CTCK) đánh giá xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index theo chiều hướng tiêu cực, các nhà đầu tư nên cẩn trọng, chốt lời hoặc cơ cấu danh...

Có nên đầu tư PNJ, BWE và IDI?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan PNJ trên cơ sở chiếm lĩnh thị phần, cải thiện biên lợi nhuận gộp; tăng tỷ trọng BWE nhờ thúc đẩy tăng trưởng...

Góc nhìn tuần 22 - 26/04: Giằng co quanh 1,175

Các công ty chứng khoán dư báo VN-Index sẽ tiếp tục giằng co quanh ngưỡng 1,175. Trong trường hợp thủng ngưỡng này, chỉ số có thể giảm về ngưỡng hỗ trợ 1,150.

VN-Index chưa có dấu hiệu ngừng giảm?

Thị trường chứng khoán giảm điểm do phản ứng trước nhiều thông tin không mấy tích cực. Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên tận dụng những nhịp hồi để hạ tỷ...

Góc nhìn 19/04: Phụ thuộc vào lực bắt đáy tại ngưỡng 1,190

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn trong bối cảnh tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át. Diễn biến của thị trường sẽ...

Chuyên gia Dragon Capital nhận định thị trường khó giảm tới 20%

Ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Khối đầu tư Dragon Capital đưa ra nhận định thị trường khó giảm tới 20% trong sự kiện Investor Day quý 1/2024 do Dragon Capital tổ chức...

Áp dụng IFRS tạo tiền đề để Việt Nam nâng hạng thị trường chứng khoán

Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế là một thông lệ tốt trên thế giới, việc áp dụng sẽ giúp Việt Nam cải thiện chất lượng báo cáo tài chính, nâng cao tính minh bạch...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98