Vốn chủ âm gần 5.8 ngàn tỷ, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động của Xi măng Công Thanh

30/11/2023 17:03
30-11-2023 17:03:21+07:00

Vốn chủ âm gần 5.8 ngàn tỷ, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động của Xi măng Công Thanh

Liên tiếp thua lỗ từ năm 2016 đến nay, vốn chủ sở hữu của Xi măng Công Thanh đã âm gần 5,789 tỷ đồng tính đến 30/06/2023.

Thua lỗ triền miên

Nửa đầu năm 2023, CTCP Xi măng Công Thành giảm gần 70% doanh thu đạt 353 tỷ đồng. Tuy nhiên kinh doanh dưới giá vốn khiến doanh nghiệp lỗ gộp gần 141 tỷ đồng, cùng kỳ lãi được 533 triệu đồng.

Áp lực lớn nhất có lẽ đến từ chi phí tài chính, trong đó chi phí lãi vay duy trì ở mức cao với hơn 400 tỷ đồng. Kết quả sau cùng Công ty lỗ gần 609 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 539 tỷ đồng. Đánh dấu kỳ kinh doanh thua lỗ liên tục kể từ 2016 tới nay, đưa lỗ lũy kế lên gần 6,689 tỷ đồng, vốn chủ âm 5,789 tỷ đồng tính đến cuối tháng 06/2023.

Gần 333 tỷ đồng lãi vay quá hạn chưa trả cho ngân hàng

Tại ngày 30/06, Xi măng Công Thanh có tổng tài sản gần 12,175 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với đầu năm, trong đó tài sản cố định hơn 11 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ phải trả không ngừng gia tăng từ 13,763 tỷ đồng năm 2016 lên hơn 17,963 tỷ đồng trong 6 tháng 2023. Trong đó, vay ngắn hạn hơn 2,030 tỷ đồng và vay dài hạn hơn 5,287 tỷ đồng (vay từ VietinBank và SHB).

Nguồn: VietstockFinance

Thuyết minh BCTC kiểm toán cho thấy, Xi măng Công Thanh chưa thực hiện theo kế hoạch trả khoản vay dài hạn đến hạn gần 1,161 tỷ đồng và trái phiếu đến hạn trả hơn 432 tỷ đồng cho VietinBank. Biên bản làm việc ngày 24/03/2021, VietinBank yêu cầu Xi măng Công Thanh xử lý tài sản đảm bảo là bất động sản của bên thứ ba để thanh toán nghĩa vụ trả nợ còn thiếu năm 2021.

Tuy nhiên, ngày 27/05/2021, Xi măng Công Thanh đã có thư gửi VietinBank đề xuất chưa thực hiện việc xử lý nêu trên do Công ty vẫn đang thực hiện đúng việc trả nợ dựa trên doanh thu và dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh đã cam kết.

Qua đó, hai bên thống nhất tạm thời trả nợ đến ngày 30/06/2023 theo từng hợp đồng kinh doanh cụ thể bao gồm cả xi măng và clinker. Số tiền chênh lệch giữa dòng tiền thu và chi phù hợp cho sản xuất kinh doanh sẽ được VietinBank lựa chọn phương án thu nợ hoặc phong tỏa.

Ngoài ra, theo hợp đồng vay, Xi măng Công Thanh phải trả cho SHB hơn 369 tỷ đồng vào ngày 29/11/2018. Tuy nhiên, đến 30/06/2023 công ty mới chỉ trả hơn 82 tỷ đồng và đang còn nợ gần 287 tỷ đồng tại SHB.

Tại thời điểm 30/06, tổng tiền lãi vay quá hạn mà công ty cần phải trả cho hai ngân hàng trên gần 333 tỷ đồng.

Tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại VietiBbank và SHB của Xi măng Công Thanh là toàn bộ máy móc thiết bị và các hạng mục công trình xây dựng hình thành trong tương lai của dự án dây chuyền 2 – Nhà máy Xi măng Công Thanh; quyền sử dụng đất, công trình xây dựng, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải của dự án dây chuyền 1 – Nhà máy Xi măng Công Thanh; cổ phần vốn góp của các cổ đông sáng lập công ty; cổ phần góp vốn của ông Nguyễn Công Lý – Chủ tịch HĐQT tại các công ty nhóm Xi măng Công Thanh.

Ngoài ra, tài sản đảm bảo còn là quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên; máy móc thiết bị và công trình xây dựng trên đất của dự án Nhà máy thu hồi nhiệt; hệ thống máy rót hàng tự động thuộc dây chuyền 1; hàng tồn kho luân chuyển; quyền đòi nợ luân chuyển; 5 xe ô tô vận tải; 3 bất động sản thuộc sở hữu của ông Lý và bà Nguyễn Thị Huệ, một bất động sản của bà Nguyễn Thị Dạ Thảo – Tổng Giám đốc và một bất động sản của Công ty TNHH Tina.

Các tài sản đảm bảo trên cũng được đảm bảo cho lô trái phiếu gần 2,383 tỷ đồng mà Xi măng Công Thanh đã phát hành để đầu tư xây dựng dự án Nhà máy Xi măng Công Thanh – dây chuyền 2 tại tỉnh Thanh Hóa.

Nguồn: Xi măng Công Thanh

Theo đó, Xi măng Công Thanh phải thanh toán nợ gốc vay dài hạn (bao gồm cả gốc khoản vay và gốc trái phiếu) đến hết năm 2035 dựa trên phụ lục lịch trả nợ sau khi cơ cấu. Còn với nợ lãi vay dài hạn (bao gồm cả lãi khoản vay và lãi trái phiếu) sẽ được chia thành hai đợt. Với đợt 1, lũy kế đến cuối năm 2016, Xi măng Công Thanh được phân bổ trả từ năm 2020 – 2026; đợt 2 là khoản lãi phát sinh hàng năm từ 2017 – 2035 được phân bổ và trả theo kế hoạch dòng tiền từ năm 2022 – 2035.

Theo ý kiến của kiểm toán, với việc âm vốn chủ, nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn và chưa thực hiện theo kế hoạch chi trả các khoản vay, lãi vay cho hai ngân hàng. Những điều này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thế dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.

Với tình hình kinh doanh quá ảm đạm và sa sút, doanh nghiệp này cũng cắt giảm 188 nhân sự trong 6 tháng đầu năm 2023, còn 346 người.

Tại 30/06, Xi măng Công Thanh gồm ba cổ đông lớn gồm ông Lý sở hữu 57.2%, CTCP Tấm lợp Vật liệu Xây dựng Đồng Nai nắm 10% và Financiere Lafarge SA 5%.

Nguồn: Xi măng Công Thanh

Thanh Tú

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

IPA rót 850 tỷ đồng vào công ty liên quan Trung Nam, dự phòng 474 tỷ đồng với CRE

Ba tháng đầu năm 2024, Tập đoàn Đầu tư I.P.A (HNX: IPA) thuộc hệ sinh thái của VNDirect đã chi ra 850 tỷ đồng để sở hữu 9.36% vốn của CTCP Năng lượng Tái tạo Trung...

Lộc Trời lên tiếng về lùm xùm nợ hàng trăm tỷ tiền mua lúa của nông dân

CTCP Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) lên tiếng về lùm xùm nợ tiền mua lúa của nông dân, nhấn mạnh sẽ chấp nhận bán lúa giá thấp để nhanh chóng trả nợ. LTG cũng chấp...

Hoạt động tài chính giúp CEO thoát cảnh đi lùi

Doanh thu tài chính gấp 4 lần và chi phí lãi vay chỉ bằng 1/3, tạo điều kiện không thể thuận lợi hơn để CEO lãi ròng 36 tỷ đồng trong quý 1/2024, tăng 26% so với...

Thời tiết nóng đột biến, doanh nghiệp bán máy lạnh báo lãi tăng 80% trong quý 1

Với doanh nghiệp chuyên bán máy lạnh như CTCP Tập đoàn Nagakawa (HNX: NAG), thời tiết nóng bức chính là chất xúc tác tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi.

Viglacera dự kiến cho thuê 173ha đất KCN năm 2024, lãi ròng quý 1 tăng nhẹ

Năm 2024, Tổng Công ty Viglacera - CTCP (HOSE: VGC) đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng với chỉ tiêu lãi trước thuế 1,110 tỷ đồng, giảm 31% so với năm 2023; dự kiến...

MWG đồng loạt giải thể 2 công ty con trong mảng nông sản và kho vận nhằm tối ưu vận hành

Ngày 08/05, HĐQT CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) thông qua quyết định giải thể 2 công ty con là CTCP 4K Farm và CTCP Logistics Toàn Tín, với lý do tái cơ...

HAG đặt kế hoạch lãi sau thuế 2024 đi lùi, nguồn thu chủ lực từ cây ăn trái

Theo tài liệu trình ĐHĐCĐ thường niên 2024, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HOSE: HAG) đặt mục tiêu tổng doanh thu tăng 20%, chủ lực tới từ cây ăn trái. Song, lãi sau...

Chưa hết khó khăn, Xi măng Bỉm Sơn nối dài chuỗi thua lỗ

CTCP Xi măng Bỉm Sơn (HNX: BCC) cho biết nhu cầu sử dụng xi măng bao đang dần thấp hơn xi măng rời, tiếp tục làm giảm lợi thế và thương hiệu xi măng của Công ty...

Bầu Đức bán Bệnh viện cho ai?

Cuối năm 2023, bầu Đức cho biết chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại CTCP Bệnh viện Đại học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai để trả nợ gốc trái phiếu, chính thức loại bỏ...

ACV sẽ vay 1.8 tỷ đô để đầu tư dự án sân bay Long Thành

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) dự kiến vay 1.8 tỷ USD từ ba ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, VietinBank và BIDV để tài trợ cho dự án sân bay...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98