Hướng đi của thị trường ngoại hối năm 2024

03/01/2024 12:38
03-01-2024 12:38:59+07:00

Dịch vụ 

Hướng đi của thị trường ngoại hối năm 2024

Bước sang năm 2024, giao dịch ngoại hối vẫn không ngừng tăng lên. Doto đã tổng hợp một số dự báo về xu hướng tiền tệ và các sự kiện kinh tế quan trọng có thể ảnh hưởng đến các cặp tiền tệ.

Điểm lại năm 2023

Trong năm 2023, nhiều sự kiện đáng chú ý diễn ra đã định hình bối cảnh tài chính:

Fed tạm dừng tăng lãi suất: Sau 15 tháng liên tục tăng lãi suất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã thể hiện rõ ý định giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell — Thay vì “PHÁ HỦY NGÀNH NGÂN HÀNG BẰNG VIỆC TĂNG LÃI SUẤT” = “ĐỒNG ĐÔLA TĂNG GIÁ, BÊN MUA CÓ LỢI NHUẬN”

Trần nợ công của Mỹ tăng: Chính phủ Mỹ gia hạn trần nợ công thêm hai năm, tạo điều kiện cho việc vay nhiều hơn. Động thái này có khả năng làm suy yếu đồng đôla Mỹ do làm giảm mất giá trị của đồng tiền này.

“Máy in tiền chạy suốt ngày đêm”

Sự tăng trưởng của lĩnh vực công nghệ: Lĩnh vực công nghệ Mỹ chứng kiến ​​​​sự gia tăng về đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào cổ phiếu AI. Mặc dù điều này mang lại lợi ích cho đồng đôla Mỹ nhờ vào đầu tư toàn cầu tăng lên, nhưng vẫn còn lo ngại về tác động tiềm tàng của AI lên thị trường việc làm và tính ổn định kinh tế của thị trường này.

Sự tiếp tục thống trị của đồng đô la Mỹ

Thị trường ngoại hối có nhiều biến động trước các yếu tố như dữ liệu kinh tế, sự kiện địa chính trị và những thay đổi trong chính sách tiền tệ.

Tâm lý nhà đầu tư đóng vai trò quan trọng đối với giá trị của một cặp tiền tệ. Ví dụ như nếu đồng đô la Mỹ được các nhà đầu tư toàn cầu xem là đồng tiền trú ẩn an toàn, thì tiền tệ này có xu hướng mạnh lên trong thời điểm bất ổn toàn cầu, giống như đã thể hiện kể từ tháng 7.

Chỉ số đồng đôla Mỹ, giai đoạn: 1 ngày. Oct 3, 2023

Sức mạnh gần đây của đồng đô la Mỹ có thể là do nền kinh tế của Mỹ phục hồi, lãi suất tăng và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ duy trì lãi suất cao trong khi tăng trưởng toàn cầu chậm lại.

Đồng đô la Mỹ dự kiến ​​sẽ vẫn duy trì được sức mạnh miễn là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ còn duy trì lãi suất cao. Sự thay đổi tiềm tàng với xu hướng này có thể xảy ra sau khoảng thời gian từ sáu đến chín tháng, với đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên dự kiến diễn ra ​​​​vào quý 1 hoặc quý 2 của năm 2024.

Việc duy trì lãi suất cao trong thời gian dài có thể làm giảm bớt việc chi tiêu, dẫn đến nền kinh tế trì trệ. Điều này khiến cho đây là chiến lược rủi ro.

Bên cạnh chính sách tiền tệ, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới vào năm 2024 có thể dẫn đến việc có các gói chi tiêu ngắn hạn nhằm giảm bớt tác động của đồng đô la Mỹ mạnh.

Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương

Các ngân hàng trung ương tiếp tục nắm giữ và sử dụng sức ảnh hưởng lớn của mình lên thị trường ngoại hối, chủ yếu thông qua các quyết định liên quan đến lãi suất, chính sách tiền tệ và nới lỏng định lượng.

Ngân hàng trung ương đóng vai trò là bên làm chủ cuộc chơi ẩn phía sau hậu trường, nhẹ nhàng kiểm soát dòng tiền. Công cụ chính để thực hiện việc kiểm soát này của ngân hàng trung ương chính là lãi suất. Những ngân hàng trung ương đóng vai trò chủ chốt trên thị trường này bao gồm các nước G7, cụ thể là Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Canada, cũng như cả Thụy Sĩ và Australia nữa. Chính sách của những ngân hàng trung ương này dẫn đường cho hệ thống tài chính toàn cầu, bên cạnh lạm phát và chu kỳ thị trường bổ sung thêm những sắc thái riêng trên thị trường ngoại hối.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed): Miễn là Fed duy trì mức lãi suất này, đồng USD vẫn sẽ tăng giá. Các cuộc thảo luận về việc cắt giảm lãi suất có thể dẫn đến giai đoạn tích lũy trên thị trường. Việc cắt giảm lãi suất liên tiếp, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế bất ổn, có thể khiến đồng USD giảm, qua đó có thể khiến các tài sản khác như vàng, dầu… tăng.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB): Sự tăng trưởng của đồng euro bị kìm hãm bởi triển vọng tăng trưởng xấu đi của khu vực đồng euro. Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết “chi phí đi vay có thể đã đạt đỉnh [4.50%], nhưng sẽ vẫn ở mức cao trong thời gian cần thiết để kiềm chế lạm phát”. ECB dự báo lạm phát sẽ giảm xuống 3.2% vào năm 2024, báo hiệu rằng ECB cũng có thể hạ lãi suất. Khi điều này xảy ra, đồng euro sẽ mất nhiều hơn giá trị.

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE): Cặp GBPUSD đã trong xu hướng giảm kể từ tháng 7, nhưng được dự báo sẽ quay lại ngưỡng 1.26 vào năm 2024. Hiện tại, lãi suất của Vương quốc Anh là 5.25% và xét đến việc lạm phát đang giảm và hoạt động kinh tế suy yếu, BoE có thể tăng lãi suất một lần nữa và có thể bắt đầu hạ lãi suất sớm nhất là vào nửa cuối của năm 2024.

Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA): Các quốc gia xuất khẩu năng lượng như Canada, Australia và Nga phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh việc chuyển đổi sang năng lượng sạch diễn ra trên toàn cầu. Tăng trưởng GDP thực tế dự kiến của Australia ​sẽ giảm vào năm 2024, nhưng thời điểm sớm nhất mà chúng ta thấy RBA có thể cắt giảm lãi suất sẽ rơi vào cuối năm 2024. Lãi suất hiện tại là 4.10%, nhưng triển vọng kinh tế của Australia sẽ rơi vào suy thoái trong khoảng thời gian từ năm 2024 đến 2025.

Ngân hàng Trung ương Canada (BoC): Việc cắt giảm lãi suất dự kiến ​​​​sẽ không xảy ra cho đến nửa cuối của năm 2024. Mặc dù các dấu hiệu nền kinh tế đang hạ nhiệt là rõ ràng nhưng Canada có mức lạm phát thấp nhất trong số các nước G7, điều này cho thấy chu kỳ tăng lãi suất của nước này có thể đã đạt đỉnh ở ngưỡng 5.0%. Vì nền kinh tế Canada có khả năng duy trì tính ổn định nên đồng nội tệ của nước này dự báo sẽ giao dịch trong giai đoạn tích lũy.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ): Đồng yên của Nhật Bản đã mất 15.51% giá trị so với đồng USD trong năm nay. BoJ có thể tránh xa các chính sách quá dễ dãi như giữ lãi suất ở ngưỡng -0.10%, điều này có thể giúp củng cố sức mạnh cho đồng Yên vào năm 2024.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC): Mặc dù không có ảnh hưởng trực tiếp đến cặp tiền tệ chính, nhưng sự cạnh tranh đang diễn ra giữa Mỹ-Trung Quốc lại tác động đến hệ thống tài chính toàn cầu trong thời kỳ bất ổn địa chính trị. Trong nhiều năm qua, hai quốc gia này đã mắc kẹt trong cuộc chiến giằng co không có hồi kết — không phải về chiến tranh thương mại hay thuế quan mà là về tương lai của nền kinh tế toàn cầu.

Nhìn về phía trước

Các biện pháp kích thích kinh tế vốn thúc đẩy sự tăng trưởng trong năm 2023 có thể được đảo ngược một phần vào năm 2024 này, đánh dấu sự khởi đầu của một xu hướng mới kéo dài trong nhiều năm. Nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiến hành một đợt tăng lãi suất khác, sẽ có nguy cơ cao hơn về sự suy thoái kinh tế vào mùa hè năm 2024.

Tóm lại, thị trường tiền tệ vào năm 2024 sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả những thay đổi về lãi suất, dữ liệu kinh tế và căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc. Quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu đang diễn ra cũng có thể tác động đến giá trị tiền tệ, đặc biệt là đối với các quốc gia xuất khẩu năng lượng.

Tác giả: Doto Analytics team

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

5 sai lầm thường gặp về tâm lý khi giao dịch CFD cổ phiếu và cách tránh những sai lầm ấy

Để đứng vững trong lĩnh vực giao dịch CFD cổ phiếu, không chỉ cần có kiến thức về thị trường, mà còn phải biết kỷ luật tinh thần và kiểm soát cảm xúc hiệu quả.

Cách sử dụng chỉ báo kỹ thuật khi giao dịch CFD cổ phiếu

Bài viết trước chỉ giới thiệu về phân tích kỹ thuật, lần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một phương pháp phân tích khác. Chỉ báo kinh tế là yếu tố then chốt trong thị...

Cách sử dụng phân tích kỹ thuật khi giao dịch CFD cổ phiếu

Trong giới giao dịch CFD cổ phiếu, phân tích kỹ thuật là một công cụ quan trọng đối với nhiều nhà giao dịch. Nhờ diễn giải mô hình biểu đồ, xu hướng và các chỉ báo...

Triển vọng chính sách tiền tệ của Fed trong bối cảnh thông tin về việc làm và lạm phát vẫn còn nóng

Trong cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tháng 3, Fed đã tiết lộ "biểu đồ chấm" phản ánh kế hoạch giảm lãi suất 0.75% qua 3 đợt giảm trong năm 2024, cho thấy...

Thương mại điện tử có phải là nguồn lợi nhuận chính của Amazon?

Nhắc đến Amazon (AMZN) người ta thường nghĩ đây là gã khổng lồ công nghệ trong mảng thương mại điện tử (TMĐT), thế nhưng, lợi nhuận đóng góp chính của AMNZ hiện nay...

Cẩn trọng khi lựa chọn sàn giao dịch

Trong một thế giới phẳng, cơ hội đầu tư luôn tồn tại dành cho những ai biết nắm bắt, từ chứng khoán, tiền số (digital coin) cho đến thị trường ngoại hối (forex)...

5 chiến lược rất được nhà giao dịch CFD cổ phiếu ưa chuộng

Chiến lược hiệu quả là yếu tố rất quan trọng để giúp nhà đầu tư giao dịch CFD cổ phiếu hiệu quả và đạt được lợi nhuận tối đa.

Cách chọn cổ phiếu khi giao dịch CFD

Lựa chọn đúng cổ phiếu là một điều quan trọng khi giao dịch CFD cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định tự tin hơn khi nắm rõ về xu hướng thị trường, kỹ thuật...

Lợi ích và rủi ro khi giao dịch CFD cổ phiếu

Như đã tìm hiểu trong bài viết trước về chủ đề này, giao dịch Hợp đồng chênh lệch (CFD) giúp các nhà giao dịch không sở hữu cổ phiếu công ty có thể đầu cơ vào giá...

Tìm hiểu về hợp đồng chênh lệch (CFD) cổ phiếu

Hợp đồng chênh lệch (Contract for Difference - CFD) là hợp đồng giao dịch phái sinh các sản phẩn tài chính, trong đó sự chênh lệch giữa giá mở vị thế và đóng vị thế...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98