Quý 1/2024, CPI tăng 3.77%, lạm phát cơ bản tăng 2.81% so với cùng kỳ năm trước

29/03/2024 09:27
29-03-2024 09:27:00+07:00

Quý 1/2024, CPI tăng 3.77%, lạm phát cơ bản tăng 2.81% so với cùng kỳ năm trước 

Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0.23% so với tháng trước. Tính chung quý 1 năm 2024, CPI tăng 3.77% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2.81%.

Theo quy luật tiêu dùng, nhu cầu của người dân giảm sau dịp Tết Nguyên đán khiến giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu trên thị trường giảm, đặc biệt là lương thực, thực phẩm.

 

Cụ thể, trong mức giảm 0.23% của CPI tháng 3/2024 so với tháng trước, có 07 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm và 04 nhóm hàng có chỉ số giá tăng.

Bảy nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm:

- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm mạnh nhất với mức 0.76% (tác động làm CPI chung giảm 0.25 điểm phần trăm), trong đó: Lương thực giảm 0.42%; thực phẩm giảm 1.19% (tác động làm CPI chung giảm 0.25 điểm phần trăm); ăn uống ngoài gia đình tăng 0.19%.

- Nhóm giáo dục giảm 0.29%, trong đó dịch vụ giáo dục giảm 0.34%. Nguyên nhân chủ yếu do ngày 31/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ, trong đó yêu cầu giữ ổn định mức thu học phí từ năm học 2023-2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập, theo đó một số trường học đã điều chỉnh giảm mức học phí sau khi đã thu theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

- Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0.12% do nhu cầu mua sắm, du xuân sau Tết Nguyên đán giảm, tập trung ở những mặt hàng sau: Giá nhóm hoa, cây cảnh, vật cảnh giảm 0.84%; du lịch trọn gói giảm 0.45%; khách sạn, nhà khách giảm 0.36%.

- Nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0.07% theo quy luật tiêu dùng sau Tết Nguyên đán giảm, trong đó giá rượu bia giảm 0,23%; đồ uống không cồn giảm 0.05%; riêng nhóm thuốc hút tăng 0.15% do giá đô la Mỹ tăng.

- Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0.06% do thời tiết các tỉnh miền Bắc ấm dần lên và người dân thắt chặt chi tiêu sau Tết. Trong đó, giày dép giảm 0.08% so với tháng trước; quần áo may sẵn giảm 0.06%; may mặc khác giảm 0.12%.

- Nhóm giao thông giảm 0.03%, trong đó: Chỉ số giá dịch vụ giao thông công cộng giảm 5.76%, chủ yếu do nhu cầu giảm sau dịp Tết Nguyên đán; chỉ số giá xăng tăng 0.72%; chỉ số giá dầu diezen giảm 1.15% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước; dịch vụ rửa xe, bơm xe giảm 0.8%; dịch vụ trông giữ xe giảm 0.09%; dịch vụ bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0.36%.

- Nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0.01% chủ yếu do các doanh nghiệp thực hiện chương trình khuyến mại giảm giá đối với một số loại điện thoại di động mẫu mã cũ.

Bốn nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm:

- Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng nhẹ 0.01%. Trong đó, giá một số mặt hàng tăng: Giá bàn là điện tăng 1.01%; đèn điện thắp sáng tăng 0.3%; quạt điện tăng 0.25%; đồ dùng nấu ăn tăng 0.2%; đồ dùng bằng kim loại tăng 0.15%; dịch vụ sửa chữa thiết bị trong gia đình tăng 0.12%; xà phòng và chất tẩy rửa tăng 0.03%.

- Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0.02%, trong đó chỉ số giá thuốc các loại tăng 0.08% chủ yếu do một số mặt hàng thuốc giảm đau, hạ sốt, chống dị ứng, chống viêm, thuốc dùng cho đường hô hấp tăng giá khi thời tiết chuyển mùa nồm ẩm tại một số địa phương miền Bắc.

- Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0.06%, chủ yếu tăng giá ở một số nhóm hàng: Nhóm đồ trang sức tăng 4.47%; sửa chữa đồng hồ đeo tay, đồ trang sức tăng 0.12%. Trong mùa cưới hỏi nên giá các vật dụng, dịch vụ về cưới hỏi tăng 0.13%.

- Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0.29%, trong đó một số mặt hàng tăng giá: Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0.15% và giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0.33%, chủ yếu do giá cát tăng khi thiếu nguồn cung; giá điện sinh hoạt tăng 0,47%, nước sinh hoạt tăng 2.1% do nhu cầu tiêu dùng tăng; giá gas tăng 0.49% do từ ngày 01/3/2024, giá gas trong nước điều chỉnh tăng 2,000 đồng/bình 12 kg do điều chỉnh tỷ giá USD. Ở chiều ngược lại, giá dầu hỏa tháng 3/2024 giảm 0.1% so với tháng 02/2024 do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng.

Chỉ số giá tiêu dùng quý 1/2024 tăng 3.77% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Giáo dục tăng 9.02%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 6.51%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 6.20%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 5.40%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3.53%; đồ uống và thuốc lá tăng 2.33%; giao thông tăng 2.27%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1.54%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1.35%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1.21%. Riêng bưu chính viễn thông giảm 1.46%.

Lạm phát cơ bản tháng 3/2024 tăng 0.03% so với tháng trước và tăng 2.76% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý 1/2024, lạm phát cơ bản bình quân tăng 2.81% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3.77%) chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Nhật Quang

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung ương đồng ý ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Trung ương họp bất thường đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi giữ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, theo nguyện vọng...

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98