Cẩn trọng với giá vàng

12/04/2024 09:02
12-04-2024 09:02:00+07:00

Cẩn trọng với giá vàng

Song hành cùng sự bứt phá của thị trường vàng quốc tế, giá vàng trong nước cũng leo thang trong những ngày gần đây và liên tục lập nên những kỷ lục mới. Dù triển vọng dài hạn của giá vàng thế giới vẫn khả quan, nhà đầu tư trong nước cũng cần thận trọng trước mức chênh lệch vẫn duy trì lớn và những thay đổi của chính sách.

Động lực tăng

Thị trường vàng quốc tế đang hướng đến tuần thứ 7 đi lên trong 8 tuần gần đây, đánh dấu chuỗi tăng mạnh nhất kể từ chuỗi tăng diễn ra vào 2 tháng cuối năm 2022. Với việc đã vượt qua đỉnh cũ và liên tục thiết lập các vùng giá kỷ lục mới trong những ngày gần đây, rất khó để đoán đỉnh của thị trường trong thời điểm hiện nay.

Có nhiều động lực hỗ trợ cho sự bứt phá của thị trường kim loại quý này trong thời gian gần đây. Căng thẳng địa chính trị luôn là yếu tố được nhắc đến đầu tiên trong việc thúc đẩy dòng vốn đầu tư rót vào thị trường này như một kênh trú ẩn an toàn. Thứ 6 tuần trước (5/4), Irsael bất ngờ tấn công lãnh sự quán Iran ở Damascus (Syria), gây báo động toàn thế giới vì mọi người lo ngại rằng hành động này đã đặt toàn bộ khu vực Trung Đông vào tình trạng tồi tệ hơn.

Trong khi sức nóng tại Trung Đông liên tục gia tăng, cuộc chiến Nga – Ukraine vẫn kéo dài dai dẳng, kéo theo quan hệ căng thẳng và sự đối đầu giữa các cường quốc. Mới đây, phía Mỹ cảnh báo sẽ buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm nếu Nga giành chiến thắng ở Ukraine, sau khi Bắc Kinh tuyên bố gia hạn các cam kết hợp tác chung giữa Nga và Trung Quốc hôm 9/4. Trước đó, Washington cũng đã nhiều lần đe dọa trừng phạt Trung Quốc nếu Bắc Kinh hỗ trợ Nga trong chiến sự ở Ukraine.

Có lẽ nhằm chuẩn bị đối phó với các lệnh trừng phạt, nhìn vào bài học của Nga trước đây, Trung Quốc thời gian qua đã liên tục mua vàng vào để đa dạng hóa kho dự trữ ngoại hối, tránh phụ thuộc quá lớn vào đồng USD. Theo Hội đồng Vàng thế giới, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đã mua thêm gần 5 tấn vàng tháng qua. Năm 2023, PBOC cũng là tổ chức mua lớn nhất với lượng mua ròng gần 225 tấn, đánh dấu năm bổ sung vàng dự trữ nhiều nhất kể từ 1977. Hiện PBOC đang nắm giữ 2,263 tấn vàng, tương ứng giá trị hơn 61 tỷ USD, vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong lượng dự trữ ngoại hối .

Không chỉ Trung Quốc, các NHTW khác cũng tích cực gia tăng nắm giữ vàng gần đây, từ Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Kazakhstan và một số nước Đông Âu. Trong năm ngoái, các NHTW đã mua hơn 1,037 tấn vàng. Dòng vốn cũng chảy mạnh vào các quỹ ETF vàng, cũng như lực mua từ các nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là tại quốc gia ưa thích nắm giữ vàng tại khu vực châu Á, như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam,...trong bối cảnh lãi suất tại các quốc gia này đang ở mức thấp.

Bên cạnh rủi ro xung đột quân sự, nguy cơ bất ổn trên toàn cầu cũng gia tăng khi 2024 là năm cao điểm của hàng loạt cuộc bầu cử quan trọng tại nhiều nước, càng khiến nhu cầu đầu tư vào các tài sản an toàn được ưa chuộng. Thống kê cho thấy, có đến 50 quốc gia với hơn 2 tỷ người chiếm hơn 60% GDP toàn cầu, sẽ đến hẹn bầu cử trong năm nay. Đặc biệt, có những cuộc bầu cử tại các cường quốc, nền kinh tế lớn, vốn đang có các mối quan hệ căng thẳng, dự kiến sẽ thu hút sự quan tâm trên toàn cầu vì kết quả có thể định hình lại trật tự thế giới trong tương lai.

Sau khi ông Putin tái đắc cử tổng thống vào giữa tháng 3 vừa qua, tháng 4 này sẽ chứng kiến cuộc bầu cử diễn ra tại Ấn Độ. Bước sang tháng 6, 400 triệu cử tri từ 27 nước Liên minh châu Âu (EU) đi bỏ phiếu chọn ra 720 thành viên Nghị viện châu Âu. Đến tháng 11, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ thứ 60 sẽ diễn ra, với 2 ứng cử viên là đương kim Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump. Kết quả bầu cử tại Mỹ có thể mang tính quyết định đến cuộc chiến Nga – Ukraine, cũng như bàn cờ thế tại Trung Đông.

Cẩn trọng với thị trường trong nước

 Nếu như trong quá khứ, chỉ vàng miếng SJC mới thường lên cơn “ sốt” và mở rộng chênh lệch với giá vàng thế giới quy đổi, thời gian gần đây do nguồn vàng miếng quá thiếu hụt, đến lượt vàng nhẫn cũng được mua mạnh.

Nếu cơ chế độc quyền nhập khẩu vàng, sản xuất vàng miếng sớm được gỡ bỏ, không loại trừ khả năng chênh lệch giữa giá trong nước và giá thế giới sẽ được kéo lại gần nhau hơn, khi cân bằng cung cầu được đảm bảo. Điều này cũng đặt ra nghi vấn, phải chăng các “tay to” đang tranh thủ đẩy giá thoát hàng trước khi cửa nhập khẩu được nối trở lại?

Tính đến ngày 11/4, giá vàng thế giới quy đổi tương đương khoảng 71 triệu đồng/lượng nếu được quy đổi theo tỷ giá USD bán ra tại ngân hàng Vietcombank, giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá thế giới quy đổi hơn 13 triệu đồng/ lượng, còn giá vàng nhẫn cao hơn 7 triệu đồng/ lượng. Mức chênh lệch này dù đã giảm so với giai đoạn đỉnh cao 18-20 triệu đồng/ lượng trước đây, nhưng vẫn còn rất cao và đây là một trong những rủi ro mà các nhà đầu tư trong nước cần cẩn trọng.

Việc chênh lệch thường xuyên giữ ở mức cao như vậy, theo giới phân tích là do nguồn cung vàng trong nước thiếu hụt so với lực cầu, xuất phát từ tình trạng độc quyền sản xuất vàng miếng kéo dài trong nhiều năm qua, trong khi cửa nhập khẩu cũng bị khóa chặt. Tuy nhiên, các thông tin gần đây cho thấy, Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động thị trường vàng đang được sửa đổi, với kỳ vọng cơ chế độc quyền nhập khẩu vàng, sản xuất vàng miếng sẽ được gỡ bỏ, khi đó có thể giúp cung cầu cân bằng.

Nếu chính sách này thời gian tới sớm được ban hành, không loại trừ khả năng chênh lệch giữa giá trong nước và giá thế giới sẽ được kéo lại gần nhau hơn, khi cân bằng cung cầu được đảm bảo. Điều này cũng đặt ra nghi vấn, phải chăng các “tay to” đang tranh thủ đẩy giá thoát hàng trước khi cửa nhập khẩu được nối trở lại?

Trong khi đó, sự nóng sốt của giá vàng cùng với kỳ vọng cửa nhập khẩu vàng được mở rộng hơn trong thời gian tới, cũng đang là 1 trong những yếu tố tác động tiêu cực lên thị trường ngoại hối, với tỷ giá USD/VNĐ chịu không ít áp lực trong 2 tháng qua, trên cả thị trường chính thức lẫn thị trường tự do. Trong ngày 11/4, USD tự do tăng vọt 165 đồng ở chiều mua vào và tăng 135 đồng chiều bán ra, trong khi tỷ giá tại các ngân hàng thương mại cũng đồng loạt tăng mạnh từ 40 – 61 đồng. Giá USD đi lên cũng có thể kéo theo giá vàng lên, khi 2 loại tài sản này có mối tương quan chặt chẽ.

Về dài hạn, triển vọng của thị trường vàng vẫn được đánh giá khả quan. Theo nhiều dự báo cho thấy giá kim loại quý này có thể tiếp tục đi lên và chinh phục mốc 3.000 USD/ounce trong năm nay. Tuy nhiên, với mức tăng mạnh gần đây, rủi ro điều chỉnh ngắn hạn cũng đang hiển hiện trước mắt. Cũng cần lưu ý trong trường hợp giá vàng thế giới dù tiếp tục đi lên, nhưng giá trong nước có thể sẽ tăng chậm hơn so với giai đoạn trước, trong trường hợp kênh nhập khẩu vàng được nối trở lại.

Phan Thụy

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá vàng hôm nay 5-5: Vàng SJC ngược dòng thế giới, lập đỉnh lịch sử

Giá vàng hôm nay ở thị trường trong nước diễn biến bất ngờ khi vàng SJC nhảy vọt và nới rộng cách biệt với thế giới.

Chính sách quản lý và điều tiết thị trường vàng ở Việt Nam theo thời gian

Những vấn đề liên quan đến vàng thường xuyên trở nên nổi cộm ở Việt Nam từ năm 1955 đến nay. Bài viết tóm tắt chính sách quản lý và điều tiết thị trường vàng ở Việt...

Giá vàng miếng SJC lại lập đỉnh mới, cao nhất từ trước tới nay

Giá vàng trong nước sáng nay, 4-5, tiếp tục tăng vọt. Đặc biệt, giá vàng miếng SJC chỉ còn 100.000 đồng nữa sẽ chạm mốc 86 triệu đồng/lượng.

Tổng cục Thuế kiến nghị bắt buộc không dùng tiền mặt mua, bán vàng

Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, trình cấp thẩm quyền quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng.

Vàng thế giới về sát 2,300 USD, thấp nhất trong 1 tháng

Giá vàng giảm xuống mức thấp nhất trong 1 tháng vào ngày thứ Sáu (03/05) bất chấp dữ liệu việc làm Mỹ yếu hơn dự báo, kéo dài sự điều chỉnh từ đợt leo dốc ấn tượng...

Lại hủy đấu thầu vàng ngày 03/05, giá vàng lập đỉnh mới 85.8 triệu đồng/lượng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa thông báo hủy phiên đấu thầu vàng sáng ngày 03/05/2024 do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Vàng thế giới giảm vì lo ngại về lãi suất

Giá vàng giảm vào ngày thứ Năm (02/05), khi sự tập trung quay trở lại với khả năng lãi suất Mỹ có thể sẽ cao hơn trong thời gian dài hơn, đồng thời nhà đầu tư cũng...

Sau kỳ nghỉ dài, giá vàng SJC và tỷ giá ngoại tệ cùng đảo chiều đi xuống

Đầu phiên giao dịch 2/5, giá mua - bán vàng SJC giảm xuống mức 82,50-84,70 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng thế giới giảm về 2.325 USD/ounce.

Vàng thế giới tăng nhẹ sau quyết định lãi suất của Fed

Giá vàng phục hồi vào ngày thứ Tư (01/05), sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ lãi suất không đổi. Đà suy yếu của đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ cũng thúc...

Vàng thế giới rớt 2%, mất mốc 2,300 USD

Giá vàng giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 1 tuần vào ngày thứ Ba (30/04), do đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng, mặc dù nhu cầu trú ẩn an toàn mạnh mẽ và...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98