IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

17/04/2024 15:03
17-04-2024 15:03:00+07:00

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố làm chệch hướng con tàu kinh tế.

Một cơ sở lọc dầu ở Houston, Texas (Mỹ). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, ông Pierre-Olivier Gourinchas, nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lưu ý đà tăng của giá dầu thời gian gần đây do căng thẳng Trung Đông có khả năng làm chệch hướng triển vọng "tương đối tốt" của kinh tế thế giới.

Theo ông Gourinchas, IMF dự báo kinh tế toàn cầu có thể phục hồi khá tốt trong năm 2024.

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, đồng thời lạm phát sẽ tiếp tục giảm xuống 5,9% trong năm nay và 4,5% vào năm tới giữa bối cảnh lãi suất tăng cao ở nhiều quốc gia.

Tuy nhiên, ông Gourinchas lưu ý tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ, năng lượng hoặc hàng hóa có thể là một trong những nhân tố làm chệch hướng con tàu kinh tế.

Theo ông Gourinchas, cho đến nay, IMF đã nhận thấy một số sức ép do đà tăng của giá dầu, song vẫn còn quá sớm để nhận định liệu tình hình này có kéo dài hay không.

Ông Gourinchas cho biết kinh tế Mỹ đánh đi nhiều tín hiệu tích cực trong sáu tháng qua, với tốc độ tăng trưởng năng suất mạnh mẽ, nguồn cung lao động gia tăng nhờ lượng người nhập cư và hoạt động chi tiêu công cao hơn.

Ông dự báo lạm phát tại Mỹ sẽ giảm trong năm 2024 và tạo điều kiện cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.

Không giống với Mỹ, IMF dự đoán tốc độ tăng trưởng của châu Âu sẽ mờ nhạt hơn trong ngắn hạn, với dự đoán Khu vực Đồng Euro sẽ tăng trưởng 0,8% trong năm nay và tăng lên 1,5% trong năm tới.

Theo ông Gourinchas, tác động của cú sốc năng lượng đã giảm bớt khá nhiều song vẫn còn ảnh hưởng đến nền kinh tế. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ thắt chặt đang làm tăng chi phí đi vay của các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Ông Gourinchas đánh giá không giống như Mỹ, người tiêu dùng và doanh nghiệp châu Âu cảm thấy kém tin tưởng hơn vào sức khỏe của nền kinh tế nói chung. Điều này khiến tiêu dùng ít hơn, nhu cầu thấp hơn, đầu tư ít hơn.

IMF cho rằng dự báo Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất vào tháng Sáu là hợp lý.

Tại châu Á, IMF dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ giảm tốc trong vài năm tới do sự giảm bớt các gói kích thích sau đại dịch và sự suy yếu trong lĩnh vực bất động sản.

Theo ông Gourinchas, Trung Quốc là ví dụ về một nền kinh tế đang hoạt động dưới mức tiềm năng. Ông cho rằng Trung Quốc có thể thực hiện các chính sách mở rộng hơn một chút, đặc biệt là chính sách tiền tệ.

Ngoài ra, báo cáo mới đây của IMF cũng nhận thấy tốc độ hướng tới mức sống cao hơn tại các nước có thu nhập trung bình và thấp đã chậm lại.

Ông Gourinchas cảnh báo các quốc gia đang phát triển sẽ mất nhiều thời gian hơn để bắt kịp các nền kinh tế tiên tiến.

Ông cho rằng các quốc gia cần cân nhắc về những biện pháp có thể thúc đẩy tăng trưởng trong trung hạn, thông qua thay đổi chính sách, thu hút vốn và đầu tư nước ngoài hoặc nâng cao dân trí./.

Trà My

Vietnamplus





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế toàn cầu hồi phục "đáng kinh ngạc" bất chấp các cú sốc lớn

IMF nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm nay lên 3,2%, tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách vẫn cần phải có những hành động quyết đoán để bảo vệ những...

Quỹ đầu tư Mỹ sắp đạt thoả thuận mua lại cổ phần tại chuỗi gà rán KFC Nhật Bản

Nikkei Asia cho biết quản lý quỹ tài sản Carlyle Group của Mỹ sắp mua lại KFC Holdings Japan, nhà điều hành chuỗi cửa hàng gà rán KFC tại nước này.

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98