Vai trò của IR giữa những biến động kinh tế và địa chính trị

22/06/2024 10:02
22-06-2024 10:02:00+07:00

Vai trò của IR giữa những biến động kinh tế và địa chính trị

Trong bối cảnh kinh tế và địa chính trị phức tạp, vai trò chiến lược của Quan hệ Nhà đầu tư (IR) ngày càng được khẳng định. Hơn 77% chuyên gia trong ngành xác nhận rằng, tầm quan trọng của IR đã tăng lên đáng kể trong năm qua, với một tỷ lệ tương đương cho biết trách nhiệm IR của họ cũng gia tăng.

Đây là kết quả từ khảo sát mới nhất do Tập đoàn Sàn giao dịch Chứng khoán London (LSEG) phối hợp với Equitory công bố vào tháng 5/2024. Khảo sát trực tuyến này thu thập được 136 phản hồi, trong đó 71% đến từ các công ty niêm yết và phần còn lại từ các doanh nghiệp trước hoặc sau IPO.

Gần 1/3 số người tham gia cho biết tầm quan trọng của IR đã tăng lên đáng kể trong 12 tháng qua, đặc biệt là ở các công ty nhỏ. Nghiên cứu chỉ ra rằng ba yếu tố hàng đầu thúc đẩy sự gia tăng tầm quan trọng của IR là điều kiện kinh tế vĩ mô, thanh khoản thị trường và các yếu tố địa chính trị.

Tác động của các yếu tố kinh tế và địa chính trị

Điều kiện kinh tế được 53% người tham gia coi là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến chiến lược IR. Trong khi đó, thanh khoản thị trường được 41% người trả lời nhắc đến, chủ yếu là các công ty vốn hóa nhỏ, và có 39% chỉ ra các vấn đề địa chính trị là ảnh hưởng lớn.

Trong báo cáo “Chiến lược đối phó áp lực địa chính trị cho các chuyên gia IR”, Tạp chí IR đã khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến các công ty niêm yết công khai. Lạm phát là vấn đề quan trọng nhất bởi 14% người chọn phương án này. Báo cáo lưu ý rằng lạm phát có tác động trực tiếp đến chi phí hoạt động và sức mua, dẫn đến môi trường lãi suất cao ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh doanh và chi tiêu của người tiêu dùng. Tiếp theo đó là các chính sách của ngân hàng trung ương và giá năng lượng, vốn bị ảnh hưởng bởi căng thẳng địa chính trị như cuộc chiến của Nga-Ukraine.

Tuy vậy, theo Scott Schmitz, Phó Chủ tịch cấp cao của IR tại công ty công nghệ tiếp thị Zeta Global niêm yết trên NYSE, IR không chỉ quan trọng trong thị trường biến động mà còn trong môi trường điều kiện ổn định. Ông nhấn mạnh rằng trong thời kỳ bất ổn kinh tế, các nhà đầu tư tìm kiếm dữ liệu để xác nhận hoặc phủ nhận các nhận thức của thị trường hiện tại, và trách nhiệm của IR là diễn giải và làm rõ những dữ liệu này.

Theo ông Schmitz, giá trị của IR không chỉ giới hạn trong giai đoạn bất ổn kinh tế mà còn quan trọng trong điều kiện thị trường ổn định. IR hiệu quả có thể tạo ra một câu chuyện hấp dẫn, làm nổi bật những điểm mạnh và cơ hội của công ty.

Thích ứng trước những thách thức hiện nay

Nói về cách mà các thách thức thị trường hiện nay ảnh hưởng đến chiến lược của công ty Zeta Global, ông Schmitz cho biết việc hỗ trợ lời nói bằng dữ liệu và tạo niềm tin cho nhà đầu tư là rất quan trọng.

Trong bối cảnh xuất hiện nhiều rủi ro và áp lực, công ty Zeta Global vẫn kinh doanh ổn định và thậm chí còn tăng trưởng trong một số trường hợp, ông chia sẻ.

“Trong bối cảnh hiện tại, các nhà đầu tư hoài nghi về khả năng thực hiện hiệu quả giữa những thách thức của ngành. Để giải quyết mối lo ngại này, Zeta Global cẩn thận xác định các yếu tố chính thúc đẩy sự thành công và cung cấp dữ liệu định lượng mạnh mẽ để tạo niềm tin cho nhà đầu tư về hiệu suất và triển vọng hiện tại”, vị này nhận định.

Khảo sát của LSEG cho thấy 41% công ty đã đầu tư vào nội dung truyền thông xã hội, video và website, với gần 90% cho biết sẽ tiếp tục đầu tư trong tương lai. Khi số hóa IR tăng tốc, 29% công ty cũng áp dụng công nghệ mới để gắn kết nhà đầu tư, tuy nhiên chỉ có 15% công ty đang tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực này, mặc dù tỷ lệ này cao hơn ở Mỹ (36%).

Giá trị thực sự của IR

Báo cáo của LSEG chỉ ra rằng mặc dù nghề nghiệp IR tiếp tục chứng minh giá trị của mình, số lượng người cảm thấy IR được công nhận đúng mức đã giảm xuống còn 84% so với 92% năm trước.

Schmitz không đồng ý với quan điểm này. Ông cho rằng vai trò của IR vẫn luôn được khẳng định và việc nuôi dưỡng, phát triển mối quan hệ với cộng đồng đầu tư là quan trọng ở mọi thời điểm.

Ông khuyên các đồng nghiệp của mình nên duy trì chiến lược và theo sát các thay đổi của thị trường: “Các câu hỏi quan trọng mà đội ngũ IR cần xem xét bao gồm: Đối thủ của chúng ta đang làm gì? Ngành công nghiệp đang đi về đâu? Chúng ta được định vị như thế nào trong bối cảnh phát triển này? Giải quyết những câu hỏi này sẽ giúp đảm bảo rằng các nỗ lực IR luôn phù hợp, chủ động và hướng về phía trước”.

Thiên Vân (Theo IR Magazine)

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ chuỗi Gogi, Manwah… mỗi ngày thu hơn 18 tỷ, đã hoàn tất mua lại The Coffee House

Theo BCTC hợp nhất kiểm toán 2024, CTCP Tập đoàn Golden Gate (GoldenGate) ghi nhận doanh thu tăng tốt nhưng lợi nhuận đi lùi vì các khoản chi phí neo cao.

Trump tung đòn thuế 46%, những doanh nghiệp niêm yết nào sẽ gặp nguy?

Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang đối mặt với thử thách chưa từng có vì đòn thuế quan nặng nề từ Mỹ.

Nam Rạch Chiếc kinh doanh ra sao khi Keppel thoái sạch vốn?

Với việc lỗ sau thuế hơn 33 tỷ đồng trong năm 2024, Công ty Nam Rạch Chiếc, chủ đầu tư dự án Palm City tại TP Thủ Đức, ghi nhận lỗ lũy kế hơn 32 tỷ đồng tính tới...

Hoàng Trúc My - Công ty do cá nhân 19 tuổi thành lập lỗ gần 34 tỷ đồng năm 2024

Công ty TNHH Hoàng Trúc My lỗ sau thuế gần 34 tỷ đồng trong năm 2024, qua đó nâng tổng lỗ lũy kế tại thời điểm 31/12/2024 lên hơn 65 tỷ đồng.

Mùa ĐHĐCĐ 2025: Kế hoạch kinh doanh có xa vời thực tế?

Trong bối cảnh toàn cầu có nhiều biến động phức tạp như hiện nay, việc xây dựng kế hoạch kinh doanh 2025 trở thành bài toán với nhiều ẩn số dành cho các doanh...

Sau năm lãi "tệ", Saigonbank đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 gấp 3 lần 

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, UPCoM: SGB) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2025 với các tờ trình về kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi...

Văn Phú (VPI) thâu tóm một dự án chung cư hơn ngàn tỷ tại quận 7?

Văn Phú vừa mới thâu tóm một doanh nghiệp chỉ đăng ký duy nhất 1 lao động. Đáng chú ý, doanh nghiệp này hiện là chủ đầu tư một dự án khu chung cư vốn hơn 1.2 ngàn...

PVI đặt mục tiêu lợi nhuận thận trọng, dự kiến thấp nhất 5 năm

Theo tài liệu trình ĐHĐCĐ thường niên, CTCP PVI (HNX: PVI) dự kiến lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1,090 tỷ đồng trong năm 2025, giảm 3% so với năm 2024. Đây cũng...

TDC đặt kế hoạch lợi nhuận đi lùi sau năm lãi kỷ lục, muốn vay ngân hàng hơn 400 tỷ

Sau năm 2024 lãi kỷ lục hơn 400 tỷ đồng, CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (HOSE: TDC) đặt kế hoạch kinh doanh 2025 thận trọng với lợi nhuận sau thuế giảm...

VPI trình ĐHĐCĐ đổi tên công ty, mục tiêu lãi sau thuế 2025 tăng 15%

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, ban lãnh đạo CTCP Đầu tư Văn Phú - INVEST (HOSE: VPI) đề xuất kế hoạch kinh doanh 2025 với tổng doanh thu 2,450 tỷ đồng và lãi sau...


TIN CHÍNH




Hotline: 0908 16 98 98