Hậu chuyển giao quyền lực, Chứng khoán SBBS sắp “thay máu” dàn lãnh đạo và đổi tên

10/10/2024 10:33
10-10-2024 10:33:10+07:00

Hậu chuyển giao quyền lực, Chứng khoán SBBS sắp “thay máu” dàn lãnh đạo và đổi tên

Trong bối cảnh thượng tầng có thay đổi lớn, đặc biệt sau khi cổ đông sáng lập đến từ Malaysia đã thoái sạch vốn, CTCP Chứng khoán Saigonbank Berjaya (SBBS) hướng đến cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường lần 1/2024 dự kiến thông qua miễn nhiệm 3 Thành viên HĐQT và đổi tên Công ty.

Đại diện cổ đông Malaysia, Saigonbank từ nhiệm

Theo tài liệu ĐHĐCĐ bất thường lần 1/2024, HĐQT SBBS dự trình đại hội thông qua miễn nhiệm 3 Thành viên HĐQT, bao gồm ông Phạm Hoài Nam, ông Kuok Wee Kiat và ông Derek Chin Chee Seng, dựa trên các đơn từ nhiệm trước đó.

Inter-Pacific Securities Sdn Bhd (IPS) thành lập vào ngày 30/08/1972 dưới tên Malayan Traders & Co Sendirian và sau đó đổi tên như hiện tại vào ngày 30/04/1990.

IPS là công ty con do Inter-Pacific Capital Sdn Bhd (IPC) sở hữu hoàn toàn, trong khi IPC lại là công ty con của Berjaya Corporation Berhad - một tập đoàn đa ngành có trụ sở tại Malaysia.

Trong danh sách, ông Kuok và ông Derek đều có quốc tịch Malaysia, cùng gửi thư từ chức trong ngày 04/10/2024, ngay sau khi Chủ tịch HĐQT SBBS Nguyễn Thị Hương Giang mua lại toàn bộ 4 triệu cp SBBS (tỷ lệ 13.33%) của Công ty Inter-Pacific Securities Sdn Bhd (IPS) - một trong những cổ đông sáng lập của SBBS, cũng là nơi mà ông Kuok và ông Derek đang giữ vai trò người quản lý.

Trong đơn từ nhiệm, Ông Derek nêu “vì lý do cá nhân dẫn đến không thể tiếp tục đảm nhận chức vụ”. Ở thư từ chức còn lại, ông Kuok cam đoan “không có bất kỳ khiếu nại nào đối với Công ty và nhân viên, giám đốc, người lao động, công ty mẹ, bên liên kết, cổ đông, người nhận chuyển nhượng và đại diện của Công ty phát sinh từ hoặc liên quan đến vị trí Thành viên HĐQT”.

Theo SBBS giới thiệu trên website, ông Kuok Wee Kiat có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, ngân hàng và chứng khoán chuyên nghiệp của khu vực. Ông đã có thời gian làm việc tại Percy Phillips Co United Kingdom, Deloitte (Malaysia) và United Overseas Bank (Malaysia). Ông từng giữ cương vị Chủ tịch Hiệp hội Công ty Môi giới chứng khoán của Malaysia và là thành viên Hiệp hội Kế toán Anh Quốc.

Còn ông Derek Chin Chee Seng tốt nghiệp Cử nhân Luật, Đại học Guildhall tại Anh. Ông Derek có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý. Ông hiện là Trưởng Hội đồng Luật pháp của Berjaya Corporation Berhad, Malaysia và là giám đốc một số công ty thuộc Tập đoàn Berjaya. Trong nhiều năm làm việc với Tập đoàn Berjaya, ông đã xử lý nhiều giao dịch ở cả Malaysia và nước ngoài.

Cả hai cá nhân đều là đại diện của IPS tại SBBS và gắn bó cùng SBBS trong những năm tháng đầu thành lập, nên có thể ngầm hiểu rằng, việc từ nhiệm Thành viên HĐQT của hai cá nhân người Malaysia khả năng cao đến từ việc IPS thoái hết vốn khỏi SBBS.

Trường hợp dự kiến được miễn nhiệm còn lại là ông Phạm Hoài Nam, đã nộp đơn từ nhiệm vào ngày 27/08/2024 vì lý cá nhân.

Trong ĐHĐCĐ thường niên năm 2019, ông Phạm Hoài Nam được bầu vào Thành viên HĐQT của SBBS. Ông hiện là đại diện quản lý phần góp vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, UPCoM: SGB) - một trong những cổ đông sáng lập khác của SBBS.

Muốn đổi tên mới

Một nội dung đáng chú ý khác cũng được HĐQT dự trình ĐHĐCĐ bất thường thông qua là việc đổi tên mới.

Theo tài liệu đại hội, tên cũ là CTCP Chứng khoán Saigonbank Berjaya sẽ được trình thay đổi thành CTCP Chứng khoán SBB, trong khi tên viết tắt vẫn giữ nguyên là SBBS.

Như vậy, SBBS đang hướng đến nhiều thay đổi trong thời gian tới, diễn ra sau quá trình chuyển giao quyền lực. Hiện cơ cấu sở hữu tại SBBS có nhiều thay đổi so với quá khứ.

Khởi đầu với 3 cổ đông sáng lập gồm IPS sở hữu 49%, Công ty TNHH MTV Du lịch Thương mại Kỳ Hòa (Kỳ Hòa Tourist) sở hữu 13.33%, Saigonbank sở hữu 11%, còn lại thuộc các cổ đông khác. Cơ cấu sở hữu này duy trì trong nhiều năm sau đó.

Đến thời điểm kết thúc quý 3/2023, cơ cấu sở hữu của Công ty có biến động lớn, với việc bà Nguyễn Thị Hương Giang trở thành cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu đến 40.22%, trong khi IPS giảm sở hữu còn 13.33%. Các giao dịch được hoàn tất vào ngày 27/07/2023, trong đó bà Giang đã mua gần 12.1 triệu cp từ IPS (10.7 triệu cp) và ông Phương Anh Phát gần 1.4 triệu cp.

Trong diễn biến mới nhất, bà Nguyễn Thị Hương Giang tiếp tục mua hết 4 triệu cp còn lại của IPS trong ngày 04/10, đồng thời nhận chuyển giao 5 triệu cp do Công ty phát hành thêm, qua đó nâng sở hữu lên đến 60.19%. Còn lại, Kỳ Hòa Tourist nắm 11.43%, Saigonbank nắm 9.43% và bà Đinh Thị Thu Trang nắm 5.84%.

Cơ cấu sở hữu của SBBS gần đây có biến động lớn
Nguồn: SBBS, người viết tổng hợp

* Sau giao dịch sang tay và mua cổ phần chào bán, nữ Chủ tịch SBBS đã nắm hơn 60% vốn

Huy Khải

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xây dựng Thái Sơn lãi khủng năm 2024

Xây dựng Thái Sơn lãi sau thuế gần 871 tỷ đồng năm 2024, trong khi năm trước đó lỗ hơn 88 tỷ đồng. Tổng tài sản lên hơn 80.8 ngàn tỷ đồng, gần gấp đôi sau một năm.

PNJ thận trọng đặt mục tiêu ngắn hạn

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thị trường vàng nguyên liệu khan hiếm và sức mua giảm, CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) đặt mục tiêu kinh doanh năm 2025...

Chủ chuỗi Gogi, Manwah… mỗi ngày thu hơn 18 tỷ, đã hoàn tất mua lại The Coffee House

Theo BCTC hợp nhất kiểm toán 2024, CTCP Tập đoàn Golden Gate (GoldenGate) ghi nhận doanh thu tăng tốt nhưng lợi nhuận đi lùi vì các khoản chi phí neo cao.

Trump tung đòn thuế 46%, những doanh nghiệp niêm yết nào sẽ gặp nguy?

Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang đối mặt với thử thách chưa từng có vì đòn thuế quan nặng nề từ Mỹ.

Nam Rạch Chiếc kinh doanh ra sao khi Keppel thoái sạch vốn?

Với việc lỗ sau thuế hơn 33 tỷ đồng trong năm 2024, Công ty Nam Rạch Chiếc, chủ đầu tư dự án Palm City tại TP Thủ Đức, ghi nhận lỗ lũy kế hơn 32 tỷ đồng tính tới...

Hoàng Trúc My - Công ty do cá nhân 19 tuổi thành lập lỗ gần 34 tỷ đồng năm 2024

Công ty TNHH Hoàng Trúc My lỗ sau thuế gần 34 tỷ đồng trong năm 2024, qua đó nâng tổng lỗ lũy kế tại thời điểm 31/12/2024 lên hơn 65 tỷ đồng.

Mùa ĐHĐCĐ 2025: Kế hoạch kinh doanh có xa vời thực tế?

Trong bối cảnh toàn cầu có nhiều biến động phức tạp như hiện nay, việc xây dựng kế hoạch kinh doanh 2025 trở thành bài toán với nhiều ẩn số dành cho các doanh...

Sau năm lãi "tệ", Saigonbank đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 gấp 3 lần 

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, UPCoM: SGB) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2025 với các tờ trình về kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi...

Văn Phú (VPI) thâu tóm một dự án chung cư hơn ngàn tỷ tại quận 7?

Văn Phú vừa mới thâu tóm một doanh nghiệp chỉ đăng ký duy nhất 1 lao động. Đáng chú ý, doanh nghiệp này hiện là chủ đầu tư một dự án khu chung cư vốn hơn 1.2 ngàn...

PVI đặt mục tiêu lợi nhuận thận trọng, dự kiến thấp nhất 5 năm

Theo tài liệu trình ĐHĐCĐ thường niên, CTCP PVI (HNX: PVI) dự kiến lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1,090 tỷ đồng trong năm 2025, giảm 3% so với năm 2024. Đây cũng...


Hotline: 0908 16 98 98