Người đứng sau ứng dụng Trung Quốc gây chao đảo Thung lũng Silicon

29/01/2025 14:45
29-01-2025 14:45:00+07:00

Người đứng sau ứng dụng Trung Quốc gây chao đảo Thung lũng Silicon

Khi hãng DeepSeek của Trung Quốc gây chấn động ở Thung lũng Silicon với việc ra mắt trợ lý ảo R1, người sáng lập công ty Lương Văn Phong (Liang Wenfeng) cũng trở nên nổi tiếng.

Ông Lương Văn Phong (Liang Wenfeng) (phải) là người sáng lập công ty tạo ra ứng dụng DeepSeek R1 đang gây chấn động giới công nghệ và đầu tư - Ảnh: CCTV

Tuy nhiên, thế giới chưa biết nhiều về người đàn ông 40 tuổi này. Ông Lương từng là quản lý quỹ đầu cơ, có bằng về chuyên ngành trí tuệ nhân tạo.

Trong một diễn đàn vào tháng 7 năm ngoái, ông Lương nói về kế hoạch tạo ra sản phẩm trí tuệ nhân tạo giá cả phải chăng và thách thức sự phát triển bùng nổ về trí tuệ nhân tạo của phương Tây.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông nói về kế hoạch của công ty khởi nghiệp mà ông lập ra ở Hàng Châu, cũng như sự phát triển AI nói chung của Trung Quốc.

"AI của Trung Quốc không thể mãi đi sau. Trung Quốc phải dần chuyển đổi từ bên hưởng lợi sang bên đóng góp, thay vì tiếp tục đi sau người khác", ông Lương Văn Phong nói, đồng thời cho rằng các công ty Trung Quốc đã "quen với việc tận dụng những cải tiến công nghệ được tạo ra ở nơi khác".

Ông Lương Văn Phong là người Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông thuộc miền nam Trung Quốc, nơi nổi tiếng với các xưởng đóng tàu và công trình kỹ thuật lớn.

Là người giỏi toán, ông Lương đã theo học tại Đại học Chiết Giang và tốt nghiệp với tấm bằng về AI, báo chí Trung Quốc đưa tin.

Năm 2015, ông trở thành người đồng sáng lập High-Flyer, một quỹ đầu cơ định lượng dựa trên mô hình toán học, phân tích thống kê và thuật toán máy tính để đưa AI vào các chiến lược giao dịch, dự đoán xu hướng thị trường và giúp đưa ra quyết định đầu tư dựa trên dữ liệu.

Công ty đạt được mức tăng tài sản gấp 10 lần trong khoảng thời gian 4 năm - từ 1 tỷ nhân dân tệ (138 triệu USD) năm 2016 lên hơn 10 tỷ nhân dân tệ năm 2019, theo số liệu công khai của công ty.

Đáng chú ý là công ty này đã mua hơn 10.000 chip xử lý đồ họa của Nvidia trước khi lệnh cấm xuất khẩu chip AI của Mỹ sang Trung Quốc có hiệu lực.

“Trong nhiều năm qua, High-Flyer đã chi một phần lớn lợi nhuận để xây dựng cơ sở hạ tầng AI và tiến hành nghiên cứu quy mô lớn”, công ty cho biết trong báo cáo công bố năm 2023.

Sam Altman của Trung Quốc

CNN gọi ông Lương là Sam Altman của Trung Quốc. Sam Altman là CEO của OpenAI.

Chi phí AI rất cao do tính phức tạp của các mô hình, đòi hỏi trình độ chuyên biệt và nhu cầu về phần mềm hiệu suất cao. Các tập đoàn lớn của Mỹ như Microsoft và Meta đã công bố kế hoạch đầu tư hàng tỷ đô la vào AI trong năm nay. Trong khi đó, ông Lương quyết đi theo hướng sao cho giữ chi phí và giá cả phải chăng đối với người dùng.

"Nguyên tắc của chúng tôi là không bán lỗ cũng không tìm kiếm lợi nhuận quá mức. Mức giá hiện tại cho phép có biên lợi nhuận khiêm tốn so với chi phí của chúng tôi", ông Lương nói trong chương trình được phát trên đài truyền hình CCTV.

"Lôi kéo người dùng không phải là mục tiêu chính của chúng tôi. Chúng tôi giữ giá thấp vì chúng tôi muốn cả dịch vụ AI và API (giao diện lập trình ứng dụng) đều phải có giá cả phải chăng và dễ tiếp cận với mọi người", ông nói thêm.

Ông Lương vẫn chưa đưa ra bất kỳ phát biểu công khai nào về sự nổi tiếng đột ngột của DeepSeek, nhưng rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc bày tỏ sự kinh ngạc trước những thành tựu và nỗ lực của người đàn ông này.

Khi cuộc đua giành vị trí thống trị AI toàn cầu đang diễn ra nhanh hơn, những thách thức về công nghệ vẫn tiếp diễn ở Trung Quốc và các công ty ở nước này đang chật vật với mục tiêu tạo ra các chatbot hỗ trợ AI của riêng họ sau khi OpenAI tung ra ChatGPT năm 2022.

Ông Lương từng khẳng định về tiềm năng của Trung Quốc để trở thành một gã khổng lồ về AI.

“Đổi mới chắc chắn sẽ tốn kém, và xu hướng trước đây khi áp dụng công nghệ hiện có thường gắn với giai đoạn phát triển trước đó. Nhưng ngày nay, quy mô kinh tế của Trung Quốc và lợi nhuận của những gã khổng lồ như ByteDance và Tencent có ý nghĩa toàn cầu”, ông Lương khẳng định.

Thu Loan (theo CNA)

Tiền Phong

- 06:20 29/01/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hậu quả của cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc: Xe “zombie” tràn ngập

Cuộc chiến giá khốc liệt trong ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đã khiến hàng chục nhà sản xuất ô tô nhỏ phải rời bỏ thị trường, để lại một vấn đề cho khách hàng:...

Nỗi lo kinh tế Mỹ đình lạm tái trỗi dậy

Lạm phát dai dẳng và chính sách thương mại cứng rắn của Tổng thống Donald Trump làm dấy lên nỗi lo nền kinh tế Mỹ có thể rơi vào tình trạng kinh tế đình đốn mà lạm...

Cuộc chiến thương mại đầu tiên của Trump đã thay đổi thế giới ra sao?

Bức tranh thương mại toàn cầu đã có những thay đổi đáng kể kể từ năm 2018 - thời điểm Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại đầu tiên. Giờ đây, khi ông chuẩn...

Lạm phát Nhật Bản đạt đỉnh 2 năm, BOJ sẽ tiếp tục nâng lãi suất?

Lạm phát của Nhật Bản tiếp tục leo thang, đạt mức 4% trong tháng 1/2024. Đây là mức cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây, đồng thời củng cố thêm những dự đoán về...

Khi thế giới tuyên chiến với tệ quan liêu

Có thể mọi người chỉ chú ý đến những nỗ lực tinh gọn bộ máy chính phủ ở Mỹ do nhiều hành động đầy kịch tính của tỉ phú Elon Musk, người được Tổng thống Donald Trump...

Fed lo thuế quan của Trump cản trở kế hoạch hạ lãi suất

Theo biên bản họp tháng 1 công bố vào ngày 19/02, các quan chức Fed nhất trí rằng họ cần thấy lạm phát giảm thêm nữa trước khi hạ lãi suất, và bày tỏ lo ngại về...

Trump dịu giọng, nói có thể tiến tới thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đưa ra tín hiệu tích cực về khả năng đạt được một thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc, cho thấy sự sẵn sàng trong việc hóa giải...

Tiền chảy mạnh vào chứng khoán toàn cầu, giới đầu tư lạc quan nhất trong 15 năm

Giới đầu tư toàn cầu đang đặt cược vào chứng khoán toàn cầu với tỷ trọng lớn chưa từng thấy trong 15 năm qua, theo kết quả khảo sát mới nhất từ Bank of America...

Lạm phát Anh bất ngờ tăng vọt trong tháng 1

Nền kinh tế Anh đang chứng kiến một diễn biến đáng lo ngại khi tỷ lệ lạm phát tăng vọt lên 3% trong tháng 1/2025, vượt xa dự báo 2.8% của các chuyên gia kinh tế...

Bài học đắt giá từ Nhật Bản: Hai mặt của đồng tiền yếu

Mặc dù có sự phục hồi trong nửa cuối năm, nền kinh tế Nhật Bản hầu như không tăng trưởng trong năm 2024 khi đồng Yên mất giá thúc đẩy lạm phát và gây áp lực lên các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98