Giải cứu nợ xấu: Làm gì để không bị phê phán như TARP?

30/07/2012 13:18
30-07-2012 13:18:16+07:00

Những bài học từ TARP của Mỹ - Phần 2

Giải cứu nợ xấu: Làm gì để không bị phê phán như TARP?

Khi thực hiện kế hoạch giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, Việt Nam rõ ràng sẽ cần phải giải quyết hàng loạt vấn đề để tránh bị phê phán như chương trình TARP của Mỹ.

* Phần 1: TARP – Quy mô, phạm vi và thực hiện

Hiệu quả của chương trình TARP lên hệ thống tài chính Mỹ

Có thể tách bạch tác động của chương trình TARP?

Để đánh giá hiệu quả của TARP thì việc tách bạch được những tác động riêng lẻ của chương trình lên nền kinh tế là rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế đã thể hiện sự bất đồng quan điểm xung quanh vấn đề này.

Cả hai giáo sư Kashyap và Rogoff (*) đều cho rằng khó có thể xác định được hiệu quả của riêng chương trình TARP, vì một mình bản thân nó không đủ khả năng ngăn chặn được thảm họa của cuộc khủng hoàng tài chính 2008 – 2009.

Ngược lại, giáo sư Blinder và Johnson (*) vẫn tin rằng có thể phân tách một số tác động nhất định của chương trình TARP, thông qua các mục tiêu chính như ổn định hệ thống ngân hàng, giảm thiểu chi phí do bị sụp đổ, đặt nền tảng cho sự phục hồi bền vững sau này... 

Trong khi đó, Bộ Tài chính Mỹ cho rằng thước đo để đánh giá mức độ thành công của chương trình TARP là đáp án cho câu hỏi: “Liệu người đóng thuế có lấy lại được tiền?”. Tuy nhiên, việc kết luận dựa trên khả năng trả nợ này không đưa ra được một bức tranh hoàn chỉnh về thành công hay chi phí của chương trình TARP.

Ngoài ra, giáo sư Rogoff cũng cho rằng cần phải xác định rủi ro mà người đóng thuế có thể phải gánh chịu trong cuộc khủng hoảng. Do đó, sẽ là một hành động sai lầm nghiêm trọng nếu đưa ra con số đơn thuần được hay mất khi tính toán chi phí thực của gói giải cứu, đặc biệt là đối với khả năng phản ứng chính sách trong tương lai.

TARP đã giúp phục hồi kinh tế Mỹ?

Mặc dù gặp phải những khó khăn trong việc xác định hiệu quả cụ thể của TARP, nhưng hầu hết các chuyên gia của Ban giám sát Quốc hội (Congressional Oversight Panel) đều đồng ý với quan điểm “tuy chương trình không được quản lý hoàn toàn đúng đắn nhưng TARP vẫn là điều phải làm”.

Giáo sư Kashyap cho rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ không có đủ công cụ để xử lý khủng hoảng năm 2008 – 2009 nếu không có các công cụ được cung cấp trong chương trình TARP.

Sau chương trình đầu tư CPP (Capital Purchase Program) và đi kèm với sự bảo đảm ngầm của Chính phủ, thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng đã được cải thiện và thị trường bắt đầu có sự phân hóa giữa các tổ chức tín dụng khỏe mạnh và yếu kém.

Vào mùa hè 2009, hầu hết các chuyên gia đều nhận định rằng cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng đã đi qua. Cùng với đà phục hồi của nền kinh tế, các lĩnh vực bất động sản, tài chính, ngành công nghiệp ô tô cũng ổn định trở lại, tránh được rủi ro đổ vỡ hệ thống.

Mặc dù vậy, nền kinh tế Mỹ vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cho đến ngày nay như tỷ lệ thất nghiệp, nhà cửa thế chấp bị tịch thu…

Ước tính chi phí hữu hình và vô hình của TARP

Theo ước tính mới nhất của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (Congressional Budget Office), chi phí tổn thất cho ngân sách liên bang từ việc tài trợ riêng chương trình TARP là 32 tỷ USD; trong khi ước tính của Bộ Tài chính vào khoảng 60 tỷ USD. Sự khác nhau này chủ yếu đến từ những ước tính tổn nhất của chương trình hỗ trợ nhà ở (Housing Support).  

Thực tế cho thấy, ngoài con số ước tính này, chi phí thực của chương trình TARP còn bao gồm nhiều phí tổn không thể lượng hóa được như tâm lý ỷ lại cậy nhờ bao bọc, rủi ro đạo đức, sự méo mó của thị trường tài chính, tâm lý kỳ thị của công chúng…

Quá lớn không thể sụp đổ (too big to fail) và rủi ro đạo đức

Mặc dù khái niệm “quá lớn không thể sụp đổ” (too big to fail) đã tồn tại nhiều năm trước đó, nhưng việc thực hiện chương trình TARP và nhiều can thiệp bất thường của Chính phủ trong năm 2008 đã biến nó trở thành một chủ đề được quan tâm hàng đầu tại Mỹ (và các nước khác).

Vào lúc đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng, 18 tổ chức tài chính lớn đã nhận được 208.6 tỷ USD tài trợ trong thời gian rất ngắn từ chương trình TARP; trong đó, nhiều trường hợp không cần phải nộp đơn xin tài trợ hay chứng minh khả năng có thể hoàn trả cho người nộp thuế. Ba tổ chức tài chính đặc biệt lớn nhưng “yếu ớt” như Citigroup, Bank of America và AIG còn nhận được số tiền hỗ trợ nhiều hơn theo các chương trình riêng.   

Trong khi đó, các ngân hàng nhỏ vẫn phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và liên tiếp sụp đổ trên khắp nước Mỹ.

Việc giải cứu này cũng tạo ra những rủi ro đạo đức nghiêm trọng khi các tổ chức tài chính lớn sẵn sàng mạo hiểm và chấp nhận rủi ro cao hơn, vì suy cho cùng nếu thất bại thì Chính phủ cũng sẽ giải cứu, và người đóng thuế sẽ gánh chịu những tổn thất này.

Ngoài ra, sự can thiệp của Bộ Tài chính vào ngành công nghiệp ôtô và các công ty không phải là ngân hàng hay tổ chức có kết nối đặc biệt trong hệ thống tài chính cũng làm gia tăng những lo ngại về rủi ro đạo đức.

Sự phẫn nộ của công chúng

Chương trình TARP được dư luận nhìn nhận là nhằm ổn định khu vực tài chính bằng cách giải cứu các ngân hàng Wall Street và các nhà sản xuất ôtô trong nước; trong khi không làm gì đáng kể cho 13.9 triệu lao động thất nghiệp, 2.4 triệu chủ nhà có nguy cơ bị tịch thu… Do đó, TARP và các chương trình của nó đã và đang phải hứng chịu sự phẫn nộ rất lớn từ công chúng.

Trên thực tế, chương trình TARP khởi nguyên được thiết kế để giải cứu các ngân hàng Wall Street; tuy nhiên, cách thức Bộ Tài chính Mỹ thực hiện đã làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Bộ Tài chính ban đầu tuyên bố chỉ những ngân hàng khỏe mạnh mới có thể nhận vốn từ chương trình CPP. Sau đó, một số ngân hàng đứng trên bờ vực phá sản cũng nhận được vốn vay của chương trình này. Điều này đã làm dấy lên làn sóng hồ nghi về sự yếu kém của tất cả ngân hàng tham gia, mặc dù nhiều trong số đó vẫn đang trong tình trạng tương đối khỏe mạnh.

Thiếu minh bạch, thiếu giám sát

Sự thiếu minh bạch và giám sát khiến cho dữ liệu thu thập được về hoạt động của chương trình trở nên quá ít ỏi để có sự đánh giá toàn diện.

Điển hình nhất là động thái bơm hàng chục tỷ USD cho các tổ chức tài chính lớn vào những ngày đầu tiên của chương trình TARP, mà không có yêu cầu nào về cách thức sử dụng nguồn vốn giải ngân. Hệ lụy là người ta đã không tìm thấy sự tương quan giữa việc nhận nguồn vốn từ CPP và việc cho vay mới.

Bài học nào cho Việt Nam?

Ý tưởng về một kế hoạch xử lý nợ xấu toàn diện đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được thảo luận nhiều trong thời gian gần đây. Việc xử lý nợ xấu được kỳ vọng sẽ giúp giải tỏa hiện tượng “ứ nghẽn” dòng vốn từ ngân hàng và giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ tăng trưởng, kích thích tạo việc làm mới…

Tuy vậy, những phân tích trên cho thấy, với một thị trường minh bạch và thể chế hiệu quả như Mỹ nhưng việc thực hiện chương trình TARP cũng bị phê phán dữ dội. Khi thực hiện kế hoạch giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, Việt Nam rõ ràng sẽ cần phải giải quyết hàng loạt vấn đề để tránh các hệ lụy có thể xảy ra.

(1) Nguồn vốn nào cho chương trình xử lý nợ xấu? Nếu sử dụng nguồn vốn ngân sách thì phải làm gì để giảm thiểu rủi ro cho người đóng thuế? Lợi ích của người đóng thuế ở đâu trong chương trình này?

(2) Cách thức sử dụng nguồn vốn của chương trình như thế nào? Tập trung mua lại nợ xấu ở những ngân hàng nào?

(3) Làm thế nào để hạn chế sự ỷ lại, trông chờ vào sự giải cứu của Chính phủ với quan niệm “too big to fail” hay sự chi phối của giới ngân hàng, các nhóm lợi ích? Làm thế nào để hạn chế các rủi ro đạo đức?

(4) Chỉ giải quyết nợ xấu hay là xây dựng các chương trình hỗ trợ tổng thể khác để cải thiện lợi thế cạnh tranh những lĩnh vực quan trọng, có nhiều tác động và qua đó thúc đẩy toàn diện nền kinh tế?

(5) Có sẵn sàng thành lập ban kiểm soát độc lập với chương trình và cập nhật, đánh giá chương trình theo tiến độ; có sẵn sàng công khai kết quả với công chúng?

(*) Các giáo sư Alan Blinder, Simon Johnson, Anil Kashyap và Kenneth Rogoff tham gia tư vấn cho Ban giám sát Quốc hội Mỹ (Congressional Oversight Panel).

Thân Hoàng Dung, Phòng Nghiên cứu Vietstock

ffn





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BWE - Khả năng giảm giá vẫn còn

CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (HOSE: BWE) là doanh nghiệp lớn trong ngành cấp nước. Với doanh thu ổn định và các thương vụ M&A ngàn tỷ đồng từ "ông lớn" nước...

POW - Tiếp tục mua nếu giá còn nằm dưới mức 10,700 đồng

Theo các mô hình định giá, nếu giá cổ phiếu của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) tiếp tục nằm dưới mức 10,700 đồng thì vẫn...

POW - Nhiệt điện khí còn nhiều triển vọng (Kỳ 1)

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) là doanh nghiệp nổi bật trong ngành điện. Việc tăng cường phát triển nhiệt điện khí sẽ giúp...

MSH - Tiềm năng tăng trưởng vẫn còn

Ngành dệt may hứa hẹn sẽ phục hồi tốt trong năm 2024. Trong số các doanh nghiệp dệt may nổi bật, CTCP May Sông Hồng (HOSE: MSH) được giới phân tích đánh giá cao...

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98