Doanh nghiệp thủy sản phải tiếp tục vượt cạn

18/05/2011 14:33
18-05-2011 14:33:36+07:00

Doanh nghiệp thủy sản phải tiếp tục vượt cạn

(Vietstock) – Quý 1/2011, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản vẫn có sự tăng trưởng nhất định so với cùng kỳ 2010. Tuy nhiên, con đường cán đích vẫn còn nhiều chông gai do ảnh hưởng của lãi suất tăng cao và thiếu hụt nguyên liệu.

Bức tranh tăng trưởng

Trong số 22 doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên cả hai sàn thì AGD có sự bứt phá mạnh so với cùng kỳ 2010 với doanh thu tăng mạnh gần 70%, lợi nhuận tăng tới 168%, đạt 20 tỷ đồng. Theo ban lãnh đạo AGD, sở dĩ các chỉ tiêu của công ty tăng mạnh là nhờ giá các tra xuất khẩu tăng từ 2.6 USD/kg lên 3.2 USD/kg. Bên cạnh đó, kỳ này nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của công ty đi vào hoạt động nên giảm được tối đa chi phí nguyên liệu thành phẩm.

Mặc dù chỉ mới có kết quả công ty mẹ, nhưng VHC lãi ròng gần 73 tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ. Ngoài cá tra fille là mặt hàng chủ lực của công ty với giá trị xuất khẩu đạt 29.2 triệu USD, tương đương 91% giá trị xuất khẩu thì VHC còn ghi nhận trên 1.6 triệu USD mặt hàng giá trị gia tăng bao gồm cá tẩm bột, xiên que, tẩm gia vị.

FMC cũng là doanh nghiệp có sự tăng trưởng đáng kể với 67% cũng nhờ ghi nhận tới 13.7 tỷ đồng từ lãi chênh lệch tỷ giá.

Tiếp theo là HVG có mức tăng 49% so với cùng kỳ 2010. Với doanh nghiệp này, mặc dù ghi nhận tới 62 tỷ đồng lãi chênh lệch tỷ giá, tăng 79% nhưng do lãi vay khá lớn (58 tỷ đồng) nên hoạt động tài chính của HVG lỗ 16 tỷ đồng.

Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận quý 1 so với cùng kỳ 2010
Đvt: triệu đồng

Sàn

Doanh thu

LNST

% tăng trưởng

DT

LN

AGD

HOSE

175,489

20,263

69.0

168.08

VHC*

HOSE

800,666

72,762

17.2

74.55

FMC

HOSE

299,078

4,048

68.3

66.84

HVG

HOSE

1,761,315

106,067

126.9

49.25

TS4

HOSE

126,342

3,007

149.9

41.09

ABT

HOSE

152,621

30,030

-14.1

34.28

MPC

HOSE

1,254,723

48,915

89.3

27.25

NGC

HNX

37,520

547

37.8

26.41

AAM

HOSE

125,864

14,926

22.0

26.25

AGF

HOSE

666,254

12,979

66.1

7.76

VNH

HOSE

16,314

1,010

30.6

(8.80)

ACL

HOSE

251,583

20,235

-0.2

(13.59)

SJ1

HNX

38,184

2,697

-0.2

(21.81)

ICF

HOSE

75,524

554

56.0

(71.96)

ATA

HOSE

116,647

2,347

-15.9

(79.71)

ANV

HOSE

250,555

379

-30.4

(98.11)

BAS

HOSE

7,780

-3,172

-60.2

(4,932.46)

AVF

HOSE

295,842

21,492

 

 

CMX

HOSE

237,562

-20,471

 

Nguồn: VietstockFinance

Trong khi đó, mặc dù MPC có mức tăng 27% so cùng kỳ khi đạt 49 tỷ đồng lãi sau thuế, nhưng ông Chu Văn An - Phó Tổng giám đốc MPC cho biết, thời gian qua giá tôm xuất khẩu ở hầu hết các thị trường đều tăng trên 10%, nhưng chi phí đầu vào chế biến lại tăng mạnh từ 30 - 40% khiến doanh nghiệp xuất khẩu không có lời, thậm chí lỗ.

Điển hình là CMX lỗ hơn 20 tỷ đồng và BAS cũng âm 3 tỷ đồng. Theo giải trình của CMX, do thị trường tiêu thụ tại Mỹ, Nhật, EU… kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm gắt gao làm cho nhiều nhà nhập khẩu giảm mua hàng. Bên cạnh đó, công ty gặp phải sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp cùng ngành làm khách hàng giảm mua. Thêm một lý do nữa là do một số khách hàng truyền thống của công ty bị phá sản.

Ngoài ra, dù không lỗ nhưng lợi nhuận của ANV “lao dốc” khá mạnh tới 98%, ở mức 378 triệu đồng, tiếp theo là ATA, ICF…

Xét dưới khía cạnh hàng tồn kho MPC, HVG, ATA, ANV… là doanh nghiệp có lượng hàng dự trữ lớn. Trong khi đó hàng tồn kho của FMC và VHC giảm mạnh so với cùng kỳ xuống còn 148 tỷ đồng và 281 tỷ đồng.

Tăng trưởng chỉ tiêu hàng tồn kho quý 1/2011

Đvt: triệu đồng

Sàn

Hàng tồn kho

% tăng
 giảm

Cuối kỳ

Đầu kỳ

FMC

HOSE

       148,494

        243,228

      (39)

VHC*

HOSE

       281,111

        410,603

      (32)

AAM

HOSE

        36,522

          48,728

      (25)

AGF

HOSE

       279,822

        371,793

      (25)

ABT

HOSE

        84,358

        103,880

      (19)

TS4

HOSE

       193,142

        195,114

        (1)

VNH

HOSE

        29,488

          29,232

         1

HVG

HOSE

    1,274,856

     1,254,132

         2

ICF

HOSE

        94,244

          91,592

         3

MPC

HOSE

    1,375,108

     1,231,270

       12

ATA

HOSE

       308,933

        274,554

       13

ANV

HOSE

       303,098

        266,775

       14

AGD

HOSE

       209,062

        176,963

       18

BAS

HOSE

        20,068

          16,833

       19

ACL

HOSE

       296,909

        217,292

       37

Nguồn: VietstockFinance

Còn xa đích đến

Như vậy, trong quý 1, chỉ có AGD và SJ1 đã đi được gần một nửa chặng đường về lợi nhuận, bằng 45% và 41.5% kế hoạch năm. ABT cũng có mức gần kề với 35%.

Ở thái cực ngược lại, CMX đặt kế hoạch lãi ròng tới 27.5 tỷ đồng nhưng trong quý 1 đã gây ấn tượng với con số âm 20.4 tỷ đồng. Như vậy, trong 3 quý còn lại CMX phải thực sự chạy đua khá mệt để đạt được con số mà ĐHĐCĐ đã đặt ra.

Mặc dù không lỗ, nhưng quý 1 CMX, ICF, ATA, TS4, VNH, NGC và “đại gia” hàng tồn kho MPC có lợi nhuận đều chưa bằng 10% kế hoạch. Trong tình hình này, liệu doanh nghiệp nào có khả năng vượt cạn tốt nhất?

Không đáng báo động như các mã trên nhưng AGF, HVG, FMC và AVF cũng còn khá xa so với kế hoạch năm.

Doanh thu và lợi nhuận quý 1 so với kế hoạch năm

Đvt: triệu đồng

Sàn

Doanh thu

LNST

% kế hoạch

DT

LN

AGD

HOSE

175,489

20,263

   26.6

    45.0

SJ1

HNX

38,184

2,697

   23.9

    41.5

ABT

HOSE

152,621

30,030

   21.8

    35.3

AAM

HOSE

125,864

14,926

   22.9

    29.3

VHC*

HOSE

800,666

72,762

   26.7

    29.1

ACL

HOSE

251,583

20,235

   19.7

    28.8

AGF

HOSE

666,254

12,979

   33.3

    16.2

HVG

HOSE

1,761,315

106,067

   22.0

    15.2

FMC

HOSE

299,078

4,048

   17.8

    13.5

AVF

HOSE

295,842

21,492

   16.2

    13.2

NGC

HNX

37,520

547

   17.2

      9.1

MPC

HOSE

1,254,723

48,915

   19.8

      8.3

VNH

HOSE

16,314

1,010

   38.1

      7.8

TS4

HOSE

126,342

3,007

   19.4

      6.7

ATA

HOSE

116,647

2,347

   21.2

      5.9

ICF

HOSE

75,524

554

   13.9

      2.3

ANV

HOSE

250,555

379

   19.4

      0.6

CMX

HOSE

237,562

-20,471

   17.0

   (74.4)

BAS

HOSE

7,780

-3,172

 

 

Nguồn: VietstockFinance 

Và những chiến lược

Theo Vasep, ngoài các thị trường Mỹ, Brazil… trong thời gian tới các doanh nghiệp châu Âu sẽ tăng sản lượng nhập khẩu cá tra Việt Nam. Với tín hiệu lạc quan này, Vasep sẽ điều chỉnh tăng giá cátra xuất khẩu từ đầu quý 3/2011 khoảng 0.2-0.3 USD/kg.

Tuy nhiên, đây chưa hoàn toàn là tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp bởi theo dự đoán, khi mặt bằng lãi suất tiếp tục phi mã và tình trạng thiếu hụt nguyên liệu như hiện nay thì con đường phía trước của các doanh nghiệp còn nhiều chông gai.

Trong một trao đổi gần đây, ông Chu Văn An - Phó Tổng giám đốc MPC chia sẻ, trong quý 2, thị trường Nhật vẫn duy trì sức mua mạnh sau thảm họa hạt nhân, vì vậy giá tôm qua Nhật có tăng so với trước đó. Ngoài ra, thị trường Mỹ và các nước Châu Âu vẫn duy trì sức mua khá. Tuy nhiên mức tăng này không đáng kể.

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Văn Ký - Tổng giám đốc AGF cho biết, từ đầu năm đến nay, giá cá tra nguyên liệu đã tăng trên 25%, lên mức kỷ lục xung quanh 29,000 đồng/kg. Mặc dù cá tra gần đây đã được chào đến mức 3.5 USD/kg nhưng theo doanh nghiệp vẫn chưa tương xứng với mức tăng gần 100% của giá nguyên liệu từ giữa năm 2010.

Có thể bạn quan tâm:

* Điểm mặt những doanh nghiệp có hệ số DER “khủng” quý 1

* Toàn cảnh kết quả kinh doanh Quý 1: Hiệu quả sụt giảm mạnh!

* Doanh nghiệp thép lỗ vì lãi suất và chênh lệch tỷ giá

* Doanh nghiệp Dệt may: “Ăn chắc mặc bền”

* Doanh nghiệp bất động sản thực sự gặp khó

* Cao su thiên nhiên - Săm lốp: Kẻ sốt vó, người ung dung

* Cổ phiếu chứng khoán “tơi tả” do dự phòng: Cơ hội vẫn còn

* Cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận quý 1

Với cái nhìn khả quan hơn, ban lãnh đạo FMC dự đoán, trong năm nay sản lượng tôm sẽ tăng so với năm trước, do vậy từ cuối năm 2010, công ty đã lắp đặt thêm thiết bị cấp đông nhằm nâng cao sản lượng chế biến với chi phí đầu tư dự kiến khoảng 10 tỷ đồng và sẽ hoàn tất trước mùa tôm năm nay. Theo đó, công ty đã đề ra chỉ tiêu đạt doanh số ít nhất 80 triệu USD và lợi nhuận ít nhất 30 tỷ đồng.

Ngoài ra, theo FMC, sẽ có nhiều hệ thống phân phối thực phẩm của Nhật Bản chuyển gia công tinh chế thủy sản từ Trung Quốc sang Việt Nam. Vì vậy, trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch xây dựng nhà xưởng gia công để tận dụng cơ hội kinh doanh này.

Còn BAS, công ty sẽ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhà máy đồ hộp và đưa sản phẩm đồ hộp hải sản tiêu thụ nội địa và xuất khẩu chậm nhất quý 2/2011. Để giảm chi phí đầu tư ban đầu, công ty sẽ thuê thiết bị sản xuất đồ hộp của công ty Hòn Mê với chi phí thấp. Tiếp tục đẩy mạnh mặt hàng cá chẽm tươi, đông lạnh xuất khẩu, gia công, chế biến mặt hàng tôm đông lạnh xuất khẩu trong năm 2011.

Minh An





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tham vọng kế hoạch lãi 2024 tăng 90%, Eximbank chỉ thực hiện được 13% sau quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) cho thấy, Ngân hàng lãi trước thuế chỉ hơn 661 tỷ đồng...

Chủ tịch BAF: Đối thủ cạnh tranh chính là nhỏ lẻ, mảng Food là “sống còn” của tương lai

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ 2024, Chủ tịch BAF Trương Sỹ Bá cho biết Doanh nghiệp xác định mảng Food (nằm trong chuỗi 3F Feed - Farm - Food) là yếu tố cạnh tranh ở tương lai...

VietinBank lãi trước thuế quý 1 hơn 6,210 tỷ đồng, nợ dưới chuẩn gấp 2.7 lần

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) lãi trước thuế hơn 6,210 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so...

Vietjet đặt kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, CTCP hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững...

ĐHĐCĐ Imexpharm: Tăng cổ tức lên 20%, ETC là kênh rất quan trọng

ĐHĐCĐ 2024 của IMP thông qua mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trên mức nền cao kỷ lục của năm ngoái, đồng thời tăng tỷ lệ cổ tức cho cổ đông.

ĐHĐCĐ SIP: Tranh thủ tạo quỹ nhà xưởng cho thuê, cổ tức 2024 tối thiểu 10%

“Hiện nay, những khu công nghiệp có vị trí tốt gần khu vực TPCHM, nhu cầu thuê nhà xưởng là rất lớn. Mặc dù cần một số vốn lớn nhưng có thể khẳng định việc đầu tư...

Quý 1/2024, lãi sau thuế của GELEX Electric tăng 27.7% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, Công ty Cổ phần Điện lực GELEX (mã GEE - GELEX Electric) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 3,720 tỷ đồng, tăng 9%; lợi nhuận sau thuế đạt 116 tỷ...

ĐHĐCĐ TPC: Kế hoạch 2024 lãi sau thuế 8 tỷ đồng, thanh lý bất động sản để bù lỗ

Sáng ngày 26/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Nhựa Tân Đại Hưng (HOSE: TPC) đã thông qua nhiều vấn đề quan trọng, gồm việc bán động sản (BĐS) tại Long An để bù...

GELEX: Bất động sản công nghiệp tiếp tục là điểm sáng trong quý 1/2024

CTCP Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, cho thấy kết quả kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ 2023.

Chủ siêu đô thị The Global City lãi khủng 5.3 ngàn tỷ nửa cuối năm 2023, ôm nợ hơn 102 ngàn tỷ

Sau một năm lỗ hơn 2.9 ngàn tỷ, năm 2023 vừa qua chủ siêu đô thị Sài Gòn Bình An (tên thương mại The Global City) còn lỗ gần 103 tỷ đồng. Kết quả này tương đối bất...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98