DN nhựa niêm yết: Những dấu hiệu khả quan trong quý 2

03/06/2011 15:20
03-06-2011 15:20:45+07:00

DN nhựa niêm yết: Những dấu hiệu khả quan trong quý 2

(Vietstock) - Áp lực từ lãi suất tăng cao và giá nguyên liệu bất ổn  đã khiến lợi nhuận các doanh nghiệp nhựa niêm yết không như mong muốn mặc dù doanh thu trong kỳ có tăng. Tuy nhiên, những tháng tiếp theo của năm được kỳ vọng có nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ doanh nghiệp nhựa tạo đà đi lên. 

Theo thống kế của Vietstock, tính đến ngày 31/05, tất cả 16 doanh nghiệp niêm yết ngành nhựa công bố báo cáo tài chính quý 1, trong đó 12 doanh nghiệp đạt chỉ tiêu doanh thu tăng so cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên, có đến  9 doanh nghiệp giảm chỉ tiêu lợi nhuận, đáng chú ý có 2 doanh nghiệp lỗ (VKP, MIH).

Bảng so sánh doanh thu và lợi nhuận quý 1/2011 so với quý 1/2010

Đvt: tỷ đồng

Mã CK

Trạng thái

 Doanh thu 

% cùng kỳ

Lợi nhuận

% cùng kỳ

AAA

Hợp nhất

194.83

59.68

16.76

41.00

ALT

Riêng lẻ

30.74

(5.89)

0.49

(84.49)

BMP

Hợp nhất

372.57

37.18

57.97

19.65

DAG

Hợp nhất

80.31

55.08

2.38

(54.05)

DNP

Riêng lẻ

70.20

(70.42)

1.91

(78.36)

DPC

Riêng lẻ

21.00

(5.26)

0.85

(64.95)

DTT

Riêng lẻ

32.70

12.83

0.64

(20.59)

MIH

Riêng lẻ

66.29

18.02

(4.81)

(200.00)

NTP

Riêng lẻ

600.56

51.63

58.59

(2.93)

RDP

Riêng lẻ

190.82

60.87

2.86

197.92

SFN

Riêng lẻ

44.53

22.48

1.72

(11.17)

SPP

Riêng lẻ

86.99

22.49

2.73

(38.02)

TPC

Hợp nhất

129.16

52.29

8.49

(4.97)

TPP

Hợp nhất

110.23

138.52

2.10

24.94

TTP

Riêng lẻ

387.57

31.36

22.22

8.29

VKP

Riêng lẻ

49.97

(7.39)

(8.28)

88.26

Nguồn: VietstockFinance

Áp lực giá nguyên liệu nhập và lãi vay

Theo Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, Giám đốc Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng TPHCM, hai khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp nhựa trong thời gian qua là giá nguyên liệu và lãi suất. Thứ nhất, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam nhập nguyên liệu chủ yếu từ nước ngoài. Trong khi đó, giá nguyên liệu phụ thuộc vào giá dầu. Thời gian qua khi giá dầu leo thang kích giá các loại hạt nhựa tăng mạnh. Thứ hai, lãi suất vốn vay tăng cao từ đầu năm tác động đáng kể tới hoạt động của các doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Kim Yến – Người CBTT CTCP Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP) cũng kể ra một loạt các khó khăn mà các doanh nghiệp trong ngành phải chống chọi: “Giá nguyên liệu tăng cao và không ổn định, nguồn cung giảm cộng với lãi suất ngân hàng cao cùng giá nhiên liệu như điện, xăng dầu tăng… ”.

Có thể bạn quan tâm:

* Kết quả kinh doanh 10 cổ phiếu thanh khoản nhất thị trường

* “Soi” lợi nhuận các doanh nghiệp giao dịch dưới mệnh giá

* Ngành thực phẩm - đồ uống: Chưa thể có đột biến lợi nhuận trong quý 2

* Doanh nghiệp thủy sản phải tiếp tục vượt cạn

* Điểm mặt những doanh nghiệp có hệ số DER “khủng” quý 1

* Toàn cảnh kết quả kinh doanh Quý 1: Hiệu quả sụt giảm mạnh!

* Doanh nghiệp thép lỗ vì lãi suất và chênh lệch tỷ giá

* Doanh nghiệp Dệt may: “Ăn chắc mặc bền”

* Doanh nghiệp bất động sản thực sự gặp khó

* Cao su thiên nhiên - Săm lốp: Kẻ sốt vó, người ung dung

* Cổ phiếu chứng khoán “tơi tả” do dự phòng: Cơ hội vẫn còn

Còn theo ông Nguyễn Văn Hùng – TGĐ CTCP Nhựa Tân Đại Hưng (HOSE: TPC)  chi phí nguyên liệu của TPC đã tăng 13% so cùng kỳ. Theo ông Hùng, nếu sử dụng nguyên liệu tái chế có thể giảm đến 10 - 15% giá thành cho các doanh nghiệp nhựa. Tuy nhiên, hiện các cơ sở thu gom nguyên liệu còn quá manh mún và nhỏ lẻ, chính sách cũng chưa hoàn thiện.

Xem xét báo cáo tài chính quý 1 của các doanh nghiệp nhựa cũng thấy rằng, các loại chi phí tăng mạnh, đáng chú ý là chi phí tài chính cao, có trường hợp gấp đôi, gấp 3  so cùng kỳ năm 2010. Đơn cử như, chi phí tài chính của DTT gấp 3.7 lần cùng kỳ, MIH gấp 1.7 lần, SFN gấp 4 lần, SPP gấp đôi cùng kỳ 2010…

Những dấu hiệu khả quan trong quý 2

Chia sẻ về tiến độ thực hiện kế hoạch năm 2011, ông Hùng cho hay hiện doanh thu tại thị trường Mỹ đang phục hồi và tăng so với năm ngoái. Doanh thu bán hàng vào thị trường Châu Âu vẫn duy trì tốt. Bên cạnh đó, trong hai tháng 4 và 5, công ty sản xuất được sản lượng kỷ lục 933 tấn/tháng. Do đó, ông Hùng tự tin: “Chắc chắc, sau 6 tháng công ty sẽ thực hiện trên 50% chỉ tiêu năm”.

Với BMP, bà Yến kỳ vọng lạm phát sẽ giảm trong thời gian tới, các công trình xây dựng được khởi động lại, giá nguyên liệu ổn định. Bà Yến cũng chia sẻ, đến tháng 6, BMP sẽ thực hiện trên 50% kế hoạch năm. Đây cũng là doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng tốt trong quý 1 với doanh thu và lợi nhuận lần lượt tăng 37% và 19.7%.

Còn theo ông Hiển, trong 3 tháng tới, lãi suất có thể giảm 2 đến 3%, đến cuối năm có thể giảm còn 15%. Đây là yếu tố rất tích cực hỗ trợ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp ngành nhựa. Bên cạnh đó, giá dầu thế giới hiện đang hạ nhiệt, điều này sẽ khiến giá các loại hạt nhựa giảm theo.

Bên cạnh đó, thị trường Châu Âu, Mỹ đang phục hồi lại kinh tế sau khủng hoảng. Hoạt động xuất khẩu vào thị trường này sẽ tiếp tục được hỗ trợ. Tại thị trường Nhật Bản, công cuộc tái thiết đất nước sau thảm hoạc động đất sẽ cần nhiều sản phẩm nhựa xây dựng. Các doanh nghiệp nhựa có thể tận dụng cơ hội này để gia tăng xuất khẩu.

Ngoài ra, thời gian gần đây, thế giới có xu hướng tẩy chay hàng Trung Quốc, doanh nghiệp nhựa của Việt Nam có thể tranh thủ thời cơ để hình thành thương hiệu, đẩy mạnh thị phần trong nước,.

Trong báo cáo mới đây về ngành nhựa của CTCP Chứng khoán SME (HNX:SME),với phân khúc nhựa xây dựng, chu kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận của mảng này rơi vào quý 2 và quý 4 do đây là cao điểm mùa xây dựng. Còn phân khúc sản xuất bao bì là phân khúc ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nên dự báo tăng trưởng phân khúc này sẽ ổn định trong 2011.

Tuy nhiên, theo ông Hiển các sản phẩm nhựa của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chỉ mới nhỉnh hơn hàng gia công một chút nên về mặt doanh thu có thể tăng rất tốt nhưng lợi nhuận chưa thể tăng mạnh.

Trương Thơ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tham vọng kế hoạch lãi 2024 tăng 90%, Eximbank chỉ thực hiện được 13% sau quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) cho thấy, Ngân hàng lãi trước thuế chỉ hơn 661 tỷ đồng...

Chủ tịch BAF: Đối thủ cạnh tranh chính là nhỏ lẻ, mảng Food là “sống còn” của tương lai

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ 2024, Chủ tịch BAF Trương Sỹ Bá cho biết Doanh nghiệp xác định mảng Food (nằm trong chuỗi 3F Feed - Farm - Food) là yếu tố cạnh tranh ở tương lai...

VietinBank lãi trước thuế quý 1 hơn 6,210 tỷ đồng, nợ dưới chuẩn gấp 2.7 lần

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) lãi trước thuế hơn 6,210 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so...

Vietjet đặt kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, CTCP hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững...

ĐHĐCĐ Imexpharm: Tăng cổ tức lên 20%, ETC là kênh rất quan trọng

ĐHĐCĐ 2024 của IMP thông qua mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trên mức nền cao kỷ lục của năm ngoái, đồng thời tăng tỷ lệ cổ tức cho cổ đông.

ĐHĐCĐ SIP: Tranh thủ tạo quỹ nhà xưởng cho thuê, cổ tức 2024 tối thiểu 10%

“Hiện nay, những khu công nghiệp có vị trí tốt gần khu vực TPCHM, nhu cầu thuê nhà xưởng là rất lớn. Mặc dù cần một số vốn lớn nhưng có thể khẳng định việc đầu tư...

Quý 1/2024, lãi sau thuế của GELEX Electric tăng 27.7% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, Công ty Cổ phần Điện lực GELEX (mã GEE - GELEX Electric) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 3,720 tỷ đồng, tăng 9%; lợi nhuận sau thuế đạt 116 tỷ...

ĐHĐCĐ TPC: Kế hoạch 2024 lãi sau thuế 8 tỷ đồng, thanh lý bất động sản để bù lỗ

Sáng ngày 26/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Nhựa Tân Đại Hưng (HOSE: TPC) đã thông qua nhiều vấn đề quan trọng, gồm việc bán động sản (BĐS) tại Long An để bù...

GELEX: Bất động sản công nghiệp tiếp tục là điểm sáng trong quý 1/2024

CTCP Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, cho thấy kết quả kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ 2023.

Chủ siêu đô thị The Global City lãi khủng 5.3 ngàn tỷ nửa cuối năm 2023, ôm nợ hơn 102 ngàn tỷ

Sau một năm lỗ hơn 2.9 ngàn tỷ, năm 2023 vừa qua chủ siêu đô thị Sài Gòn Bình An (tên thương mại The Global City) còn lỗ gần 103 tỷ đồng. Kết quả này tương đối bất...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98