Moody's hạ bậc tín nhiệm ACB, BIDV, CTG, MBB, SHB, STB, TCB và VIB

28/09/2012 13:45
28-09-2012 13:45:28+07:00

Moody's hạ bậc tín nhiệm ACB, BIDV, CTG, MBB, SHB, STB, TCB và VIB

Ngày 28/09, Moody's hạ xếp hạng tiền gửi nội và ngoại tệ của tất cả 8 ngân hàng Việt Nam đang được tổ chức này đánh giá. Triển vọng dành cho mức xếp hạng mới của tất cả các ngân hàng là “ổn định”.

* Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm Việt Nam xuống “B2”, triển vọng “ổn định”

* S&P nâng xếp hạng tín nhiệm VCB, Sacombank, TCB; giữ nguyên BIDV và Vietinbank

* S&P: Rủi ro hệ thống ngân hàng Việt Nam đã giảm

Đó là các ngân hàng: ACB (Ngân hàng TMCP Á Châu, BIDV (Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam), CTG (Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam), MBB (Ngân hàng TMCP Quân đội), SHB (Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội), STB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín), TCB (Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam) và VIB (Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam).

Cụ thể, Moody’s hạ Xếp hạng Sức mạnh Tài chính Ngân hàng (BFSR) của 8 ngân hàng từ “E+” xuống “E”, tương ứng mức “caa1” trong dài hạn. Mức đánh giá “E+” trước đó đối với xếp hạng BFSR của 8 ngân hàng tương ứng với mức “B1” và “B2” trong dài hạn tùy thuộc vào mỗi ngân hàng.

Theo Moody’s, động thái trên chủ yếu phản ánh việc cùng lúc hạ đánh giá tín dụng độc lập của tất cả 8 ngân hàng cũng như động thái hạ xếp hạng tín nhiệm của Chính phủ Việt Nam trước đó trong ngày.

Động thái của Moody’s trong ngày hôm nay cũng khép lại quá trình xem xét hạ bậc tín nhiệm của ACB bắt đầu hôm 24/08/2012.

Cùng ngày, Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm nội và ngoại tệ của Việt Nam từ “B1” xuống “B2”. Triển vọng dành cho mức xếp hạng mới là “ổn định”.

Trong một động thái hoàn toàn trái ngược cách đây hai ngày, Standard & Poor's (S&P) nâng xếp hạng tín nhiệm của 3 ngân hàng Việt Nam là Vietcombank (VCB), Sacombank (STB) và Techcombank (TCB) đồng thời thông báo giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của BIDV và Vietinbank (CTG).

Lý giải nguyên nhân hạ bậc

Động thái hạ đánh giá tín dụng độc lập phản ánh khả năng ngày càng lớn rằng 8 ngân hàng có thể cần sự hỗ trợ bất thường nhằm tránh nguy cơ không trả được nợ. Phân tích của Moody’s xuất phát từ nhiều nhân tố tín dụng có mối liên hệ lẫn nhau.

Theo đó, môi trường hoạt động của các ngân hàng ngày càng khó khăn hơn với tăng trưởng tín dụng thấp và lãi suất cao. Moody’s dự báo tình trạng này sẽ tiếp tục kéo dài và có thể khiến chất lượng tài sản giảm sút đáng kể. Hơn nữa, điều này còn gây sức ép lên khả năng tạo ra lợi nhuận và qua đó làm giảm khả năng chịu đựng thua lỗ vốn đã rất yếu của các ngân hàng.

Gần đây, NHNN thừa nhận tỷ lệ nợ xấu ảnh hưởng đến các ngân hàng trên thực tế cao hơn so với công bố của chính các ngân hàng này và chiếm ít nhất 8.6% tổng giá trị các khoản vay (số liệu đến tháng 3/2012 của NHNN).

Tuy nhiên, do chuẩn mực kế toán thiếu đồng bộ với quốc tế cũng như sự mập mờ xung quanh vị thế kinh tế thực sự của các ngân hàng tiếp tục che giấu mức độ khó khăn mà các ngân hàng phải đối mặt. Trên thực tế, sự thiếu minh bạch này đã khiến Moody’s đánh giá xếp hạng tín dụng độc lập tương tự nhau cho tất cả 8 ngân hàng.

Ông Jean-Francois Tremblay, Phó Giám đốc điều hành bộ phận Nam và Đông Nam Á của Moody’s tại Singapore nhận định: “Các biện pháp cải cách ngân hàng mà Chính phủ Việt Nam đang cân nhắc thực hiện cũng như sự cải thiện của hoạt động công bố thông tin sẽ phát huy hiệu quả tích cực nếu được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại, quá trình cải cách diễn ra chậm, các biện pháp tiếp theo vẫn chưa rõ ràng và cổ phiếu ngân hàng đang chịu sức ép lớn, nên việc huy động vốn mới là điều không thể. Và với lợi nhuận được dự báo duy trì ở mức thấp trong các quý tiếp theo, rất khó để các ngân hàng cải thiện nguồn vốn của mình trong thời điểm hiện tại”. Ông cho biết thêm: “Chúng tôi không thể bỏ qua rủi ro các ngân hàng có thể tiếp tục cắt giảm cho vay”.

Theo ông Tremblay, một trong những nguyên nhân khiến Moody’s đánh giá xếp hạng tín dụng độc lập dài hạn của 8 ngân hàng ở mức “caa1” là do rủi ro niềm tin vào một số ngân hàng có thể suy giảm do môi trường hoạt động và các hình phạt áp dụng đối với lãnh đạo hoặc cổ đông ngân hàng xuất phát từ những sai phạm trước đây. Dù tình hình đã bình thường trở lại nhưng sự sụt giảm đáng kể của hoạt động gửi tiền tại ACB và các tổ chức tín dụng khác của Việt Nam trong tháng 8 cho thấy niềm tin đang rất thấp.

Nỗ lực lớn của NHNN trong việc cung cấp thanh khoản cho ACB và hệ thống ngân hàng nhìn chung đã giúp Moody’s ước lượng mức độ hỗ trợ của Chính phủ khi đánh giá xếp hạng tín nhiệm của các ngân hàng.

Tuyên bố hỗ trợ lĩnh vực ngân hàng của NHNN cho thấy NHNN sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và vững mạnh của hệ thống. Moody’s cho rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ CTG và BIDV nhiều hơn vì đây là hai ngân hàng quốc doanh và có thị phần tương đối lớn.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có kế hoạch tái cấp vốn và giải quyết nợ xấu cụ thể nên Moody’s sẽ công bố giả định về mức độ hỗ trợ khi kế hoạch của Chính phủ trở nên rõ ràng hơn.

Với đánh giá triển vọng “ổn định”, Moody’s đã xét đến việc Chính phủ Việt Nam có đủ năng lực tài chính để hỗ trợ hệ thống ngân hàng dù chi phí của động thái này có thể ảnh hưởng đến tín nhiệm của Việt Nam, chẳng hạn như điều này được thể hiện qua việc hạ bậc.

Moody’s cho biết có thể hạ xếp hạng tín dụng độc lập của bất kỳ ngân hàng nào xuống mức “ca” nếu chắc chắn rằng ngân hàng này chỉ tránh được nguy cơ vỡ nợ nhờ các biện pháp hỗ trợ bất thường. Trong khi đó, tổ chức này cũng có thể hạ xếp hạng tín nhiệm nợ và tiền gửi của tất cả hoặc một số ngân hàng nếu có dấu hiệu cho thấy sự hỗ trợ là không đủ để phục hồi khả năng thanh toán nợ.

Ngược lại, một chương trình cải cách nhanh chóng hơn có thể dẫn đến lộ trình tái cấp vốn rõ ràng hơn cho các ngân hàng, mức độ minh bạch cao hơn và quản lý rủi ro hiệu quả hơn có thể là chỉ dấu tích cực đối với xếp hạng của một số hoặc tất cả các ngân hàng.

Chi tiết đánh giá xếp hạng 8 ngân hàng

1. ACB

  • Xếp hạng BFSR bị hạ từ “E+” xuống “E”, tương ứng mức “caa1” trong dài hạn
  • Xếp hạng tiền gửi nội và ngoại tệ dài hạn bị hạ từ “B2” xuống “B3”
  • Xếp hạng nhà phát hành nội và ngoại tệ dài hạn bị hạ từ “B2” xuống “B3”
  • Triển vọng đối với tất cả các mức xếp hạng mới là “ổn định”
  • Xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn được giữ nguyên ở mức “Không trọng yếu”.

2. BIDV

  • Xếp hạng BFSR bị hạ từ “E+” xuống “E”, tương ứng mức “caa1” trong dài hạn
  • Xếp hạng tiền gửi nội tệ dài hạn bị hạ từ “B1” xuống “B2”
  • Xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn bị hạ từ “B2” xuống “B3” và bị giới hạn bởi trần xếp hạng tiền gửi ngoại tệ
  • Xếp hạng nhà phát hành nội và ngoại tệ dài hạn bị hạ từ “B1” xuống “B2”
  • Triển vọng đối với tất cả các mức xếp hạng mới là “ổn định”
  • Xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn được giữ nguyên ở mức “Không trọng yếu”.

3. MBB

  • Xếp hạng BFSR bị hạ từ “E+” xuống “E”, tương ứng mức “caa1” trong dài hạn
  • Xếp hạng tiền gửi nội và ngoại tệ dài hạn bị hạ từ “B2” xuống “B3”
  • Xếp hạng nhà phát hành nội và ngoại tệ dài hạn bị hạ từ “B2” xuống “B3”
  • Triển vọng đối với tất cả các mức xếp hạng mới là “ổn định”
  • Xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn được giữ nguyên ở mức “Không trọng yếu”.

4. SHB

  • Xếp hạng BFSR bị hạ từ “E+” xuống “E”, tương ứng mức “caa1” trong dài hạn
  • Xếp hạng tiền gửi nội và ngoại tệ dài hạn bị hạ từ “B2” xuống “B3”
  • Xếp hạng nhà phát hành nội và ngoại tệ dài hạn bị hạ từ “B2” xuống “B3”
  • Triển vọng đối với tất cả các mức xếp hạng mới là “ổn định”
  • Xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn được giữ nguyên ở mức “Không trọng yếu”.

5. STB

  • Xếp hạng BFSR bị hạ từ “E+” xuống “E”, tương ứng mức “caa1” trong dài hạn
  • Xếp hạng tiền gửi nội tệ dài hạn bị hạ từ “B1” xuống “B3”
  • Xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn bị hạ từ “B2” xuống “B3”
  • Xếp hạng nhà phát hành nội và ngoại tệ dài hạn bị hạ từ “B1” xuống “B3”
  • Triển vọng đối với tất cả các mức xếp hạng mới là “ổn định”
  • Xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn được giữ nguyên ở mức “Không trọng yếu”.

6. TCB

  • Xếp hạng BFSR bị hạ từ “E+” xuống “E”, tương ứng mức “caa1” trong dài hạn
  • Xếp hạng tiền gửi nội tệ dài hạn bị hạ từ “B1” xuống “B3”
  • Xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn bị hạ từ “B2” xuống “B3”
  • Xếp hạng nhà phát hành nội và ngoại tệ dài hạn bị hạ từ “B1” xuống “B3”
  • Triển vọng đối với tất cả các mức xếp hạng mới là “ổn định”
  • Xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn được giữ nguyên ở mức “Không trọng yếu”.

7. CTG

  • Xếp hạng BFSR bị hạ từ “E+” xuống “E”, tương ứng mức “caa1” trong dài hạn
  • Xếp hạng tiền gửi nội tệ dài hạn bị hạ từ “B1” xuống “B2”
  • Xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn bị hạ từ “B2” xuống “B3” và bị giới hạn bởi trần xếp hạng tiền gửi ngoại tệ quốc gia
  • Xếp hạng nhà phát hành nội và ngoại tệ dài hạn bị hạ từ “B1” xuống “B2”. Do đó, xếp hạng đối với nợ không đảm bảo có độ ưu tiên cao bằng ngoại tệ cũng bị hạ từ từ “B1” xuống “B2”
  • Triển vọng đối với tất cả các mức xếp hạng mới là “ổn định”
  • Xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn được giữ nguyên ở mức “Không trọng yếu”.

8. VIB

  • Xếp hạng BFSR bị hạ từ “E+” xuống “E”, tương ứng mức “caa1” trong dài hạn
  • Xếp hạng tiền gửi nội và ngoại tệ dài hạn bị hạ từ “B2” xuống “B3”
  • Xếp hạng nhà phát hành nội và ngoại tệ dài hạn bị hạ từ “B2” xuống “B3”
  • Triển vọng đối với tất cả các mức xếp hạng mới là “ổn định”
  • Xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn được giữ nguyên ở mức “Không trọng yếu”.

 ----------------------------------------------------------------------

* STB: Ngân hàng thứ 5 có xếp hạng tín nhiệm độc lập “E+”

* BIDV: Moody’s đánh giá tín nhiệm độc lập ở mức “E+”

* Techcombank: Moody's xếp hạng tín nhiệm độc lập ở mức “E+”

* MBB: Moody’s xếp hạng tín nhiệm độc lập ở mức “E+”

Phước Phạm (Vietstock)

FinFonet





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (6)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ông Nguyễn Cảnh Anh giữ chức Chủ tịch HĐQT Eximbank

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao.

Kết thúc quý 1, TPBank báo lãi hơn 1,800 tỷ đồng

Với nền tảng tài chính vững chắc, cùng sự nhạy bén trên thị trường, kết thúc quý 1/2024, TPBank thu về hơn 1,800 tỷ đồng, chốt lời tốt ở mảng đầu tư chứng khoán.

Sau ĐHĐCĐ, VietABank chia cổ tức 39% và đưa cổ phiếu VAB niêm yết trên sàn HOSE hoặc HNX

Ngày 26/4/2024, tại Hà Nội, VietABank đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. ĐHĐCĐ đã thảo luận và thông qua báo cáo kết quả kinh...

Tỉ giá lại có diễn biến mới

Trong khi giá USD ngân hàng lao dốc mạnh thì trên thị trường tự do lại nhảy vọt.

NHNN đề xuất chứng chỉ tiền gửi được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam 

Tại dự thảo Thông tư quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) đề...

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Ngày 25/04/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. 

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định, cho Ngân hàng TMCP Việt Nam...

NHNN khẳng định chưa đặt vấn đề điều chỉnh lãi suất, dù tăng hay giảm

Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 do Báo Người Lao Động tổ chức sáng ngày 25/4.

Năm 2024 – năm bản lề chuyển đổi đưa SHB vươn Tầm

Với chiến lược phát triển bền vững, SHB đang tiếp bước trên con đường đồng hành cùng người dân và đất nước. Ngân hàng đang chuyển đổi mạnh mẽ, vươn tầm trở thành...

Tăng cung ngoại tệ - Kiềm chế lãi suất

Trước tình hình lãi suất đang có dấu hiệu nhấp nhổm tăng trở lại, thể hiện qua việc một số nhà băng tăng lãi suất tiền gửi gần đây, cũng như lãi suất trên thị...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98