Thăng trầm xếp hạng tín nhiệm quốc gia và doanh nghiệp Việt Nam

20/10/2012 20:00
20-10-2012 20:00:00+07:00

Toàn cảnh xếp hạng tín nhiệm Việt Nam, ngân hàng và doanh nghiệp 2012 (Phần 1)

Thăng trầm xếp hạng tín nhiệm quốc gia và doanh nghiệp Việt Nam

Mặc dù triển vọng tín nhiệm Việt Nam diễn biến theo chiều hướng tích cực và được cả ba tổ chức đồng loạt đánh giá ở mức “ổn định” nhưng bức tranh doanh nghiệp lại không được trọn vẹn khi cả hai đơn vị nằm trong bảng xếp hạng đều có triển vọng “tiêu cực”.

Đặc biệt là mới đây, một sự kiện chưa có tiền lệ đối với các doanh nghiệp Việt Nam (xét về loại hình doanh nghiệp) đã xảy ra khi S&P rút lại toàn bộ các mức đánh giá tín nhiệm đối với HAG theo yêu cầu từ Tập đoàn này.

* Moody's hạ bậc tín nhiệm ACB, BIDV, CTG, MBB, SHB, STB, TCB và VIB

* S&P nâng xếp hạng tín nhiệm VCB, Sacombank, TCB; giữ nguyên BIDV và Vietinbank

* Fitch giữ nguyên xếp hạng STB, CTG, ACB và Agribank; triển vọng “ổn định”

Việt Nam: Trái chiều diễn biến, chung triển vọng “ổn định”

Nhìn chung, cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đều đánh giá tín nhiệm Việt Nam ở mức đầu cơ với Moody’s (B2), S&P (BB-) và Fitch (B+). Triển vọng mà ba tổ chức này dành cho Việt Nam là “ổn định”. Từ đầu năm đến nay, chỉ có Moody’s hạ bậc tín nhiệm của Việt Nam trong khi xếp hạng của S&P và Fitch không thay đổi.

Cụ thể, mới đây vào ngày 28/09 Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm nội và ngoại tệ của Việt Nam từ “B1” xuống “B2” do rủi ro tiềm tàng đối với các khoản nợ Chính phủ tăng cao xuất phát từ những yếu kém trong hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó Moody’s dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế sẽ suy yếu trong trung hạn, ảnh hưởng bởi khả năng nới rộng tín dụng trong trung hạn của hệ thống ngân hàng bị giới hạn. Triển vọng dành cho mức xếp hạng mới là “ổn định”.

Hôm 06/06, Standard & Poor's (S&P) nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam từ “tiêu cực” lên “ổn định” khi cho rằng rủi ro đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính của Việt Nam đã suy giảm. Bên cạnh đó, các chỉ báo quan trọng như tăng trưởng tín dụng, dự trữ ngoại hối và lãi suất đã cải thiện trong vòng 18 tháng qua. Tổ chức này cũng giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm ngắn và dài hạn của Việt Nam lần lượt ở mức “B” và “BB-”.

Trước đó, vào ngày 11/05, Fitch giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm nội và ngoại tệ của Việt Nam ở mức “B+” với triển vọng “ổn định”. Trần xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam cũng được duy trì ở mức “B+” và xếp hạng tín nhiệm ngoại tệ ngắn hạn ở mức “B”. Theo Fitch, mức xếp hạng ‘B+’ và triển vọng ‘ổn định’ cho thấy thành công của Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực giải quyết tình trạng mất cân bằng vĩ mô trong năm 2010 và 2011.

Chi tiết xếp hạng tín nhiệm Việt Nam của Moody’s, S&P 500 và Fitch:

HAG - Vinacomin: Triển vọng tiêu cực

Hiện chỉ có hai doanh nghiệp Việt Nam được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế quan tâm là CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Cả hai doanh nghiệp này đều có triển vọng tiêu cực, thậm chị HAG còn đối mặt với nguy cơ hạ bậc từ Fitch.

Chi tiết xếp hạng tín nhiệm HAG - Vinacomin của Moody’s, S&P 500 và Fitch:

Xét về loại hình doanh nghiệp, Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) là công ty niêm yết duy nhất của Việt Nam được hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới S&P và Fitch tiến hành các hoạt động tín nhiệm. Lần đánh giá gần đây nhất của S&P đối với HAG là vào ngày 02/10/2012 với xếp hạng tín nhiệm ở mức “B-”, là mức thấp thứ 5 trong thang đánh giá và thuộc cấp độ “đầu cơ” với triển vọng “tiêu cực”.

Đây cũng có thể là lần cuối cùng mà S&P đánh giá tín nhiệm HAG thể theo yêu cầu của HAG. Nhận định về vấn đề này, ông Võ Trường Sơn - Phó Tổng giám đốc HAG cho biết “Hoàng Anh Gia Lai và các nhà đầu tư cần một báo cáo đánh giá tín nhiệm phản ánh hợp lý hơn và sâu sát hơn nữa các hoạt động kinh doanh và đầu tư của Tập đoàn. Một báo cáo quá chung chung thì không mang lại giá trị”.

Trong khi đó, Fitch bắt đầu xếp hạng tín nhiệm HAG ở mức “B” với triển vọng “ổn định” từ ngày 09/02/2011 và giữ nguyên mức xếp hạng đó cho đến nay. Tuy nhiên vào ngày 14/03, Fitch đã hạ triển vọng của HAG xuống mức “tiêu cực” do rủi ro tín dụng tăng cao khi doanh số bất động sản tại Tp.HCM sụt giảm mạnh. Thậm chí vào ngày 31/05 vừa qua, Fitch còn đưa xếp hạng nhà phát hành nội tệ và ngoại tệ dài hạn hiện ở mức “B” của HAG vào diện xem xét hạ bậc.

Tương tự HAG, hai tổ chức Moody’s và S&P 500 đều đánh giá triển vọng của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) ở mức “tiêu cực”. Trong đó, đánh giá của Moody’s đối với xếp hạng của Vinacomin diễn biến theo chiều hướng xấu. Theo đó, ở lần đánh giá đầu tiên vào ngày 29/04/2010, tổ chức này xếp hạng tín nhiệm Vinacomin ở mức” Ba3”. Tuy nhiên đến cuối năm 2010, Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm Vinacomin xuống mức “B2” với triển vọng “ổn định”. Trong lần đánh giá gần đây nhất vào ngày 27/04/2012, Moody’s hạ triển vọng Vinacomin xuống “tiêu cực” và duy trì mức xếp hạng “B2” cũng như triển vọng này cho tới nay.

S&P đánh giá tín nhiệm Vinacomin ở mức “BB-” từ ngày 05/12/2010, cao hơn so với đánh giá của Moody’s nhưng với triển vọng “tiêu cực” được duy trì từ ngày 23/12/2010 đến nay. Trong báo cáo mới nhất công bố vào ngày 27/06/2012, S&P cảnh báo hạ bậc tín nhiệm Vinacomin do tỷ suất lợi nhuận suy giảm cùng hoạt động vay nợ để đầu tư của Tập đoàn này.

* Phần 2: "Mối duyên đầu" giữa Moody's và ngân hàng Việt (Đón đọc vào ngày 21/10)

Phước Phạm (Vietstock)

FFN





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (7)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quốc hội họp bất thường vào chiều 2/5 xem xét nội dung nhân sự

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 02/05/2024, để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Cung ứng điện đảm bảo dù phụ tải liên tục tăng cao

Dù phải đối mặt với tình trạng phụ tải hệ thống tăng cao nhưng với sự chuẩn bị từ trước đó và vận hành linh hoạt nên tình hình cung ứng điện tuần qua vẫn tiếp tục...

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế...

TP.HCM: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng

Trong tháng 4, chỉ số giá tiêu dùng nhóm giao thông tăng cao nhất chủ yếu do giá xăng tăng.

CPI tháng 4 tăng 0.07% so với tháng trước

Báo cáo của Tổng Cục Thống kê cho thấy, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0.07%...

Trung ương đồng ý ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Trung ương họp bất thường đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi giữ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, theo nguyện vọng...

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98