Nợ xấu ngân hàng: 5 bước xử lý theo mô hình của một A.M.C

06/01/2013 15:18
06-01-2013 15:18:27+07:00

Nợ xấu là một trong những vấn đề được dư luận và cả nền kinh tế quan tâm nhất hiện nay. Trên các phương tiện thông tin truyền thông, chủ đề về nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng xuất hiện dày đặc. Và cả trong các phát biểu của các quan chức và tại Quốc hội, nợ xấu cũng thường xuyên được nhắc đến trong suốt một thời gian dài.

Để có cái nhìn toàn cảnh về vấn đề nợ xấu và cô đọng lại những diễn biến trong thời gian qua, mời các nhà đầu tư cùng độc giả đón đọc chuỗi bài viết phản ánh hiện trạng, nguyên nhân của nợ xấu hiện nay; những khó khăn trong việc xử lý vấn đề này và những đề xuất về mô hình quản lý nợ xấu đối với Việt Nam.

Kỳ cuối:

Nợ xấu ngân hàng: 5 bước xử lý theo mô hình của một A.M.C

Để xử lý nợ xấu thông qua một A.M.C thì cần phải thực hiện rất nhiều bước phức tạp, cần sự phối hợp của nhiều cơ quan từ Quốc hội, Chính phủ, ngân hàng đến cả doanh nghiệp. Dưới đây là những bước cần thực hiện để cho việc xử lý nợ xấu thành công.

Bước 1: Tạo hành lang pháp lý

Đầu tiền cần rà soát các quy định, luật hiện tại từ Quốc hội hoặc Chính phủ để bổ sung, sửa đổi những văn bản pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý cho công ty mua bán nợ hoạt động.

Các văn bản này phải đưa ra những quy định cụ thể về quy trình xử lý nợ xấu, xử lý tài sản thế chấp, góp vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp… Ngoài ra, văn bản này cũng “bịt lỗ hổng” luật phá sản… để việc xử lý tài sản thế chấp, phá sản doanh nghiệp diễn ra dễ dàng hơn.

Chỉ khi hệ thống pháp luật hoàn thiện mới có đủ cơ sở pháp lý để xử lý nợ xấu.

Bước 2: Thành lập một A.M.C

Chính phủ cần thành lập một Công ty quản lý tài sản (A.M.C) với số vốn ban đầu khá nhỏ, có thể là 5,000 tỷ đồng. Lượng vốn này có thể được đóng góp bởi Chính phủ, các ngân hàng hay kể cả các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước… Phần lớn số vốn chỉ phục vụ trang trải chi phí cho công ty như tiền lương, tiền thuê chuyên gia và các nghĩa vụ tài chính cấp bách… chứ không dùng trực tiếp để mua nợ xấu (mô hình công ty của Hàn Quốc KAMCO).

Hội đồng quản trị là thành viên của những tổ chức đã góp vốn nhưng Chính phủ vẫn phải đứng đầu công ty này. Tuy nhiên, hồi đồng quản trị, ban lãnh đạo của công ty phải có tính độc lập để hạn chế tối đa việc bị chi phối bởi các nhóm lợi ích, mục tiêu chính trị… Đây là một tiêu chí cần thiết để đảm bảo tính khách quan, độc lập hiệu quả của công ty.

Một yếu tố không thể thiếu là A.M.C phải có tổ chức vô cùng chặt chẽ và chuyên nghiệp. Những bộ phận không thể thiếu được là bộ phận định giá tài sản, bộ phận tái cấu trúc, bộ phận phận nguồn vốn… A.M.C cũng phải có được nguồn nhân lực hùng hậu trong lĩnh vực tài chính, quản trị, tổ chức… Đặc biệt, A.M.C phải có đội ngũ cố vấn gồm các chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực.

Bước 3: Huy động vốn

Công ty quản lý tài sản này thành lập quỹ (Fund) để huy động vốn trên thị trường cho việc mua bán nợ xấu. Có thể thành lập một lúc nhiều quỹ đầu tư với các tiêu chí mua bán nợ khác nhau. Các chứng chỉ quỹ được bán trên thị trường tài chính để huy động vốn trong và ngoài nước.

Ngoài ra, công ty cũng phát hành trái phiếu có đảm bảo (có thể Chính phủ bảo lãnh trái phiếu) sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu để mua nợ. Cũng có thể đổi trái phiếu lấy các khoản nợ của ngân hàng…

Mô hình này có ưu điểm là Chính phủ không trực tiếp bỏ tiền ra để mua nợ xấu nên không ảnh hưởng xấu lên cân bằng ngân sách và việc lạm quyền. Việc mua bán nợ xấu của các quỹ mà AMC chịu sự kiểm soát của cổ đông và trái chủ nên sẽ hạn chế các hiện tượng tiêu cực nảy sinh.

Khi quản lý các quỹ này, A.M.C sẽ được hưởng phí quản lý nợ và các lợi nhuận được phân chia. Thực tế, việc mua bán nợ thường khá hấp dẫn đối với không ít nhà đầu tư nên phương án hoàn toàn có tính khả thi. Tất nhiên, các quỹ này không phải độc quyền trong việc mua lại nợ xấu mà phải khuyến khích thêm các công ty nước ngoài, công ty tư nhân tham gia. Do vậy, số tiền thực sự sử dụng cho mua nợ xấu sẽ không quá lớn.

Để đảm bảo tính khách quan và giảm thiểu rủi ro thì việc xử lý nợ phải dựa trên quy trình chặt chẽ, đội ngũ nhân sự thực hiện lành nghề và phải có sự giám sát tư vấn của các chuyên gia, tổ chức độc lập trong nước và kể cả nước ngoài.

Bước 4: Mua nợ và phân loại để xử lý nợ

Các khoản nợ xấu của ngân hàng sau khi được định giá một cách cẩn trọng thì công ty mua bán nợ sẽ tiến hành đàm phán với ngân hàng để mua lại các khoản nợ xấu. Giá mua nợ xấu có thể từ 10-60% giá trị sổ sách khoản nợ. Tỷ lệ bao nhiêu tùy thuộc vào việc định giá giá trị khoản nợ…

Sau khi mua được nợ thì A.M.C sẽ tiến hành phân loại và thiết lập các phương án xử lý nợ theo các cách sau:

  1. Bán tài sản thế chấp thu hồi nợ: Đây là cách nhanh nhất và đơn giản nhất nhưng chỉ nên thực hiện với những khách hàng không thể tái cấu trúc hoặc không có phương án trả nợ khả thi.
  2. Chứng khoán hóa các khoản nợ để bán trên thị trường tài chính: Những khoản nợ có chất lượng có thể được chứng khoán hóa và bán lại cho các nhà đầu tư trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, để làm được điều này cần phải có một thị trường tài chính phát triển và có công ty đánh giá tín nhiệm.
  3. Tái cấu trúc doanh nghiệp: Với những doanh nghiệp do bị mất thanh khoản nhưng phương án kinh doanh vẫn khả thi hoặc tự thanh lý được tài sản thì A.M.C có thể cho doanh nghiệp vay thêm vốn để có thể hoạt động và có lợi nhuận trong tương lai.
  4. Vốn hóa các khoản nợ, trở thành cổ đông lớn: Đối với những doanh nghiệp gặp khó khăn nhưng vẫn có thể “cứu” thì công ty mua bán nợ có thể vốn hóa khoản nợ vay, tiến hành tái cấu trúc công ty một cách toàn diện như tái cấu trúc tài chính, hoạt động kinh doanh, quản trị… để doanh nghiệp có thể hoạt động có lợi nhuận trở lại. Sau đó AMC có thể bán cổ phần của mình trên thị trường tài chính.

Bước 5: Bán nợ thu hồi vốn

A.M.C là một công ty có chức năng xử lý nợ. Để có vốn hoạt động trong tương lai thì A.M.C phải liên tục bán các tài sản là nợ xấu đã mua (đã xử lý hoặc hoặc chưa) để có dòng tiền trả nợ hoặc mua nợ mới. Tùy theo loại nợ và cách xử lý mà A.M.C sẽ bán nợ theo các cách khác nhau.

Cách đơn giản nhất là thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi vốn. Phương pháp là chứng khoán hóa các khoản nợ để bán trên thị trường tài chính. Đối với những doanh nghiệp có khả năng thu hồi vốn thì hỗ trợ tài chính, nhân lực cho doanh nghiệp hoạt động và để doanh nghiệp có thể tự trả nợ trong tương lai. Đối với doanh nghiệp bị vốn hóa nợ (biến nợ thành cổ phần) thì A.M.C tái cấu trúc để doanh nghiệp hoạt động sau đó bán cổ phiếu trên thị trường tài chính để thu hồi vốn.

Trên đây là các bước tiến hành xử lý nợ xấu bằng công ty mua bán nợ, thông thường cách làm này sẽ mất một thời gian khá dài mới thu hồi được vốn. Kinh nghiệm ở các quốc gia cho thấy việc xử lý nợ này mất 3-7 năm thậm chí dài hơn. Để thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu đòi hỏi thêm các đối tượng cùng tham gia. Đặc biệt, chính ngân hàng phải tiên phong trong việc xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng đầy đủ để có nguồn lực xử lý nợ xấu.

---------------------------------------------------

Đọc thêm:

* Kỳ 1: Nợ xấu Việt Nam: Những con số đầy ma thuật

* Kỳ 2: Tại sao nợ xấu của Việt Nam ở mức cao?

* Kỳ 3: Những rào cản trong việc xử lý nợ xấu ở Việt Nam

* Kỳ 4: Chỉ nên thành lập công ty mua bán nợ xấu với quy mô nhỏ?

Huỳnh Bá (Vietstock)

FFN







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đà tăng giá USD chững lại

Tuần qua (22-26/04/2024), giá USD trên thị trường quốc tế giảm nhẹ sau khi dữ liệu cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, làm gia tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên...

Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng...

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất...

Quý 1/2024 - Nam A Bank ghi nhận lợi nhuận tăng hơn 30%

Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần...

Chuyển đổi số ngân hàng: Nhân tài và tư duy số là thách thức

Chuyên gia đến từ các ngân hàng đều đồng ý rằng con người và tư duy số là những yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của bất kỳ tổ chức nào.

Kết thúc quý 1, TPBank báo lãi hơn 1,800 tỷ đồng

Với nền tảng tài chính vững chắc, cùng sự nhạy bén trên thị trường, kết thúc quý 1/2024, TPBank thu về hơn 1,800 tỷ đồng, chốt lời tốt ở mảng đầu tư chứng khoán.

Sau ĐHĐCĐ, VietABank chia cổ tức 39% và đưa cổ phiếu VAB niêm yết trên sàn HOSE hoặc HNX

Ngày 26/4/2024, tại Hà Nội, VietABank đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. ĐHĐCĐ đã thảo luận và thông qua báo cáo kết quả kinh...

Tỉ giá lại có diễn biến mới

Trong khi giá USD ngân hàng lao dốc mạnh thì trên thị trường tự do lại nhảy vọt.

NHNN đề xuất chứng chỉ tiền gửi được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam 

Tại dự thảo Thông tư quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) đề...

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Ngày 25/04/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. 

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98