Sau một tháng của năm 2013: Những hy vọng tốt lành

03/02/2013 22:47
03-02-2013 22:47:00+07:00

Sau một tháng của năm 2013: Những hy vọng tốt lành

Như vậy đã qua tháng đầu tiên của năm 2013 đầy hy vọng với những quyết sách mạnh mẽ của Chính phủ nhằm khai thông những bế tắc, tạo cú huých cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Dĩ nhiên, những quyết sách đó không thể ngay lập tức có tác dụng tức thời có thể nhìn thấy được, tuy nhiên, với sự hy vọng, chúng ta thử nhìn vào thực tiễn để có thể nhận định những thuận lợi và khó khăn.

Chưa bao giờ các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan thống kê lại cập nhật và công bố sớm các số liệu như những ngày này. Thái độ đó phản ánh tâm trạng mong đợi, thậm chí sốt ruột trước tình trạng trì trệ của nền kinh tế không chỉ của người dân, doanh nghiệp mà của chính các cơ quan quản lý Nhà nước.

Vẫn tình trạng xuất siêu tiêu cực

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, trong tháng 1-2013, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 10,1 tỷ USD, giảm 2,5% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 3,5 tỷ USD, giảm 8,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 6,6 tỷ USD, giảm 1%. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 1/2013 ước tính đạt 9,9 tỷ USD, tăng 0,4% so với tháng trước. Trong đó, khu vực đầu tư nước ngoài đạt 5,5 tỷ USD, tăng 6%; khu vực trong nước giảm 5,9%. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng tăng khá cao là: Dầu thô tăng 115%; cao su tăng 23%; hóa chất tăng 11,3%. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu phân bón lại giảm 10%; xăng dầu giảm 21,1%; hàng điện gia dụng và linh kiện giảm 8,4%. Như vậy, trong tháng đầu năm 2013, Việt Nam xuất siêu ước đạt 200 triệu USD, bằng 2% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

Như trong những phân tích kết quả hoạt động kinh tế năm 2012, nhiều chuyên gia đã nhận định, với trình độ kinh tế của nước ta, phần lớn giá trị nhập khẩu là nguyên liệu, thiết bị để sản xuất hàng xuất khẩu, xuất siêu không phải là một điều đáng mừng. Nhất là xuất siêu chủ yếu do lượng dầu thô xuất khẩu tăng tới 36,2%, tương đương 102 triệu USD. Cũng đáng lưu ý, nhập khẩu lớn nhất vẫn từ Trung Quốc với 1,6 tỷ USD, trong khi đó xuất khẩu sang thị trường này chỉ đạt 688 triệu USD, nghĩa là riêng đối với thị trường này chúng ta đã nhập siêu tới gần 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo lưu ý của Tổng cục Thống kê, mặc dù là tháng áp Tết Nguyên đán nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1 năm nay lại giảm 3,2% so với tháng trước và giảm ở tất cả các ngành công nghiệp cấp I. Điều này, theo cơ quan thống kê, cho thấy sản xuất công nghiệp vẫn còn gặp khó khăn, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm công nghiệp cho dịp Tết Nguyên đán năm nay thấp. Mặt khác, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 năm nay đã tăng 1,25% so với tháng trước. Mặc dù theo Tổng cục Thống kê, mức tăng không quá cao khi đang là thời điểm giáp Tết Nguyên đán và tăng 7,07% so với cùng kỳ năm 2012, nhưng đây là mức cao đặt trong bối cảnh hiện tại.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng thời điểm năm trước là: Sản xuất thiết bị truyền thông tăng 374%; sản xuất xi măng tăng 35,7%; may trang phục tăng 23,3%; sản xuất sắt, thép, gang tăng 17%; chế biến và bảo quản thủy sản tăng 15,8%... Như vậy, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp đã tăng cao nhất trong vòng 7 tháng, kể từ tháng 7-2012 đến nay. Cũng đáng lưu ý, số lượng lao động khu vực ngoài quốc doanh đã giảm 2,2%, mức giảm phản ánh tình trạng lần đầu tiên kể từ 2002, số doanh nghiệp tư nhân mới đăng ký thấp hơn số doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động như ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phản ánh với báo chí.

Nhận định chung của các chuyên gia kinh tế là những chính sách mới đã làm chậm đã suy thoái của nền kinh tế nhưng chưa đủ sức đẩy cho sự phát triển. Tất nhiên độ trễ của hiệu quả các chính sách mới còn tùy thuộc vào việc giải quyết các cục máu đông nợ xấu và sự đóng băng của thị trường bất động sản, cùng các biện pháp kích cầu hiệu quả. Trong khi đó ở các lĩnh vực này nói thẳng, chúng ta vẫn còn loay hoay, nói như một nhà bình luận là vẫn đang dùng Đông y để chữa căn bệnh cấp tính.

Nợ xấu vẫn là cục máu đông lớn

Nợ xấu tiếp tục ảnh hưởng đến tính ổn định bền vững của thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng (NH) tác động lớn đến quá trình mở rộng tăng trưởng tín dụng của các NH. Nhiều tổ chức tín dụng vi phạm ngày càng tinh vi và khó phát hiện, nhất là việc lách trần lãi suất, tập trung cấp tín dụng quá lớn cho nhóm cổ đông, người có liên quan, cạnh tranh không lành mạnh. Thanh khoản của một số tổ chức tín dụng còn yếu do nợ xấu cao, chất lượng tín dụng kém, nợ xấu gia tăng so với báo cáo của đơn vị… Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết Chính phủ đã thông qua đề án thành lập Công ty Quản lý tài sản để xử lý nợ xấu vào khoảng 250.000 tỉ đồng (tương đương 8,6% tổng dư nợ) và đang chờ xin ý kiến của Bộ Chính trị. Nhưng đây chỉ là một trong những giải pháp cần thiết. Các NH phải tự cứu mình bằng cách giải quyết tồn kho bất động sản. Việc trích lập dự phòng rủi ro làm lợi nhuận giảm mạnh hoặc không có lợi nhuận nhưng sẽ là cơ sở để hoạt động NH ổn định hơn, trở về giá trị thật. Các NH không thể sống như trước, ăn xổi ở thì mãi được.

Trong buổi họp báo công bố dự báo tình hình Kinh tế Việt Nam năm 2013 do Ngân hàng Thế giới tổ chức ngày 21-1 tại Hà Nội, TS Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, cho biết trong tháng này, Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) sẽ ra đời với mục đích giải quyết vấn đề nợ xấu của hệ thống NH. VAMC sẽ do Chính phủ trực tiếp quản lý thay vì Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính. Vai trò của VAMC sẽ gắn với Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng - DATC thuộc Bộ Tài chính. Điều quan trọng là Việt Nam cần có đủ giải pháp và tiền để xử lý chứ không nhất thiết phải xóa hết nợ xấu ngay lập tức. Giả sử nợ 10 đồng thì đưa về được 3 đồng là quá tốt rồi chứ không phải đưa về ngay mức 0 đồng.

Điều đáng lo lắng là với tình hình sản xuất kinh doanh đang còn nhiều khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động sẽ còn tăng và số nợ xấu sẽ còn tăng, vì vậy các biện pháp giải quyết nợ xấu cần sớm triển khai để các kênh tín dụng sớm khai thông, tiếp sức cho doanh nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn này. Đặc biệt số nợ xấu từ BĐS cùng với các khoản vay có thế chấp bằng bất động sản mặc dù chưa rơi vào nợ xấu vì chưa đến hạn nhưng tiềm ẩn nguy cơ biến thành nợ xấu đang được dư luận quan tâm. Vì vậy giải quyết sớm cục máu đông thứ hai là phá băng BĐS cũng cần thiết.

Khai thông thị trường BĐS, việc khó làm ngay

Hiện tại các giải pháp giải cứu thị trường BĐS là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Dĩ nhiên chỉ mới một tháng những chính sách mới khó làm thay đổi được thị trường nhưng nói chung các nhà nghiên cứu cũng như các chuyên gia đều bày tỏ lạc quan với thị trường BĐS năm 2013. Mặt tích cực của thị trường BĐS hiện nay là giá cả BĐS đang quay trở về giá trị thực của nó. Đây là thời điểm thích hợp để tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư, đẩy mạnh hợp tác, liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp trong nước để tồn tại và phát triển, đồng thời là cơ hội để doanh nghiệp có thực lực chuẩn bị quỹ đất đầu tư, nhận chuyển nhượng lại dự án tốt. Người dân có điều kiện và có lợi thể để chọn mua đất nền dự án, căn hộ để ở với giá hợp lý hơn; Nhà nước có điều kiện để điều chỉnh hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách điều hành nền kinh tế, trong đó có thị trường BĐS là một ngành sản xuất nền tảng của nền kinh tế.

Theo ông Trần Văn Tần - Trưởng phòng Tín dụng (Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước), sự phục hồi và phát triển ổn định của thị trường BĐS sẽ tạo ra sự lan tỏa và có tác động tích cực đến nền kinh tế. Vì vậy, trong năm 2013 và những năm tiếp theo để giúp thị trường “ấm“ lên cần phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó ngành Ngân hàng cần tập trung vào các nội dung gồm: kích cầu bằng cung ứng vốn cho người dân có nhu cầu mua nhà, giải quyết nhu cầu vốn trung và dài hạn cho nhà đầu tư và sớm thành lập các Quỹ tiết kiệm về nhà ở và hình thành Cơ quan tái thế chấp nhà ở quốc gia.

Hiện dòng tiền bắt đầu quay lại thị trường BĐS mặc dù tốc độ chậm, và có thể năm 2013 sẽ là năm kết thúc chu kỳ suy giảm để bước vào một thời kỳ phát triển mới. Tuy nhiên cũng không có một câu trả lời nào khẳng định thị trường BĐS lên hay xuống mà thị trường sẽ phân rã, tức là có nhóm lên, nhóm xuống. Đối với từng mảng thì nhóm có giá thấp sẽ được vận hành tốt vì hàng năm có khoảng 500.000 thanh niên xây dựng gia đình và mua nhà nên đó là cầu có thực, khả năng thanh toán cao nhưng giá trị không cao. Tuy nhiên thị trường BĐS vẫn chứa đựng những rủi ro vĩ mô. 3 rủi ro lớn mà thị trường BĐS có thể phải đối mặt. Đó là thị trường, kinh tế thế giới và chính sách điều hành.

Dù sao chăng nữa, trước Tết cổ truyền dân tộc, những tín hiệu tuy còn mong manh nhưng đã cho chúng ta những hy vọng tốt lành. Đây là số báo ANTĐ Cuối tuần cuối cùng của năm Nhâm Thìn, thay mặt cho những người làm biên tập mục chuyên trang Vấn đề và Dư luận, chúng tôi xin chúc bạn đọc một năm mới tốt lành.

Trần Việt

An ninh thủ đô





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giám đốc Sở Tài chính được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Hòa Bình được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII.

Khởi tố 27 đối tượng trong đường dây khai thác cát trái phép

Chiều 28/03, Công an TPHCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01), Công an TPHCM đã khởi tố và xử lý hình sự 27 bị can về các tội vi phạm quy định về khai thác...

Chủ tịch Phan Văn Mãi: TP.HCM là nơi có nhiều cơ hội, dư địa để khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi khẳng định TP.HCM có nhiều dư địa, cơ hội, nhiều đơn đặt hàng để các nhà khởi nghiệp nghiên cứu.

Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: Bắt tạm giam nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và Phó Bí thư Tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 27/3/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và ông Phạm Hoàng...

Chợ Bến Thành, Tân Định... có lợi thế phát triển nhờ metro

Các Sở An toàn thực phẩm (ATTP), QHKT TP.HCM, Phòng kinh tế quận 6…đều nhìn nhận chợ truyền thống đang dần bị thu hẹp nhưng không hề mất đi.

Quý 1, TP.HCM dẫn đầu cả nước về số dự án có vốn đầu tư nước ngoài

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 42 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư. Còn, TP.HCM dẫn đầu về số dự án mới, điều chỉnh vốn và...

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng nhận án 8 năm tù

TAND TP Hà Nội vừa tuyên phạt Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tổng vốn FDI vào Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024 đạt 6.17 tỷ USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ

Thu hút FDI của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024 tiếp tục khởi sắc khi tăng 13.4% so với cùng kỳ năm 2023. 

Đề nghị truy tố 254 bị can trong ‘đại án đăng kiểm’

Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố 254 bị can liên quan đến đại án tiêu cực ngành đăng...

Thị trường 'ấm dần', xuất khẩu ngành hàng dệt may đón cơ hội để tăng tốc

Để đẩy mạnh xuất khẩu, ngành dệt may tiếp tục đầu tư sản xuất các loại nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98