Tường thuật ĐHĐCĐ: Cổ đông AVS thông qua việc giải thể

20/03/2013 14:59
20-03-2013 14:59:23+07:00

Tường thuật ĐHĐCĐ: Cổ đông AVS thông qua việc giải thể

Chiều nay (20/03), ĐHĐCĐ thường niên 2013 của CTCP Chứng khoán Âu Việt (AVS) đã thông qua việc thanh lý tài sản và giải thể công ty sau gần 6 năm hoạt động. Việc thông qua quyết định này là điều có thể dễ dàng biết trước bởi HĐQT nắm hơn 90% cổ phần. Việc tổ chức ĐHĐCĐ chỉ mang tính thủ tục để công ty có thể tiến hành giải thể theo quy định.

* 16h15: Dù còn một vài ý kiến khác nhau về các tờ trình của HĐQT, tuy nhiên toàn bộ cổ đông có mặt tại Đại hội đều biểu quyết thông qua các nội dung liên quan đến việc thanh lý tài sản hủy niêm yết cổ phiếu và giải thể công ty.

Sau Đại hội này, ông Đoàn Đức Vịnh được cổ đông cho phép được kiêm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc thực hiện các vấn đề liên quan đến việc giải thể công ty.

* 15h30: Một cổ đông từng làm việc tại Công ty Cáp Sài Gòn (CSG) đã chia sẻ với HĐQT về những kinh nghiệm giải thể công ty. Cổ đông này cho rằng, những tờ trình của AVS đưa ra chưa dứt khoát và nhập nhằng giữa giải thể và không giải thể. Điều này sẽ làm cho quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn. Điển hình là việc công ty đưa ra tờ trình về việc giải thể, nhưng lại đề nghị cổ đông cho phép mua bất động sản và đầu tư giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản của công ty.

Ông Nguyễn Hoàng Long, quyền Tổng Giám đốc công ty cho biết, trường hợp của AVS không giống với Cáp Sài Gòn, bởi việc giải thể công ty còn phụ thuộc vào quyết định của UBCK nên HĐQT mới đưa ra các tờ trình nói trên để dự phòng cho trường hợp UBCK chưa đồng ý với quyết định giải thể của Âu Việt. 

* 15h20: Trả lời cổ đông về danh mục cổ phiếu AVS còn lại đến thời điểm hiện tại, ông Đoàn Đức Vịnh cho biết, hiện công ty có 19 tỷ đồng cổ phiếu niêm yết, chủ yếu là cổ phiếu VRC, ngoài ra còn có PVC, ACL, PVS… Cổ phiếu chưa niêm yết trị giá 11.5 tỷ đồng, trong đó có khoản đầu tư lớn tại Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank).

Ông Vịnh cũng cho biết thêm, với tổng tài sản còn lại, mỗi cổ phần thường sẽ được chia khoảng gần 6,000 đồng (chưa trừ các khoản khác).

Được biết, kết thúc phiên giao dịch hôm nay (20/03), AVS đóng cửa tại mức giá tham chiếu 4,600 đồng/cp với 186,300 cp được khớp lệnh.

* 15h00: Ông Đoàn Đức Vịnh, Chủ tịch HĐQT xin phép cổ đông cho phép báo cáo nhanh về tình hình hoạt động của công ty thời gian qua để sớm tiến hành biểu quyết thông qua các vấn đề liên quan đến việc giải thể công ty.

HĐQT bắt đầu xin ý kiến cổ đông với 12 tờ trình.

* 14h30: Số lượng cổ đông tham dự Đại hội gồm 34 người, đại diện cho 89.67% cổ phần có quyền biểu quyết. Dù hầu hết cổ phần do HĐQT nắm giữ nhưng số lượng nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn đến tham dự khá đông và tỏ ra hết sức quan tâm đến hoạt động của công ty.

Trước giờ Đại hội

Theo tài liệu báo cáo Đại hội của HĐQT, trong năm 2012, Ban quản trị đã hội ý nhiều lần trong nội bộ cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước, đồng thời nói chuyện trực tiếp với một số chuyên gia tài chính quốc gia khác đến từ Ấn Độ, Nhật Bản. Trong đó có một chuyên gia tư vấn Hà Lan đã đến trực tiếp. Họ cùng chung một khuyến cáo rằng môi trường chứng khoán sẽ không tạo cơ hội phát triển về môi giới cho AVS (thậm chí nhiều rủi ro, vì thời điểm 2010 – 2011, mức độ cạnh tranh của thị trường chứng khoán Việt Nam quá cao, các công ty chứng khoán để kéo khách hàng đã triển khai nhiều dịch vụ rủi ro cao như “đòn bẩy – margin hoặc cạnh tranh không lành mạnh) và AVS với bất lợi là người đi sau cũng sẽ không thể tham gia cuộc chạy đua này một cách an toàn.

Cũng theo đó, HĐQT đã xin chấm dứt tư cách thành viên tại hai Sở GDCK cũng như Trung tâm Lưu ký.

Nói về định hướng kinh tế năm 2013, HĐQT của AVS cho rằng, 2013 là năm rất khó khăn với nhiều doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp ngành chứng khoán. Trong bối cảnh thị trường ngày càng khắc nghiệt và kinh tế vĩ mô biến động khó lường, nên HĐQT quyết định xin ý kiến cổ đông thanh lý tài sản, giải thể công ty theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

Để đi đến giải thể, công ty sẽ xin rút các nghiệp vụ môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, lưu ký chứng khoán, tư vấn đầu tư và chỉ giữ lại nghiệp vụ tự doanh nhằm giải quyết danh mục cổ phiếu còn tồn đọng. Sau đó tiến đến hủy niêm yết cổ phiếu. Xây dựng chính sách giải quyết chế độ cho cán bộ CNV khi công ty cơ cấu lại nhân sự để chấm dứt hoạt động kinh doanh tiến đến giải thể công ty.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các thủ tục giải thể công ty sẽ mất nhiều thời gian, do đó hoạt động kinh doanh của công ty vẫn được tiếp tục và HĐQT căn cứ trên mức lãi suất huy động (dự kiến) là 8%, sau khi trừ chi phí mặt bằng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác, AVS có thể đạt lợi nhuận 8 tỷ đồng trong năm 2013.

Trường hợp cổ đông không đồng ý giải thể, HĐQT sẽ theo hướng thu gọn công ty về mảng tự doanh, xem xét khả năng mua văn phòng cho công ty nếu xét thấy hiệu quả hơn đi thuê lại mặt bằng.

Đại hội được tổ chức ngay tại công ty

 

Viết Vinh (Vietstock)

FFN





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ chuỗi Gogi, Manwah… mỗi ngày thu hơn 18 tỷ, đã hoàn tất mua lại The Coffee House

Theo BCTC hợp nhất kiểm toán 2024, CTCP Tập đoàn Golden Gate (GoldenGate) ghi nhận doanh thu tăng tốt nhưng lợi nhuận đi lùi vì các khoản chi phí neo cao.

Trump tung đòn thuế 46%, những doanh nghiệp niêm yết nào sẽ gặp nguy?

Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang đối mặt với thử thách chưa từng có vì đòn thuế quan nặng nề từ Mỹ.

Nam Rạch Chiếc kinh doanh ra sao khi Keppel thoái sạch vốn?

Với việc lỗ sau thuế hơn 33 tỷ đồng trong năm 2024, Công ty Nam Rạch Chiếc, chủ đầu tư dự án Palm City tại TP Thủ Đức, ghi nhận lỗ lũy kế hơn 32 tỷ đồng tính tới...

Hoàng Trúc My - Công ty do cá nhân 19 tuổi thành lập lỗ gần 34 tỷ đồng năm 2024

Công ty TNHH Hoàng Trúc My lỗ sau thuế gần 34 tỷ đồng trong năm 2024, qua đó nâng tổng lỗ lũy kế tại thời điểm 31/12/2024 lên hơn 65 tỷ đồng.

Mùa ĐHĐCĐ 2025: Kế hoạch kinh doanh có xa vời thực tế?

Trong bối cảnh toàn cầu có nhiều biến động phức tạp như hiện nay, việc xây dựng kế hoạch kinh doanh 2025 trở thành bài toán với nhiều ẩn số dành cho các doanh...

Sau năm lãi "tệ", Saigonbank đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 gấp 3 lần 

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, UPCoM: SGB) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2025 với các tờ trình về kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi...

Văn Phú (VPI) thâu tóm một dự án chung cư hơn ngàn tỷ tại quận 7?

Văn Phú vừa mới thâu tóm một doanh nghiệp chỉ đăng ký duy nhất 1 lao động. Đáng chú ý, doanh nghiệp này hiện là chủ đầu tư một dự án khu chung cư vốn hơn 1.2 ngàn...

PVI đặt mục tiêu lợi nhuận thận trọng, dự kiến thấp nhất 5 năm

Theo tài liệu trình ĐHĐCĐ thường niên, CTCP PVI (HNX: PVI) dự kiến lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1,090 tỷ đồng trong năm 2025, giảm 3% so với năm 2024. Đây cũng...

TDC đặt kế hoạch lợi nhuận đi lùi sau năm lãi kỷ lục, muốn vay ngân hàng hơn 400 tỷ

Sau năm 2024 lãi kỷ lục hơn 400 tỷ đồng, CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (HOSE: TDC) đặt kế hoạch kinh doanh 2025 thận trọng với lợi nhuận sau thuế giảm...

VPI trình ĐHĐCĐ đổi tên công ty, mục tiêu lãi sau thuế 2025 tăng 15%

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, ban lãnh đạo CTCP Đầu tư Văn Phú - INVEST (HOSE: VPI) đề xuất kế hoạch kinh doanh 2025 với tổng doanh thu 2,450 tỷ đồng và lãi sau...


Hotline: 0908 16 98 98