Đại gia chứng khoán xin lỗi cổ đông trước giờ giải thể

20/03/2013 10:59
20-03-2013 10:59:03+07:00

Đại gia chứng khoán xin lỗi cổ đông trước giờ giải thể

Trước thềm đại hội cổ đông cuối cùng chiều nay, Chủ tịch Công ty Chứng khoán Âu Việt Đoàn Đức Vịnh chia sẻ với VnExpress sự nuối tiếc cũng như bài học đau đớn rút ra sau 7 năm gắn bó với nghiệp chứng khoán.

Ông Đoàn Đức Vịnh, Chủ tịch Chứng khoán Âu Việt.

- Tâm trạng của ông trước đại hội cổ đông chiều nay thế nào?

- Chứng khoán đã gắn bó với tôi suốt 7 năm trời trong công việc kinh doanh, đời thường, ngôn từ và hành vi cuộc sống. Đưa ra quyết định giải thể Chứng khoán Âu Việt là do các cổ đông lớn, Hội đồng quản trị chúng tôi đã suy nghĩ kỹ, đã quyết và không có đường trở lại. Việc kinh doanh của cá nhân tôi và các thành viên Hội đồng quản trị vẫn còn nhiều liên đới tới chứng khoán. Có cơ hội đầu tư thì sẵn sàng vào cuộc, đó là niềm đam mê của mọi nhà đầu tư.

- Quá trình giải thể hiện được thực hiện đến đâu thưa ông ?

- Lập công ty chứng khoán khó một, đóng cửa công ty lại khó gấp 1.000 lần. Tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại của nhà đầu tư phàn nàn về việc chậm trễ tiến hành giải thể, khiến họ lo sợ không thu hồi xong vốn. Thực tế chúng tôi phải thực hiện rất nhiều công đoạn mới giải thể được, chẳng hạn tất toán tài khoản, giải quyết công nợ, thanh lý tài sản, hợp đồng tư vấn và quản lý sổ cổ đông, quyết toán thuế, chưa kể còn phải đóng gói hồ sơ lưu trữ 15 năm. Những việc này hoàn tất xong mới tính đến chuyện chia tài sản.

Tôi xin phép thay mặt công ty gửi lời xin lỗi tới cổ đông vì không làm tròn bổn phận chủ tịch của một công ty chứng khoán. Để công ty thua lỗ nhiều năm, kinh doanh không hiệu quả, nhưng trong bài toán khó này, lời giải của chúng tôi là giải thể càng sớm càng tốt, chắc là đáp số ngắn nhất.

- Sau giải thể công ty, quyền lợi của cổ đông sẽ được giải quyết ra sao?

- Công ty còn khoảng 1.000 cổ đông, trong đó 30 người nằm trong Hội đồng quản trị và nhân viên, chiếm 90% cổ phần. Gần 900 cổ đông nhỏ lẻ ở khắp miền của đất nước, chủ yếu ở Hà Nội, Thái Bình, Quảng Ninh, và các tỉnh phía Bắc, chiếm chưa tới 10% cổ phiếu niêm yết, mỗi cổ đông nắm giữ vài trăm cổ phiếu.

Chúng tôi đã gửi thư, email, đăng website công ty, gọi điện thoại và thông qua các cơ quan truyền thông về việc ngày 20/3/2013 tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2013 có một số nội dung đặc biệt quan trọng như hủy niêm yết cổ phiếu và tiến tới giải thể công ty. Rất nhiều cổ đông phần vì giữ ít cổ phiếu, phần vì nay đã từ giã sân chơi chứng khoán đi làm công việc khác, quên mất mình là cổ đông của Chứng khoán Âu Việt. Mọi quyền lợi của cổ đông vẫn được giải quyết theo trình tự mà đại hội sắp tới vạch ra.

- Vậy còn nhân viên công ty, họ sẽ làm gì sau khi Âu Việt giải thể?

- Từ năm 2010, Chứng khoán Âu Việt đã định hướng sẽ thu gọn hoạt động kinh doanh cho tới thời điểm đại hội cổ đông 2013. Công ty đưa ra quyết định tổ chức đại hội xin ý kiến hủy niêm yết trên sàn Hà Nội và tiến tới giải thể doanh nghiệp.

Từ lúc công ty có gần 120 nhân sự cho tới thời điểm này còn trên 10 nhân sự, chủ yếu tập trung ở mảng tự doanh và kế toán. Các quyền lợi cho nhân viên đều được giải quyết theo đúng luật lao động, mọi việc diễn ra suôn sẻ không có tranh chấp.

Mỗi nhân viên trước khi nghỉ việc tại Chứng khoán Âu Việt hầu như đã được sắp xếp làm việc ở các đơn vị khác như công ty chứng khoán, ngân hàng và một số doanh nghiệp là đối tác của Âu Việt. Nói chung kẻ đi người ở lại, công ty đã giải thể sau bao năm gắn bó thì sao mà vui được. Tuy nhiên nhân viên Âu Việt cũng không quá buồn vì trong mỗi con người đều có hình ảnh, kỷ niệm của những năm gắn bó với thị trường, với khách hàng, vui có và buồn có. Họ coi Âu Việt là gia đình thứ 2 của mỗi người.

- Với bản thân, ông dự định sẽ làm gì sau khi công ty giải thể?

- Vì quá trình giải thể công ty mới bắt đầu, tôi chưa thể nói sẽ có những dự định gì tiếp theo. Tuy nhiên tài chính và bất động sản vẫn là 2 lĩnh vực tôi gắn bó và sẽ lưu tâm nhiều. Sau Âu Việt, tôi cũng rút ra rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Muốn đầu tư vào lĩnh vực nào trước tiên phải hiểu sâu sắc, phải có chuyên môn, phải có nguồn tài chính vững mạnh và quan trọng nhất là phải biết dừng lòng tham.

Sau 7 năm, tôi thấy rằng để làm được chứng khoán, cần có khả năng phân tích được vĩ mô, vi mô, đưa ra chiến lược đầu tư cho công ty thì cũng phải biết cắt lỗ. Chính vì tham mà không cắt lỗ, dẫn đến nhiều nhà đầu tư cũng chung thuyền như chúng tôi. Tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam mới ở giai đoạn đầu, quy mô còn nhỏ so với tiềm năng phát triển nền kinh tế và có những giai đoạn lên -xuống, cơ hội chắc chắn còn rất nhiều cho những ai biết nắm bắt.

Tường Vi

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giai đoạn 2 vụ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan được giảm án còn 30 năm tù

Giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát, bị HĐXX sơ thẩm tuyên phạt mức án tù chung thân, bà Trương Mỹ Lan kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và vừa được HĐXX cấp phúc thẩm...

MIC công bố ông Trần Minh Đạt đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT

Căn cứ quyết định chuẩn y của Bộ Tài chính, Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIC, HOSE: MIG) chính thức công bố ông Trần Minh Đạt đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT trong...

Thành viên HĐQT ST8 xin từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ

CTCP Tập đoàn ST8 (HOSE: ST8) thông báo nhận được đơn từ nhiệm Thành viên HĐQT độc lập của ông Nguyễn Đức Ngọc, với lý do có định hướng công việc cá nhân mới nên...

VietABank bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Trọng làm Tổng Giám đốc

HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, UPCoM: VAB) thông báo bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Trọng - Quyền Tổng Giám đốc giữ chức vụ Tổng Giám đốc kể từ ngày 17/04, với...

Khi lãnh đạo ngoại rút khỏi doanh nghiệp

Nhiều lãnh đạo cấp cao người nước ngoài rời khỏi các công ty niêm yết ngay trước kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025. Động thái này xuất phát từ nguyện vọng cá nhân...

Chủ tịch PAN Group Nguyễn Duy Hưng: Đừng sợ thưởng cao nếu Công ty đang làm ăn hiệu quả

Người đứng đầu PAN Group Nguyễn Duy Hưng thẳng thắn chia sẻ quan điểm về chính sách đãi ngộ cho người lao động và ban điều hành. Ông nói: "Tôi càng thích khi phần...

Loại Chủ tịch và Phó Chủ tịch, 2 người mới từ Tập đoàn Thành Công được đề cử vào HĐQT PGBank

Danh sách ứng viên HĐQT PGBank mới không có tên của Chủ tịch HĐQT Phạm Mạnh Thắng và Phó Chủ tịch Đào Phong Trúc Đại. Trong khi đó, các ứng viên mới xuất hiện là...

Ông Đặng Hồng Anh xin từ chức Phó Chủ tịch TTC Land trước thềm ĐHĐCĐ

Một lần nữa, HĐQT TTC Land lại xáo trộn trước thềm ĐHĐCĐ thường niên. Sau sự ra đi của bà Huỳnh Bích Ngọc vào năm ngoái thì sau 1 năm, đến lượt con trai bà, ông...

Hai ứng viên vào HĐQT Vinamilk

Ngày 11/04, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) công bố danh sách 2 ứng viên vào HĐQT nhiệm kỳ 2022-2026. Cả hai đều là đại diện của cổ đông lớn tại Vinamilk...

"Thuyền trưởng" bền bỉ: Lợi thế hay rủi ro trong kỷ nguyên biến động?

Giữa "cơn lốc" biến động thị trường và làn sóng thay đổi nhân sự, nhiều doanh nghiệp Việt có bộ máy lãnh đạo cấp cao "bất biến" suốt hơn 1 thập niên. Liệu sự ổn...


TIN CHÍNH

Cổ tức tuần 21-25/04: Một doanh nghiệp chốt quyền trả gần 1.5 ngàn tỷ đồng

Cổ tức tuần 21-25/04: Một doanh nghiệp chốt quyền trả gần 1.5 ngàn tỷ đồng

Khác với các tuần gần đây, giai đoạn từ 21-25/04/2025 chứng kiến nhiều doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức hơn. Tổng cộng có 14 doanh nghiệp chốt quyền chi trả, trong đó cao nhất là 30%, tức cổ đông nắm 1 cp nhận được 3,000 đồng.




Hotline: 0908 16 98 98