Tổng giám đốc ACBS: TTCK sẽ không tích cực như nhiều chuyên gia mong đợi

19/06/2013 09:07
19-06-2013 09:07:14+07:00

Tổng giám đốc ACBS: TTCK sẽ không tích cực như nhiều chuyên gia mong đợi

“TTCK Việt Nam không được tích cực như nhiều chuyên gia của các công ty chứng khoán khác mong đợi. Kết thúc tháng 6, VN-Index sẽ trong khoảng 500 điểm, và trong 6 tháng tới cũng sẽ dao động trong vùng 480-530”, ông Phạm Phú Khôi - Tổng giám đốc của Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) nhận định.

Ông Phạm Phú Khôi - Tổng giám đốc của Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS)

Là đơn vị hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực chứng khoán, ông có thể chia sẻ mối quan tâm hiện nay của các nhà đầu tư (NĐT) là gì?

Mối quan tâm lớn nhất của các NĐT trong nước là kênh đầu tư nào sẽ mang lại hiệu quả cao nhất năm nay: tiết kiệm, vàng, ngoại tệ, bất động sản hay chứng khoán.

Những kênh đầu tư quen thuộc của NĐT trong nước đã không còn hấp dẫn. Cụ thể, kênh gửi tiết kiệm mất sức hút khi lãi suất ngân hàng giảm mạnh 3 tháng qua từ 11% xuống 7.5%; trong khi giá vàng thế giới giảm 25% và mức chênh lệch giữa giá trong nước với giá ngoài nước lên đến 6 triệu đồng cũng làm cho giới đầu tư ở thị trường này buộc phải cắt giảm tỷ trọng.

Đối với kênh đầu tư ngoại tệ, lãi suất USD thấp và không đổi ở mức 2% cộng với tỷ giá ổn định; BĐS đối mặt số lượng hàng tồn kho kỷ lục trong bối cảnh kinh tế khó khăn đã làm giảm cầu đáng kể. Vì vậy, kênh đầu tư chứng khoán trở nên hấp dẫn hơn tuy tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài đến TTCK VN chính là tình hình kinh tế vĩ mô. Trong khi khối ngoại tập trung vào một số mã nhất định, room cho khối ngoại của các mã đó thường đều ở “max limit” nên việc nới room cho khối ngoại là vấn đề hết sức quan trọng.

Vậy theo ông, kênh đầu tư nào là hiệu quả nhất? Và vì sao?

Hiện nay, trên thị trường trái phiếu tại Việt Nam thì trái phiếu chính phủ (TPCP) chiếm đa phần trong khi thị phần dành cho trái phiếu doanh nghiệp rất ít và khối lượng nhỏ.

Có thể thấy, thị trường trái phiếu từ trước tới nay đều tập trung dành cho nhà đầu tư có tổ chức (ngân hàng, quỹ...). Đây là thị trường mới mẻ đối với NĐT cá nhân tại Việt Nam nhưng rất phổ biến tại các thị trường khu vực. Các doanh nghiệp cần tiếp cận khối khách hàng bán lẻ để phát hành trái phiếu, và các NĐT cần nghiên cứu kênh đầu tư này.

Điều này còn đảm bảo nguồn thu ổn định (fixed income) và nếu biết chọn doanh nghiệp kinh doanh tốt, phát triển nhanh thì lợi suất đầu tư cũng sẽ rất cao, không kém phần cổ phiếu. Trong hoàn cảnh kinh tế phát triển chậm, tại các thị trường phát triển, thị trường trái phiếu bao giờ cũng có lợi suất cao hơn thị trường cổ phiếu.

Ông dự báo như thế nào về xu hướng TTCK trong tháng 6 và 6 tháng cuối năm 2013? Yếu tố nào sẽ chi phối TTCK trong giai đoạn này?

Tôi đánh giá TTCK Việt Nam không được tích cực như nhiều chuyên gia của các công ty chứng khoán khác. Kết thúc tháng 6, VN-Index sẽ trong khoảng 500, và trong 6 tháng tới cũng sẽ dao động trong vùng 480-530.

Những tin tức tích cực của nền kinh tế Việt Nam năm nay như xuất siêu quý 1 và lạm phát ổn định ở mức thấp đã được tính vào giá ngày hôm nay. Tất cả các vấn đề cần giải quyết của nền kinh tế từ quý 4/2012 đến nay vẫn còn nguyên, đặc biệt là vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Con số thống kê nợ xấu nhảy từ 12% xuống 8.6% rồi đến nay ở dưới 6%. Điều này làm mất lòng tin của nhà đầu tư nói chung vào độ chuẩn xác và tính minh bạch của báo cáo kế toán.

Về đề án VAMC, việc thông qua tổ chức này để mua lại nợ xấu theo nhiều hình thức khác nhau tạo nhiều phức tạp trong triển khai. Việc bơm tiền gián tiếp vào hệ thống ngân hàng thông qua OMO đối với trái phiếu của VAMC sẽ chỉ giúp các ngân hàng yếu kém thoát hiểm họa vỡ nợ tạm thời. Trong thực tế, tiền ứ đọng trong hệ thống ngân hàng rất nhiều khiến mặt bằng lãi suất liên ngân hàng về mức 1% cho kỳ hạn qua đêm và 2% cho kỳ hạn 1 tháng.

Tình trạng này đã tồn tại 2 tháng nay, chứng tỏ nền kinh tế không có khả năng hấp thụ vốn từ hệ thồng ngân hàng. Việc bơm thêm tiền vào hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục làm giảm mặt bằng lãi suất nhưng nếu kinh tế không phát triển, nó sẽ không có tác dụng. Hiện tượng này có tên là "bẫy của cung tiền" (liquidity trap).

Nhật Bản đã rơi vào tình trạng đó từ những năm 90 và đến nay vẫn chưa thoát ra được. Với Việt Nam, nếu không thận trọng trong cung tiền sẽ cũng lâm vào cảnh tương tự. Có thể thấy trước các ngân hàng lớn vẫn sẽ đạt lãi cao năm nay và một phần lớn là lãi từ hoạt động ngân quỹ - đầu tư vào trái phiếu chính phủ (TPCP). Lãi suất TPCP 5 năm giảm từ 11% xuống 7.4% trong 6 tháng qua, mang lại lợi nhuân 17.5% cho nhà đầu tư.

Bối cảnh quốc tế cũng không thuận lợi cho TTCK Việt Nam. Đã có thời điểm NĐT từ Nhật Bản quan tâm đặc biệt đến thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, năm nay mối quan tâm đã không còn nhiều, do TTCK Nhật phục hồi rất mạnh mẽ, tăng 50% trong 5 tháng. Ngoài ra, Myanma đang thu hút một lượng đáng kể FDI từ Nhật. Chúng tôi cho rằng với xu hướng chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc qua Việt nam sẽ tiếp tục và hi vọng sẽ giúp cho kinh tế Việt Nam giảm bớt khó khăn.

Theo ông, nhóm cổ phiếu nào NĐT nên quan tâm với thời điểm này?

Theo ý kiến của chúng tôi, nhóm cổ phiếu hàng tiêu dùng như VNM, các công ty trong tập đoàn Petrovietnam (PVN) vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng và mang lại lợi nhuận ổn định.

Ông có lời khuyên gì cho NĐT trong nước hạn chế những rủi ro trước những hoạt động đầu cơ, lũng đoạn của khối ngoại trên TTCK VN không?

Các nhà đầu tư ngoại có nguồn vốn đầu tư lớn nên mỗi lần mua hoặc bán đều sẽ có ảnh hưởng nhất định tới thị trường. Kinh nghiệm đã thấy đầu tư lướt sóng tiềm ẩn rủi ro rất lớn và nhiều nhà đầu tư đã thất bại. Nếu không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp như các giám đốc đầu tư của các quỹ thì việc đầu tư ngắn hạn là không nên, và nên có nguồn vốn dài hạn để đầu tư dài hạn.

Việc lựa chọn chứng khoán đầu tư là một khoa học. Nhà đầu tư cần trang bị những hiểu biết nhất định về phân tích tài chính và có nhân viên tư vấn chuyên nghiệp giúp chọn lựa chứng khoán. Trung tâm phân tích của ACBS cũng như các CTCK khác đều có các chuyên gia chuyên theo dõi các công ty niêm yết lớn, thường xuyên cập nhật tình hình kinh doanh của các công ty đó để giúp các nhà đầu tư đưa ra các nhận định đúng đắn.

Cảm ơn ông!

Sanh Tín thực hiện

Infonet







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

UOB: Tỷ giá USD/VND có thể lên 25,600 đồng trong quý 2/2024 và suy yếu

Theo Báo cáo dự báo tỷ giá và ngoại hối toàn cầu mới nhất của Bộ phận Nghiên cứu Thị trường & Kinh tế Toàn cầu của UOB cập nhật ngày 03/05/2024, UOB kỳ vọng VNĐ sẽ...

Góc nhìn 03/05: Rủi ro đảo chiều tại ngưỡng 1,220 điểm?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index cần thêm thời gian tích lũy trước khi tiến lên vùng điểm mới, còn ở thời điểm hiện tại, chỉ số có rủi ro đảo chiều...

Cổ phiếu ngành bán lẻ kỳ vọng bứt tốc?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan DGW khi tìm ra được thêm động lực tăng trưởng mới đến từ lĩnh vực cung cấp thiết bị bảo hộ lao động; mua FRT với...

Góc nhìn tuần 02-03/05: Tạo thêm một đáy tiếp theo?

Trong kịch bản cơ sở, SSV cho rằng thị trường có thể sẽ tạo thêm một đáy tiếp theo trước khi quay lại xu hướng tăng. 

VinaCapital: Lãi suất tiền gửi có thể tăng 100 điểm cơ bản vào cuối 2024, nhưng không tác động lớn TTCK

Ông Michael Kokalari, CFA - Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital, gần đây có bài phân tích với nhan đề "Vàng, đô la Mỹ và lãi...

Góc nhìn 26/04: Cần thêm thời gian tạo đáy?

Theo DAS, nhà đầu tư giảm nhịp độ giao dịch khi thị trường sẽ có kỳ nghỉ dài và không có tin tức nổi bật. VN-Index cần thêm thời gian tạo đáy và tích lũy trước khi...

Góc nhìn 25/04: Nên giao dịch cẩn trọng

VDS khuyến nghị nhà đầu tư cần tránh mua đuổi và giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá lại trạng thái...

Góc nhìn 24/04: Duy trì ngưỡng 1,150-1,180?

TPS nhận định phiên giảm điểm ngày 23/04 không ảnh hưởng nhiều đến xu thế của VN-Index trong ngắn hạn. Thị trường được kỳ vọng có thể tạo vùng nền tích lũy quanh...

Góc nhìn 23/04: VN-Index có nhiều khả năng điều chỉnh ngắn hạn

Một số công ty chứng khoán (CTCK) đánh giá xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index theo chiều hướng tiêu cực, các nhà đầu tư nên cẩn trọng, chốt lời hoặc cơ cấu danh...

Có nên đầu tư PNJ, BWE và IDI?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan PNJ trên cơ sở chiếm lĩnh thị phần, cải thiện biên lợi nhuận gộp; tăng tỷ trọng BWE nhờ thúc đẩy tăng trưởng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98