Kho trữ cà phê: Hạn chế rủi ro cho nông dân!

19/04/2014 14:07
19-04-2014 14:07:22+07:00

Kho trữ cà phê: Hạn chế rủi ro cho nông dân!

Thời gian qua, lợi dụng kẽ hở trong quản lý tín dụng, hoạt động sản xuất kinh doanh cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên đã bị một số doanh nghiệp (DN) và đại lý kinh doanh lũng đoạn với việc mua bán, thế chấp lòng vòng dẫn đến tình trạng vỡ nợ, “chết” dây chuyền.

Thực trạng trên bắt đầu từ việc đa số người nông dân trồng cà phê thiếu kinh phí đầu tư (42-50 triệu đồng/ha) nên hầu hết các hộ dân phải nhờ cậy vào nguồn vốn tạm ứng từ các đại lý thu mua cà phê đóng trên địa bàn xã, huyện. Các đại lý cà phê này cung ứng cho bà con vốn hoặc vật tư đầu vào, khi đến vụ thu hoạch thì người dân trừ nợ bằng cách vận chuyển cà phê đến kho trả nợ. Cách thức hợp tác đó mặc dù hết sức đơn giản và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng đa số các hộ trồng cà phê tại Tây Nguyên không còn cách nào khác, vì thiếu vốn chăm bón và thu hái.

Trong khi đó, hiện tượng vỡ nợ dây chuyền do các đại lý làm ăn thua lỗ xảy ra phổ biến. Mỗi năm ở các tỉnh Tây Nguyên có hàng trăm vụ đại lý vỡ nợ, bỏ trốn, kéo theo đó là cảnh nhiều gia đình nông dân đang êm ấm có thể trở thành kẻ không nhà. Gần đây nhất là vụ việc vỡ nợ của Công ty TNHH thương mại Thái Bình Krông Búk (Đắk Lắk) với việc chiếm đoạt nhiều tấn cà phê của hàng trăm hộ dân tại địa phương này.

Để hạn chế rủi ro cho người dân, Ngân hàng HDBank đã đầu tư một hệ thống kho trữ lớn tại các huyện thuộc TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Theo ông Lê Thành Trung, Phó TGĐ HDBank, tham gia dịch vụ ký gửi cà phê tại hệ thống kho của HDBank tất cả các khách hàng bao gồm DN, cá nhân, hộ kinh doanh cà phê chỉ cần chuyển cà phê nhân tới địa điểm kho sẽ được ngân hàng cho vay vốn bằng VND hoặc USD với giá trị tối đa bằng 80% giá trị lô hàng trong thời hạn 6 tháng. Kho hàng do HDBank quản lý đảm bảo an toàn tuyệt đối, khách hàng hoàn toàn chủ động việc bán hàng hoặc được HDBank hỗ trợ giới thiệu người mua để có giá bán cao nhất.

Hiện đã có khoảng 100 khách hàng là DN kinh doanh vừa và nhỏ, một số cá nhân ở các huyện trồng cà phê trọng điểm của hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đã tham gia dịch vụ cho vay cầm cố cà phê thành phẩm của HDBank.

Đánh giá về hoạt động trên, ông Phan Ngọc Dương- Giám đốc Công ty TNHH Khơi Nguồn (Đắk Mil-Đắk Nông)- cho rằng, đây là cách làm mới, giúp ngân hàng có thể “nắm đằng chuôi”. Nguyên nhân là do đa số các DN cà phê để có hàng hóa đáp ứng các đơn hàng lớn đều phải mua gom từ nhiều đại lý và các DN khác. Việc mua bán cà phê ở nhiều địa phương diễn ra đơn giản, thậm chí khi không có nguồn hàng các DN tranh mua cà phê chỉ cần hợp đồng bằng miệng với nhau. Khi có một số đại lý hoặc DN gian dối trong việc bán hàng, đem cùng một lượng cà phê trong kho bán khống cho nhiều DN khác thì sẽ dẫn tới tình trạng vỡ nợ dây chuyền. Người dân ký gửi cà phê cho đại lý bị xù nợ, trong khi bản thân DN mua cà phê và ngân hàng cho vay cũng chịu vạ lây vì lượng hàng hóa thế chấp chỉ là hàng hóa ảo.

Còn theo ông Phạm Hoài Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư và Thương mại Thành Phát (Đắk Lắk), với cách làm này nếu các ngân hàng chủ động đơn giản hóa thủ tục thế chấp và mở rộng được quy mô kho trữ về các địa phương vùng sâu vùng xa thì có thể sẽ có được lượng hàng thế chấp lớn từ nông dân. Bởi từ trước đến nay, đa số các hộ trồng cà phê đều phải tạm ứng tiền từ các DN và đại lý để mua phân bón, xăng dầu từ đầu vụ. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều vụ ĐL xù nợ, bỏ trốn khiến lòng tin vào DN, đại lý không cao. Vì thế nếu ngân hàng chấp nhận cho ký gửi để vay tiền sản xuất thì người dân có thêm đầu mối để xoay trở.

Mai Ca

Công Thương



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngành sắn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2023

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dự kiến đến năm 2030 diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững đạt 50%. Kim ngạch xuất khẩu sắn và...

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98