Ông Trần Anh Thắng (OCS): Giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức 50% khi VN-Index vào vùng 590-600 điểm

21/07/2014 13:09
21-07-2014 13:09:49+07:00

Ông Trần Anh Thắng (OCS): Giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức 50% khi VN-Index vào vùng 590-600 điểm

“Quý 3, thị trường chứng khoán sẽ chưa có nhiều cơ hội đầu tư với kỳ vọng lợi nhuận cao trong khi rủi ro thua lỗ đáng kể khi chỉ số đi từ biên trên 590-600 điểm về biên dưới 560-570 điểm. Nhà đầu tư nên giảm dần tỷ trọng cổ phiếu về mức 50% khi chỉ số VN-Index vào vùng 590-600 điểm và gia tăng dần tỷ trọng cổ phiếu lên 75% khi chỉ số quay xuống biên dưới 560-575 điểm”.

Trên đây là nhận định của ông Trần Anh Thắng - Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư của CTCK Đại Dương (OCS). Ông Thắng cho biết, quý 3 đã khởi đầu được hai tuần với xu thế đi ngang và tăng nhẹ. Cả hai chỉ số hồi phục về mức điểm trước khi xảy ra sự kiện biển Đông. Sự kiện giàn khoan HD-981 đã có dấu hiệu lắng xuống nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro lớn khi căng thẳng leo thang trở lại. Khi quan hệ thương mại giữa 2 nước suy giảm sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế và cả thị trường chứng khoán. Do đó quý 3 này chưa thể kỳ vọng một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán (TTCK) như giai đoạn đầu năm 2014. Chỉ số VN-Index sẽ có thể dao động trong biên độ 560-600 điểm.

Vĩ mô hồi phục nhẹ

Về tình hình kinh tế vĩ mô, ông Thắng cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục ghi nhận những bước tiến nhất định khi các chính sách bình ổn vĩ mô phát huy hiệu quả. Tăng trưởng GDP đạt 5.18%, trong đó quý 1 đạt 5.07%, quý 2 đạt 5.3%. Hoạt động xuất khẩu được cải thiện nhờ đóng góp từ khối FDI: xuất siêu đạt 1.3 tỷ USD, trong đó kim ngạch nhập khẩu đạt 70 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 71 tỷ USD. Lạm phát được khống chế hiệu quả ở mức tăng 4.98% so với cùng kỳ năm ngoái, lạm phát từ đầu năm đến nay là 1.38%, mức thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây. Lĩnh vực sản xuất tiếp tục được cải thiện khi chỉ số PMI ghi nhận tháng thứ 10 liên tiếp đạt trên 50 điểm. Các yếu tố vĩ mô cho thấy bối cảnh kinh tế chung đã thoát đáy và có sự phục hồi nhẹ. Ông Thắng cho rằng trong 6 tháng cuối năm 2014, một số yếu tố vĩ mô có thể tác động tới thị trường gồm:

Tín dụng: Tính đến cuối tháng 6/2014, tín dụng mới chỉ tăng 3.52% so với cuối năm 2013 (cùng kỳ năm ngoái tín dụng tăng 4.5%). Tuy nhiên, theo quy luật tín dụng cuối năm thường tăng gấp đôi so với đầu năm. Thêm vào đó, nợ xấu cũng sẽ là vấn đề trọng tâm mà NHNN tìm cách giải quyết trong cuối năm 2014. Nếu mức tăng trưởng tín dụng cả năm đạt trên 10% như Thống đốc NHNN khẳng định thì 6 tháng cuối năm sẽ có một lượng vốn lớn được cung cấp ra thị trường. Đây sẽ là một tín hiệu tích cực đối với thị trường chứng khoán trong nửa cuối năm 2014.

Kiều hối: Kiều hối vào Việt Nam trong các năm gần đây tăng trung bình 10%/năm. Năm 2010 đạt gần 9 tỷ USD, năm 2011 là trên 9 tỷ USD, năm 2012 đạt hơn 10 tỷ, và năm 2013 con số này đã tăng lên 11 tỷ USD. Như vậy, trong năm 2014 chúng ta cũng hứa hẹn lượng kiều hối về Việt Nam tiếp tục ở mức cao, và đây sẽ là dòng tiền mạnh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đặc điểm kiều hối thường về nhiều vào cuối năm, do đó dòng vốn cuối năm 2014 từ kiều hối sẽ giúp tăng thanh khoản hơn cho thị trường bất động sản và chứng khoán.

Hiệp định TPP: Đầu năm nay, nhà đầu tư nhắc nhiều tới sự kiện nới room và sự kiện Việt Nam gia nhập TPP. Hiện hai vấn đề này vẫn để ngỏ thời gian chắc chắn thực hiện. Tuy nhiên, kỳ vọng cuối năm nay, thông tin cụ thể hơn về thời gian thực hiện hai sự kiện này sẽ rõ ràng hơn, qua đó góp phần tích cực hỗ trợ thị trường trong 6 tháng cuối năm.

Xu hướng dòng tiền sẽ vận động mạnh từ cuối quý 3

Về xu hướng dòng tiền, theo ông Thắng, dòng tiền đang tỏ ra khá dè dặt trong giai đoạn phục hồi vừa qua. Dòng tiền lớn trong nước vẫn tỏ ra e ngại trước yếu tố bất định về mối quan hệ Việt-Trung. Dòng tiền từ khối ngoại cũng đang có dấu hiệu chững lại khi động thái bán ròng trên vùng VN-Index 580 điểm đang diễn ra. Đáng lưu ý là hoạt động IPO và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: trong tháng 7 các đợt IPO của Vinatex, Vocarimex đã hút khoảng 2,000 tỷ đồng và vẫn còn một loạt tập đoàn lớn sẽ IPO trong thời gian tới như VietnamAirlines, Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam,… sẽ khiến dòng tiền bị phân tán.

Xu hướng dòng tiền có thể vận động mạnh mẽ hơn từ cuối quý 3 đến cuối năm cùng với sự cải thiện từng bước của kinh tế vĩ mô cùng với đó những thông tin hỗ trợ thị trường như mở room khối ngoại, hiệp ước thương mại TPP sẽ có những bước tiến mới tích cực hơn. Nhà đầu tư có thể kỳ vọng về một chu kỳ đầu tư hiệu quả trong quý 4 năm nay.

Ông Thắng cũng dự báo thị trường chứng khoán quý 3/2014 sẽ chưa có nhiều cơ hội đầu tư với kỳ vọng lợi nhuận cao trong khi rủi ro thua lỗ khá đáng kể khi chỉ số đi từ biên trên 590-600 điểm về biên dưới 560-570 điểm. Do đó nhà đầu tư nên giảm dần tỷ trọng cổ phiếu về mức 50% khi chỉ số VN-Index vào vùng 590-600 điểm với ưu tiên dành cho nhóm cổ phiếu bluechips như GAS, PPC… Gia tăng dần tỷ trọng cổ phiếu lên 75% khi chỉ số quay xuống biên dưới 560-575 điểm.

Trong quý 4, khi yếu tố dòng tiền khởi sắc trở lại với mức thanh khoản trung bình trên 2 sàn tăng lên mức 2,500 tỷ/phiên thì nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng cổ phiếu lên mức cao 100% và mở rộng danh mục với phân bổ 60% cổ phiếu tăng trưởng và 40% danh mục vào nhóm cổ phiếu đầu cơ để tối đa hóa lợi nhuận.

Tâm điểm dầu khí, chứng khoán và dệt may

Một số ngành được ông Thắng đánh giá khả quan gồm: bất động sản, dầu khí, chứng khoán và dệt may. Trong đó, ông đưa khuyến nghị xem xét giải ngân cụ thể như sau:

Bất động sản: Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu chạm đáy và xuất hiện một vài tín hiệu cho thấy thanh khoản tăng, tồn kho giảm. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành có thể khả quan hơn trong 6 tháng cuối năm nhờ những nhân tố hỗ trợ: Luật Đất đai 2013 bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7 với những quy định mới như mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất; dự thảo nới lỏng điều kiện sở hữu bất động sản cho người nước ngoài và Việt kiều. Mã đáng chú ý: HDG, DXG, SJS, DIG, NBB.

Dầu khí: Trong 6 tháng cuối năm, ngành dầu khí kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ nhu cầu khai thác dầu thô tăng lên ở các nước châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Mã đáng chú ý: PVD, PXS, PVS, PGS, GAS.

Chứng khoán: Các công ty chứng khoán đang được hưởng lợi nhờ thanh khoản thị trường đang có những bước tiến tích cực. Các chính sách hỗ trợ thị trường như nới room, nhóm giải pháp hỗ trợ thanh khoản, triển khai các sản phẩm mới như quỹ ETF, nhóm các giải pháp về tái cấu trúc thị trường sẽ tiếp tục là động lực từng bước giúp các công ty chứng khoán tăng trưởng tốt hơn. Mã đáng chú ý: HCM, SSI, VND.

Dệt may: Doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may niêm yết hầu hết đều tăng trưởng tốt, lượng đơn hàng của các doanh nghiệp được duy trì tốt và ổn định. Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang trong tiến trình đàm phán, nếu thành công sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho ngành này. Mã đáng chú ý: TCM, KMR.

Duy Hoàng







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (17)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 26/04: Cần thêm thời gian tạo đáy?

Theo DAS, nhà đầu tư giảm nhịp độ giao dịch khi thị trường sẽ có kỳ nghỉ dài và không có tin tức nổi bật. VN-Index cần thêm thời gian tạo đáy và tích lũy trước khi...

Góc nhìn 25/04: Nên giao dịch cẩn trọng

VDS khuyến nghị nhà đầu tư cần tránh mua đuổi và giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá lại trạng thái...

Góc nhìn 24/04: Duy trì ngưỡng 1,150-1,180?

TPS nhận định phiên giảm điểm ngày 23/04 không ảnh hưởng nhiều đến xu thế của VN-Index trong ngắn hạn. Thị trường được kỳ vọng có thể tạo vùng nền tích lũy quanh...

Góc nhìn 23/04: VN-Index có nhiều khả năng điều chỉnh ngắn hạn

Một số công ty chứng khoán (CTCK) đánh giá xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index theo chiều hướng tiêu cực, các nhà đầu tư nên cẩn trọng, chốt lời hoặc cơ cấu danh...

Có nên đầu tư PNJ, BWE và IDI?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan PNJ trên cơ sở chiếm lĩnh thị phần, cải thiện biên lợi nhuận gộp; tăng tỷ trọng BWE nhờ thúc đẩy tăng trưởng...

Góc nhìn tuần 22 - 26/04: Giằng co quanh 1,175

Các công ty chứng khoán dư báo VN-Index sẽ tiếp tục giằng co quanh ngưỡng 1,175. Trong trường hợp thủng ngưỡng này, chỉ số có thể giảm về ngưỡng hỗ trợ 1,150.

VN-Index chưa có dấu hiệu ngừng giảm?

Thị trường chứng khoán giảm điểm do phản ứng trước nhiều thông tin không mấy tích cực. Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên tận dụng những nhịp hồi để hạ tỷ...

Góc nhìn 19/04: Phụ thuộc vào lực bắt đáy tại ngưỡng 1,190

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn trong bối cảnh tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át. Diễn biến của thị trường sẽ...

Chuyên gia Dragon Capital nhận định thị trường khó giảm tới 20%

Ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Khối đầu tư Dragon Capital đưa ra nhận định thị trường khó giảm tới 20% trong sự kiện Investor Day quý 1/2024 do Dragon Capital tổ chức...

Áp dụng IFRS tạo tiền đề để Việt Nam nâng hạng thị trường chứng khoán

Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế là một thông lệ tốt trên thế giới, việc áp dụng sẽ giúp Việt Nam cải thiện chất lượng báo cáo tài chính, nâng cao tính minh bạch...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98